Cánh báo nguy hiểm khi bà bầu bị thiểu ối và đa ối

Rate this post

Biết được chỉ số nước ối bình thường, bất thường sẽ giúp mẹ hiểu hơn về thai kỳ của mình, từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong cách sinh hoạt, ăn uống.

Bạn đang đọc: Cánh báo nguy hiểm khi bà bầu bị thiểu ối và đa ối

Tìm hiểu thêm: Vì sao nằm ngửa khi mang thai lại là điều cấm kỵ đối với bà bầu?

Cánh báo nguy hiểm khi bà bầu bị thiểu ối và đa ối

>>>>>Xem thêm: Tiêm vắc xin trong thai kỳ: Những điều mẹ cần biết

Dù thiểu ối hay đa ối, mẹ bầu vẫn cần uống nhiều nước trong thai kỳ.

Nước ối là chất dịch trong, được sản sinh ra do thai nhi, màng ối và tuần hoàn máu mẹ. Đây là môi trường lý tưởng tạo điều kiện cho thai nhi phát triển trong suốt 9 tháng 10 ngày. Bởi thế mà trong siêu âm thai định kỳ, các bác sỹ luôn đo chỉ số nước ối (AFI) để đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi. Biết được chỉ số nước ối bình thường, bất thường sẽ giúp mẹ hiểu hơn về thai kỳ của mình, từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong cách sinh hoạt, ăn uống.

Nước ối được đo như thế nào

Chỉ số nước ối (ký hiệu là AFI) được đo trong quá trình siêu âm thông qua xác định độ sâu của 4 khoang trong tử cung. Chỉ số nước ối bình thường trong khoảng từ 5-25cm. Tuy nhiên không phải lúc nào thai kỳ của mẹ cũng diễn ra suôn sẻ. Mẹ có thể bị đa ối (quá nhiều nước ối) hoặc thiểu ối (quá ít nước ối). Cả hai trường hợp đều nguy hiểm, người mẹ sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ như sảy thai, sinh non, suy thai, dị tật thai nhi…

Thiểu ối là gì?

Thiểu ối được xác định khi không có đủ lượng nước ối bao quanh em bé, khi đó chỉ số AFI nhỏ hơn 5cm. Trong hầu hết các trường hợp, không thể tìm ra nguyên nhân gây thiểu ối. Khi đến tuần thứ 37, bỗng nhiên lượng nước ối giảm đột ngột. Một số nguyên nhân được cho là gây ra thiểu ối như sau:

– Rò rỉ nước ối

– Thai quá ngày

– Thai nhi bị suy thận

– Chức năng nhau thai có vấn đề

– Cơ thể mẹ bị mất nước trầm trọng hoặc mẹ gặp các vấn đề sức khỏe khác như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật.

Thiểu ối càng nặng thì gây ra càng nhiều biến chứng:

– Hạn chế phát triển hệ hô hấp

– Sinh non

– Dị tật tay chân

– Hạn chế tăng trưởng bào thai

– Chèn ép tủy và suy thai

– Thai ngôi mông không thể sinh thường

Thông thường thiểu ối xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Thời điểm này tùy tình hình mà bác sỹ sẽ chỉ định mẹ bầu uống nhiều nước, truyền dịch và thực hiện đo chỉ số AFI thường xuyên. Nếu các xét nghiệm đánh giá không đủ tiêu chuẩn, sẽ đình chỉ thai kỳ.

Đa ối là gì?

Đa ối được chẩn đoán khi có quá nhiều chất lỏng bao quanh thai nhi. Chỉ số AFI nhiều hơn 25cm được xác định là đa ối.

Nguyên nhân gây ra đa ối:

– Mẹ mắc tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ

– Mẹ mang song thai

– Thai nhi gặp vấn đề trong đường ruột khiến thai nhi không thể hấp thụ nước ối

– Thai nhi thải nước tiểu quá nhiều

– Nhau thai bất thường

Những biến chứng liên quan đến đa ối bao gồm sinh non, ngôi thai bất lợi, sa dây rốn, bong nhau thai, mẹ bị băng huyết sau sinh….

Về điều trị, mẹ bầu bị đa ối sẽ được theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe chặt chẽ. Tùy từng trường hợp mà kê thuốc để điều chỉnh lượng nước ối. Đặc biệt dù bị thừa nước ối, mẹ bầu vẫn phải uống nhiều nước hàng ngày.

Theo emdep

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *