Các mẹ bầu luôn quan tâm đến cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi để biết bé con của mình có thật sự khỏe mạnh hay không. Thông qua chỉ số cân nặng, thai phụ xác định được sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, chị em cũng biết cách áp dụng chế độ ăn uống phù hợp để con phát triển hơn.
Bạn đang đọc: Cách tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi mẹ bầu cần nắm rõ
Dưới đây, Yêu Trẻ sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nhiều hơn về cách tính cân nặng thai nhi hiệu quả. Hy vọng những thông tin sau đây sẽ trở nên hữu ích đối với chị em.
Contents
- 1 1. Cân nặng thai nhi ở 7 tuần đầu tiên
- 2 2. Kích thước thai nhi từ tuần thứ 8 đến tuần 20
- 3
- 4 3. Đo cân nặng thai nhi từ tuần 21 đến tuần 42
- 5 4. Tốc độ tăng kích thước của thai nhi theo từng giai đoạn
- 6 5. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
- 7 6. Thai nhi phát triển phù hợp với tuần tuổi
- 8 7. Cách chăm sóc để cân nặng thai nhi phù hợp với tuần tuổi
1. Cân nặng thai nhi ở 7 tuần đầu tiên
Trong 7 tuần đầu tiên của thai kỳ, hợp tử mới hình thành và di chuyển về lòng tử cung. Kích thước cũng như cân nặng thai nhi còn nhỏ, chưa tính được. Bên cạnh đó, dấu hiệu mang thai khá mập mờ nên nhiều thai phụ không biết mình có thai.
2. Kích thước thai nhi từ tuần thứ 8 đến tuần 20
Cân nặng của thai nhi thường bắt đầu được tính từ tuần thứ 8 thai kỳ. Theo đó, những chỉ số này chỉ là ước tính ban đầu và mang tính chất tham khảo. Do chân thai nhi trong thời gian này cuộn tròn vào bên trong nên chiều dài chỉ được đo từ đầu đến mông.
3. Đo cân nặng thai nhi từ tuần 21 đến tuần 42
Ở giai đoạn này của thai kỳ, bé duỗi thẳng chân ra ngoài. Do đó, bác sĩ dễ dàng đo chiều dài thai nhi từ đầu đến chân. Kích thước của trẻ được tính theo các chỉ số cơ thể mẹ, bằng công thức BMI = trọng lượng/(chiều cao)2.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết mẹ cần tăng từ 1,5 – 2 kg trong 3 tháng đầu và 1 – 2 kg/tháng ở giữa và cuối thai kỳ. Đối với trường hợp chị em mang thai đôi, cân nặng có thể tăng từ 16 – 20 kg.
4. Tốc độ tăng kích thước của thai nhi theo từng giai đoạn
Thông qua quá trình quan sát thực tế ở thai phụ, kích thước và cân nặng thai nhi tăng dần đều từ khi thụ thai đến tuần thứ 30. Sau đó, chỉ số này sẽ thay đổi bất ngờ, đây chính là quá trình chuẩn bị cho sự chào đời của trẻ. Bảng theo dõi sẽ phần nào hướng dẫn các mẹ bầu tự tính các chỉ số cân nặng và hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bé nhằm đảm bảo an toàn cho đến ngày sinh nở.
Tìm hiểu thêm: Những điều mẹ bầu cần lưu ý kỹ khi ăn gan động vật
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Ngoài mặt di truyền, nhiều yếu tố khác có thể tác động đến chỉ số cân nặng của thai nhi. Cụ thể là tình trạng sức khỏe thai phụ, số lượng thai nhi trong một thai kỳ, mang thai con so hay con thứ… Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc này cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Do đó, chị em cần có thực đơn ăn uống phù hợp để con khỏe mạnh hơn.
6. Thai nhi phát triển phù hợp với tuần tuổi
Trong một số trường hợp, kích thước thai nhi không đạt so với tuổi. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì bé có thể bị kém phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Để tránh tình trạng này, tốt nhất là chị em kiểm tra cân nặng thai nhi thường xuyên.
Bên cạnh đó, việc áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý sẽ đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Theo đó, thai nhi phát triển phù hợp với tuần tuổi thì phải đảm bảo được cả về cân nặng và chiều dài cũng như sự ổn định sức khỏe của mẹ trong giai đoạn thai kỳ..
7. Cách chăm sóc để cân nặng thai nhi phù hợp với tuần tuổi
Để thai nhi phát triển bình thường, mẹ cần lưu ý nhiều điều. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng việc bổ sung dưỡng chất thông qua sữa và chế độ ăn uống hàng ngày là rất quan trọng.
>>>>>Xem thêm: 14 nguyên tắc dinh dưỡng khi mang thai giúp bà bầu luôn khỏe mạnh
Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên thường xuyên tập thể dục và giữ tinh thần ở trạng thái thoải mái nhất. Những yếu tố này giúp sức khỏe của chị em được đảm bảo. Nhờ đó, sự phát triển của thai nhi diễn ra ổn định hơn.
Trên đây là những thông tin về cân nặng thai nhi theo tuần tuổi mà Blogtretho.edu.vn đã chia sẻ. Hy vọng rằng thông qua đó, chị em đã biết cách chăm sóc bản thân để bé phát triển đúng với các giai đoạn của thai kỳ.
Nguyễn Như tổng Hợp