Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em an toàn mẹ nên biết

Rate this post

Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em an toàn và hiệu quả chính là điều mà các mẹ vẫn hay tìm kiếm. Mụn nhọt trên cơ thể bé thật sự không đơn giản như vẻ ngoài nhìn thấy. Nó hoàn toàn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bé. Đây cũng chính là chủ đề mà Blogtretho.edu.vn muốn chia sẻ cùng các mẹ, để tìm ra nguyên nhân và giải pháp chữa trị cho con nhanh chóng kịp thời.

Bạn đang đọc: Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em an toàn mẹ nên biết

Mụn nhọt là nơi vi khuẩn trú ngụ khi bé có sức đề kháng tốt, còn đối với những bé có sức đề kháng kém, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu của bé và gây nhiễm trùng máu dẫn đến sốt cao. Đây là tình trạng thật sự nguy hiểm, nếu bé không được đưa đến bệnh viện để chữa trị kịp thời. Vì vậy, mẹ hãy tìm hiểu cách chữa mụn nhọt ở trẻ em qua bài viết này, để bảo vệ sức khỏe cho con thật tốt nhé.

Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em an toàn mẹ nên biết

1. Những nguy hiểm mà mụn nhọt mang lại cho bé

Mụn nhọt là một loại mụn có thể mọc ở bất cứ đâu trên cơ thể của bé. Tuy nhiên, nếu nó mọc ở trên đầu của trẻ thì thật sự rất đáng ngại đấy các mẹ. Theo các bác sĩ da liễu, mụn nhọt trên đầu thường do tụ cầu khuẩn (hay gặp nhất là tụ cầu vàng). Khi trẻ có sức đề kháng tốt, vi khuẩn sẽ tích tụ trong mụn nhọt, nhưng khi trẻ bị bệnh hay sức đề kháng yếu đi thì lúc này vi khuẩn sẽ tấn công vào tế bào máu gây ra nhiễm trùng huyết ở trẻ. Một dấu hiệu rõ ràng nhất của việc bị nhiễm trùng huyết đó là trẻ sẽ bị sốt cao đấy các mẹ.

Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời thì vi khuẩn sẽ di chuyển vào màng não của trẻ gây ra viêm màng não. Đây cũng là một căn bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng tai hại cho bé như điếc, viêm phổi, áp-xe phổi…..Hơn nữa, nếu bé đưa vào bệnh viện quá trễ khi mụn nhọt hành sốt thì các bác sỹ sẽ cho bé uống kháng sinh theo liều cao, và đây là điều gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé sau này. Vì vậy, khi con mọc mụn nhọt ở đầu thì các mẹ đừng coi thường mà hãy đưa bé đến bệnh viện để khám và chữa trị ngay nhé.

Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em an toàn mẹ nên biết

2. Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em an toàn

Nếu mụn nhọt không mọc ở đầu thì có lẽ đa số chúng sẽ tự khỏi. Việc mà mẹ có thể làm duy nhất lúc này là giúp mụn nhọt của bé “chín” nhanh hơn bằng cách đắp khăn ấm lên nó vài phút và lặp lại việc này 3-4 lần một ngày để mụn nhọt “chín” hẳn.

Khi mụn nhọt của bé đã bưng mủ hoặc chảy mủ thì mẹ hãy rửa nó bằng chất khử trùng, rồi dùng khăn ẩm để lau sạch mụn nhọt nhé. Đồng thời, để vết mụn đã khử trùng được đảm bảo sạch sẽ, không dính bẩn hay bị viêm nhiễm khi bé nghịch đồ chơi, mẹ nên dùng băng gạc để băng lại cho con nhé.

Ngoài ra, để tránh tình trạng mụn nhọt lây lan sang những nơi khác trên cơ thể bé, mẹ hãy nhớ khử trùng vết mụn và thay băng gạc thường xuyên cho con. Bên cạnh đó, một điều nữa mà mẹ cũng cần lưu ý đó là phải vệ sinh tay mình thật sạch sẽ trước và sau khi “chăm sóc” mụn nhọt của bé, để những vết mụn ấy không bị nhiễm khuẩn nhé.

Tìm hiểu thêm: Bé 2 tháng tuổi bị ho mẹ có nên quá lo lắng?

Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em an toàn mẹ nên biết

Cuối cùng, trong trường hợp mụn nhọt của bé không có dấu hiệu giảm đi, mà còn kéo dài hơn hai tuần hoặc mọc lan ra nhiều chỗ khác, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị mẹ nhé.

3. Cách phòng ngừa mụn nhọt ở trẻ

Khi chăm sóc bé yêu, tốt nhất là mẹ không nên đợi con nổi mụn rồi mới tìm hiểu về các cách chữa mụn nhọt ở trẻ em. Ngược lại, mẹ hãy nghĩ đến những biện pháp để hạn chế việc bé nổi mụn nhọt ngay từ bây giờ để phòng bệnh hiệu quả . Cụ thể:

  • Trong những ngày nắng nóng, mẹ đừng bao giờ đưa bé đến những nơi công cộng, đông người và phức tạp để vui chơi, vì đó là chỗ dễ khiến bé bị lây đủ thứ các bệnh truyền nhiễm như: bệnh ngoài da , bệnh về hô hấp… chứ không riêng gì nổi mụn nhọt đâu các mẹ.
  • Tiếp đến, mẹ hãy luôn lau dọn nhà cửa thật sạch sẽ, cũng như giữ cho không khí trong phòng luôn được thoáng mát, để cơ thể của bé không bị nổi mụn nhọt.
  • Sau cùng, mẹ hãy cho con mặc quần áo mỏng, thoáng và thấm hút mồ hôi tốt, để da bé không bị bí dẫn đến việc nổi rôm sảy hoặc mụn nhọt.

Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em an toàn mẹ nên biết

>>>>>Xem thêm: Ứ dịch sau hút thai nguy hiểm như thế nào?

Cuối cùng, mẹ nên chú ý đến việc ăn uống của bé, hạn chế cho con ăn những thức ăn gây nhiệt nóng. Đồng thời, mẹ hãy thường xuyên tắm rửa cho con để đảm bảo cơ thể bé luôn được sạch sẽ thơm tho, tránh khuẩn.

Nổi mụn nhọt không phải là bệnh nặng đối với các bé. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan đối với việc con bị nổi mụn nhọt vì có nhiều trường hợp nó vẫn gây nguy hiểm cho trẻ. Blogtretho.edu.vn hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên, các mẹ sẽ biết thêm về cách chữa mụn nhọt ở trẻ, giúp bé nhà mình cải thiện nhanh chóng, nếu bé gặp phải tình trạng xuất hiện mụn nhọt trên da.

Hoàng Oanh tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *