Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh tưởng như là một việc rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Trên thực tế, vệ sinh tai không phải là lấy ráy tai cho trẻ như người lớn. Nếu bạn quan tâm đến việc làm sạch đôi tai nhỏ nhắn của bé, hãy cùng Blogtretho.edu.vn tham khảo những hướng dẫn trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn
Contents
1. Những điều cần biết về cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh
Khi thực hiện cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh nếu không cẩn thận có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thính giác của bé.
1.1 Ráy tai trẻ sơ sinh là gì?
Ráy tai là một chất tự nhiên được sản xuất trong ống tai có tính nhờn. Có ráy tai là điều hết sức bình thường và chứng tỏ tai khỏe mạnh. Những tuyến mồ hôi trong rãnh tai ngoài tạo ra ráy tai. Ráy tai giúp cho các mô trong ống tai khỏe mạnh, bảo vệ màng nhĩ khỏi bụi và các vật bên ngoài lọt vào.
1.2 Tại sao phải lấy ráy tai cho trẻ?
Ráy tai là một lớp sáp trong ống tai bị khô lại và bị đẩy ra ngoài nhường chỗ cho lớp sáp mới hình thành. Nếu ráy tai để lâu ngày không được lấy ra, chúng sẽ tích tụ trong ống tai ảnh hưởng đến khả năng nghe và gây đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu.
1.3 Khi nào có thể thực hiện cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh?
Trẻ sơ sinh khi sinh ra cần được vệ sinh tai ngay. Tiếp đó, hàng ngày mẹ cũng cần làm sạch tai cho bé sau khi tắm xong. Tuy nhiên, không nên thực hiện cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh quá thường xuyên và quá sạch. Nếu vệ sinh tai quá sạch sẽ làm mất lớp sáp bảo vệ ống tai khiến lớp da nhạy cảm ở sâu trong tai bị viêm nhiễm và sưng tấy.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị đau bụng mẹ phải làm sao?
2. Cách vệ sinh tai trẻ sơ sinh với các chất làm sạch tự nhiên
Các mẹ hoàn toàn có thể áp dụng cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh bằng các phương pháp sau:
2.1 Dùng nước muối
Nước muối là một cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn cho trẻ, vừa đơn giản mang hiệu quả nhất cho trẻ sơ sinh. Nước muối pha loãng giúp làm mềm lớp sáp ở trong tai giúp việc vệ sinh cho trẻ sơ sinh dễ dàng hơn.
Cách thực hiện:
- Pha 1 thìa muối trắng vào nửa cốc nước ấm, khuấy đều cho đến khi muối hòa tan hoàn toàn.
- Thấm một chiếc tăm bông loại đầu nhỏ vào cốc nước pha muối. Tiếp đó, nhấc tăm bông lên, vẩy nhẹ cho bông ra bớt nước.
- Nghiêng đầu trẻ sang một bên và cho tăm bông vào tai.
- Dùng tăm bông ngoáy tai trẻ nhẹ nhàng, đồng thời giữ đầu trẻ nghiêng không thay đổi tư thế khi vệ sinh tai. Chú ý không nên đưa tăm bông quá sâu vào trong tai trẻ sẽ làm đau trẻ và có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ.
- Sau khi thực hiện tai thứ nhất, đổi bên và làm tương tự với tai thứ hai của trẻ.
2.2 Oxy già
Oxy già phù hợp cho cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh có tai bị tích tụ ráy nhiều và khô cứng. Khi dùng oxy già tác động vào bề mặt ráy tai cần làm sạch, nó sủi bọt và làm mềm ráy tai, vì thế ráy tai dễ bị đánh bật ra ngoài.
Cách thực hiện:
- Hòa oxy già (3%) với nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ 50:50.
- Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi nghiêng đầu để việc vệ sinh tai diễn ra dễ dàng hơn.
- Dùng bông tăm thấm dung dịch vừa pha, không cần vẩy bớt nước đi và lau tai trẻ một cách nhẹ nhàng.
- Tai thứ hai cũng làm tương tự như tai bên kia.
2.3 Dầu trẻ em
Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh bằng dầu trẻ em cũng giống như muối, dầu trẻ em có tác dụng làm mềm lớp ráy tai và lau ráy tai ra khỏi ống tai dễ dàng.
Cách thực hiện:
- Cho một ít dầu trẻ em vào một chiếc lọ nhỏ mắt nhỏ sạch.
- Bóp lọ nước nhỏ mắt để dầu bám vào khu vực ráy tai cần làm sạch.
- Dùng tăm bông thấm bớt dầu trong tai và để đó trong khoảng vài phút.
- Sau đó, lau tai trẻ nhẹ nhàng từ trong ra ngoài.
- Tai thứ hai cũng làm tương tự.
>>>>>Xem thêm: Chăm sóc bé sinh non như thế nào mẹ có biết?
Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh như hướng dẫn trên thật đơn giản và dễ thực hiện tại nhà đúng không nào các mẹ. Với những cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh của Blogtretho.edu.vn đã chia sẻ qua bài viết, các mẹ hãy ghi chép lại, tham khảo và áp dụng cho bé yêu của mình nhé! Chúc mẹ và các bé luôn vui khỏe và hạnh phúc
Ngọc Huyền tổng hợp