Cân nặng thai nhi luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để mẹ theo dõi sự phát triển từng ngày của con. Theo các bác sĩ, thai nhi có cân nặng quá thấp hoặc quá cao so với độ tuổi đều có thể là hậu quả của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Vậy, làm thế nào để mẹ có thể theo dõi cân nặng của con? Blogtretho.edu.vn mời mẹ tham khảo ngay nội dung chia sẻ liên quan ngay dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Cân nặng thai nhi và những điều mẹ nên biết
Contents
1. Cân nặng của thai nhi ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Mẹ có biết, cân nặng của thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể là do:
- Các bệnh lý từ mẹ: Những mẹ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mãn tính như suy tim, suy gan, suy thận, tăng huyết áp hoặc trong quá trình mang thai mẹ bị tiền giản giật, cao huyết áp,… thì thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân. Ngược lại, nếu trong thai kỳ mẹ bị tiểu đường không chỉ gây nguy hiểm mà còn khiến thai to hơn so với cân nặng chuẩn.
- Thai nhi bị dị tật bẩm sinh: Cân nặng của thai nhi phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố chu vi đầu, chu vi bụng và chiều dài xương đùi. Do đó, nếu trong quá trình phát triển, thai nhi gặp bất cứ dị tật gì ảnh hưởng đến các bộ phận này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến cân nặng.
- Bánh nhau, dây rốn bất thường: Bánh nhau và dây rốn là nơi vận chuyển, cung cấp chất dinh dưỡng từ mẹ qua thai nhi, nếu chức năng của các bộ phận này bị suy yếu thì bé sẽ không thu nhận được đủ chất dinh dưỡng từ mẹ, ảnh hưởng tới sự phát triển và trở nên còi cọc.
- Số lượng thai nhi: Những mẹ bầu mang đa thai thì cân nặng của từng bé cũng sẽ nhẹ hơn so với bình thường.
2. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần
Lưu ý: Cân nặng trong Bảng cân nặng thai nhi theo tuần trên đây chỉ là những con số có tính chất trung bình và chỉ mang tính chất tham khảo thêm. Lý do là vì mỗi bé sẽ có sự phát triển riêng biệt và còn tùy vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu như thế nào, cũng như tình trạng sức khỏe của mẹ nữa, nên mẹ đừng quá lo lắng khi cân nặng của bé yêu nhà mình không trùng khớp hoàn toàn với bảng trên.
3. Cân nặng của thai nhi không đạt chuẩn có ảnh hưởng gì?
Cân nặng thai nhi ngoài việc giúp mẹ theo dõi được sự phát triển trong mỗi tuần thai, mà nó còn nói lên được tình hình sức khỏe của con, khi còn trong bụng mẹ và ngay cả khi ra đời. Vậy, khi mức cân nặng của con vượt quá hoặc thấp hơn so với tiêu chuẩn sẽ có ảnh hưởng gì, mẹ hãy cùng tìm hiểu trong mục dưới đây nhé.
3.1 Thai nhi thừa cân có ảnh hưởng gì
Việc thai nhi có số cân nặng vượt quá so với tiêu chuẩn là một trong những nguyên nhân khiến cho việc “vượt cạn” của mẹ trở nên khó khăn và gây ra những tổn thương lớn cho bộ phận sinh dục của mẹ, nguy hiểm hơn là tình trạng vỡ tử cug trong quá trình chuyển dạ sắp sinh . Bên cạnh đó, việc thai nhi thừa cân còn sẽ khiến con đối diện với nguy cơ bị hạ đường huyết, suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt,… Và đặc biệt, nếu không có kế hoạch dinh dưỡng hợp lý hợp lý sau này, con sẽ rất dễ rơi vào tình trạng béo phì cũng những bệnh lý nguy hiểm khác.
Tìm hiểu thêm: 8 lưu ý quan trọng khi mang thai vào mùa đông để bảo vệ sức khỏe cả mẹ lẫn con
3.2 Thai nhi thiếu cân có ảnh hưởng gì?
Đối với những thai nhi có tình trạng nhẹ cân kéo dài, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con. Đầu tiên là việc con sẽ có nguy cơ bị ngạt thở cao hơn trong quá trình lọt lòng so với những đứa trẻ khác. Thứ hai, do cân nặng thấp, sức đề kháng có phần yếu đi nên con rất dễ bị mắc các chứng bệnh như viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết,… Ngoài ra, theo các bác sĩ chuyên khoa, thai nhi nhẹ cân sẽ có xu hướng giảm trí tuệ về sau, chỉ số IQ và chỉ số phối hợp – vận động sẽ thấp hơn nhiều so với những trẻ có cân nặng nằm ở mức bình thường.
Như vậy, việc nắm rõ cân nặng thai nhi và duy trì nó luôn nằm trong mức ổn định luôn là điều cần thiết. Điều này đồng thời cũng luôn là nỗi lo lắng thường trực của các mẹ bầu. Tuy nhiên, việc điều chỉnh cân nặng thai nhi không hoàn toàn khó như mẹ thường nghĩ đâu ạ. Chỉ cần mẹ tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng về các nguồn thực phẩm, bảo đảm yếu tố an toàn, cân bằng, và ghi nhận thực hiện theo những lời khuyên hữu ích của bác sĩ khám định kỳ, thì mẹ và bé luôn khỏe, cũng như sẽ nhanh chóng lấy lại mức cân nặng và sức khỏe ổn định sau những thay đổi biến động.
>>>>>Xem thêm: 13 loại trái cây giúp mẹ bầu giải nhiệt ngày hè
Hy vọng rằng, cân nặng chuẩn của thai nhi ở trên cùng các thông tin ngắn gọn nhưng rất hữu ích được đề cập sẽ giúp ích thật nhiều cho mẹ, trong việc theo dõi sự phát triển của bé yêu. Nếu còn điều gì thắc mắc về cân nặng, chế độ dinh dưỡng hoặc cách chăm sóc thai kỳ, mẹ hãy thường xuyên theo dõi Chuyên mục 40 tuần thai của Blogtretho.edu.vn, để có thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình nhé.
Hiền Anh tổng hợp