Cách nấu cháo ăn dặm cho bé làm sao để hạn chế việc thất thoát dinh dưỡng, cũng cần phải học hỏi. Nhất là, điều này rất cần thiết cho chị em đang chăm con nhỏ, hay chuẩn bị sinh con lần đầu. Bởi, không phải tất cả mọi bà mẹ đều nắm đủ mọi kiến thức liên quan đến việc chế biến cháo ăn dặm cho con, sao cho dinh dưỡng và khoa học ngay từ đầu. Vậy làm thế nào để chuẩn bị cho con những bữa cháo ngon, giữ tối đa được lượng dinh dưỡng có trong nguyên liệu? Mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Cách nấu cháo ăn dặm không bị mất chất dinh dưỡng
Contents
1. Cách lựa chọn thực phẩm ăn dặm
Khi lựa chọn thực phẩm để nấu cháo ăn dặm cho bé, mẹ nên ghi nhớ một số điều sau:
- Lưu ý chung
– Thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da chứa nhiều dinh dưỡng trong mỗi calo hơn thịt mỡ, gà nguyên da.
– Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh, đậu đỏ, yến mạch… cũng chứa nhiều vitamin hơn ngũ cốc tinh chế.
– Rau có màu xanh thẫm và vàng sậm sẽ nhiều chất dinh dưỡng hơn rau lá nhạt màu.
- Thực phẩm tươi sống luôn tốt hơn thực phẩm đóng hôp
Về vấn đề bảo quản, thực phẩm tươi sống luôn tốt hơn đồ đóng hộp, bởi đồ đóng hộp bị giảm đi chất dinh dưỡng nhiều hơn so với ban đầu. Để bảo đảm các loại rau củ, cá, thịt mẹ mua cho trẻ là tươi ngon nhất, hãy lựa mua chúng vào buổi sáng, ở những cửa hàng, siêu thị có rau củ thịt cá sạch, an toàn.
- Mẹ có thể sử dụng thực phẩm tươi để đông lạnh
Có một thực tế là, đồ tươi thì đôi khi không hẳn đã tốt hơn đồ đông lạnh hoàn toàn. Thực phẩm tươi ngon khi được đông lạnh ngay, nhiệt độ thấp sẽ ức chế các enzym phá hủy chất dinh dưỡng và vitamin. Từ đó rau củ, thịt cá sẽ không bị mất chất. Do vậy, mẹ vẫn có thể sử dụng thực phẩm đông lạnh chất lượng để chế biến cháo ăn dặm cho con. Tuy nhiên, riêng với các loại nguyên liệu như khoai tây, khoai lang, các mẹ nên bảo quản ở nơi khô ráo và tránh ánh sáng là được, đừng cất chúng vào tủ lạnh.
2. Sơ chế nguyên liệu để nấu đồ ăn dặm
- Cách ngâm rửa rau, củ, quả
Các mẹ không nên ngâm rửa rau, củ, quả quá lâu trong nước để tránh việc các vitamin B, C và các loại khoáng chất bị tan biến vào nước. Cũng tuyệt đối đừng cắt thái chúng quá lâu, sau khi cắt mẹ nên đem bỏ vào nồi nấu ngay, bởi rau củ quả sau khi cắt tiếp xúc càng nhiều với không khí thì càng bị hụt bớt vitamin.
- Cách cắt rau, củ, quả
Mẹ cần lưu ý thêm một điều là nên cắt rau củ thành miếng lớn để giảm diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí, chất dinh dưỡng nhờ đó được giữ lại nhiều hơn. Những thứ này nên nấu chín trước rồi mới đem nghiền, xay hoặc băm nhỏ.
- Cách vo gạo để nấu cháo
Cách nấu cháo ăn dặm không bị mất chất còn nằm ở quá trình vo gạo. Một hàm lượng cực kì lớn các khoáng chất và vitamin, nhất là vitamin B1 trong gạo sẽ bị giảm đi do quá trình vo gạo. Vì thế, mẹ nên vo gạo nhẹ nhàng, tránh vò xát quá kĩ và dùng quá nhiều nước làm mất lớp cám gạo giàu dinh dưỡng.
Tìm hiểu thêm: Chụp ảnh cho bé – cách hay để ba mẹ lưu lại từng khoảnh khắc đáng yêu trong quá trình lớn lên của con
3. Khâu nấu cháo ăn dặm cho bé
- Nấu cháo riêng, chế biến các nguyên liệu khác riêng
Các mẹ đừng nên cho rau, củ, quả, cá, thịt vào nấu chung với cháo vì nước rau củ hay cá thịt sẽ tan vào cháo ngay từ đầu khiến cháo bị nồng hoặc có vị tanh, làm bé khó tiêu, đồng thời lượng vitamin có trong rau củ sẽ bị hao hụt. Nên chế biến riêng các thực phẩm ăn dặm , khi nào cháo chín mới bỏ vào chung và khuấy đều lên.
- Ưu tiên dùng phương pháp hấp trong khâu chế biến
Trong các cách nấu cháo ăn dăm, hấp thức ăn là cách giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất, riêng các loại rau xanh nếu hấp với lò vi sóng thì càng tốt. Trường hợp các mẹ không thể chế biến thực phẩm bằng cách hấp mà phải luộc hoặc hầm, vậy hãy dùng ít nước nhất có thể. Sau đó hãy tận dụng nước trong nồi luộc (hầm) để xay nhuyễn thức ăn, hoặc bỏ gạo vào nấu cháo cho bé.
- Sử dụng nồi áp suất để nấu cháo
Riêng với những mẹ trong nhà có nồi áp suất hoặc loại nồi nấu cháo chuyên dụng thì thật quá tốt rồi! Việc nấu cháo ăn dặm bằng cách hầm trong nồi áp suất hoặc nấu trong nồi chuyên dụng sẽ giúp hạn chế tốt đa lượng chất dinh dưỡng bị mất.
- Nếu nấu cháo bằng nồi thường
Nếu mẹ nấu cháo ăn dặm bằng nồi thường, hãy nhớ đừng mở vung nồi quá nhiều kẻo dưỡng chất bay hơi hết nhé.
- Hạn chế dùng nồi cơm điện để nấu cháo cho bé
Mẹ được khuyên nên hạn chế dùng nồi cơm điện để nấu cháo vì cháo sẽ không ngon, lại dễ bị hao hụt nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời có trong gạo nhé.
Một điều quan trọng nữa là trong quá trình nấu mẹ đừng để cháo trào ra ngoài sẽ làm hao hụt lượng vitamin B có trong gạo.
- Thêm dầu ăn vào cháo ăn dặm cho bé
Các mẹ đừng nên loại bỏ hoàn toàn dầu ăn trong cách nấu cháo ăn dặm cho bé. Hãy dùng loại dầu ăn cho trẻ em để đảm bảo bé con được cung cấp đủ chất béo. Đồng thời giúp hấp thu các chất dinh dưỡng khác tốt hơn. Khi cháo chín và đã tắt bếp khoảng 1-2 phút sau mẹ mới cho dầu ăn vào nhé.
>>>>>Xem thêm: 5 điều kiêng cữ sau sinh theo dân gian không còn đúng và mẹ không cần làm theo
- Nên nấu cháo cho bé theo bữa hoặc mỗi ngày
Có nhiều mẹ thường nấu cháo làm một nồi to, sau đó cất vào tủ lạnh để lấy ra cho bé ăn dần. Trên thực tế cháo dù được bảo quản trong tủ lạnh thì các loại vi khuẩn vẫn có thể trú ngụ, gặp điều kiện thích hợp có thể phát sinh. Vì thế mẹ nên chịu khó dành thời gian nấu cháo ăn dặm thành từng bữa cho trẻ, hoặc nấu đủ dùng trong ngày là tốt nhất.
Cách nấu cháo ăn dặm cho bé sao cho không bị mất chất dinh dưỡng không phải là điều quá khó khăn. Thế nhưng, vẫn có nhiều mẹ vô tình nấu sai cách khiến khẩu phần ăn hàng ngày của bé con không đảm bảo đủ dinh dưỡng, điều này vô cùng không tốt cho bé về lâu dài. Vậy nên, mẹ hãy chú ý cẩn thận trong từng khâu chuẩn bị, để hạn chế tối đa sự hao hụt thất thoát chất bổ có trong cháo ăn dạm dành cho bé nhé.
Tuyết Nguyễn tổng hợp