Mẹ đã biết cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh thế nào để giúp bé nhanh khỏi hoặc tạm thời bớt đi sự khó chịu chưa? Cảm cúm là một căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra rất nhiều sự khó chịu cho trẻ nhỏ. Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu qua bài viết sau để biết thêm những thông tin hữu ích, về cách chữa cảm cúm cho bé nhé.
Bạn đang đọc: Cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh như thế nào mẹ có biết?
Cảm cúm là bệnh thường gặp ở bất cứ ai, dù ở độ tuổi nào, trong đó có cả trẻ sơ sinh. Đây là một căn bệnh không thuộc dạng nặng nhưng có thể âm ỉ kéo dài. Nó tạo cảm giác khá khó chịu cho người mắc phải, nhất là trẻ nhỏ. Vì vậy, tuy mẹ không phải là bác sĩ chữa bệnh cho con, nhưng hãy yên tâm là vẫn có cách để mẹ giúp bé đỡ khó chịu hơn khi cảm cúm đấy.
1. Dấu hiệu trẻ bị cảm cúm
Cảm cúm không phải là căn bệnh xa lạ đối với chúng ta. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể nhận ra bé đang bị cảm cúm qua những dấu hiệu thường thấy như:
- Bé gặp khó khăn trong việc hít thở vì nghẹt mũi.
- Bé chảy nước mũi nhiều, ban đầu có thể ở dạng lỏng nhưng về sau thì đặc dần và có màu vàng hoặc xanh lá cây.
- Bé hay hắt hơi và có thể ho nữa.
- Bé lười bú và hay cáu gắt, khó chịu vì mất ngủ.
- Ngoài ra, một số bé có thể bị sốt nhẹ nữa (khoảng 37,8oC).
2. Cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh
Sử dụng bộ dụng cụ hút nước mũi cho bé: Điều đầu tiên và cần thiết nhất trong cách chữa cảm cúm ở trẻ sơ sinh chính là giảm đi sự khó chịu trong việc hít thở của bé do nghẹt mũi. Tuy nhiên, vì lúc này trẻ sơ sinh còn quá nhỏ và không thể tự hỉ mũi được, nên mẹ phải nhờ đến sự hỗ trợ của bộ dụng cụ hút nước mũi nhé. Ngoài ra, trước đó mẹ cũng nên dùng nước muối vệ sinh lỗ mũi cho bé để mũi con được sạch sẽ, trước khi hút nước mũi. Điều này sẽ góp phần vào việc gia tăng hiệu quả, khi làm giảm triệu chứng nghẹt mũi của bé đấy mẹ.
Giữ phòng ở luôn sạch sẽ, thông thoáng và có độ ẩm thích hợp: Không khí trong lành và thoáng mát sẽ luôn giúp bé hết cảm cúm nhanh hơn. Vì vậy, khi thực hiện các cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh thì mẹ đừng quên việc giữ gìn nơi ở của mình luôn sạch sẽ, thoáng mát, bằng cách lau dọn nhà cửa thường xuyên nhé. Ngoài ra, việc giữ cho căn phòng mà bé sinh hoạt và ngủ ở một độ ẩm thích hợp cũng rất quan trọng đấy. Do đó, những lúc bé bị cảm cúm thì mẹ không nên mở máy lạnh hoặc mở quạt quá to, vì điều này sẽ khiến mũi của trẻ bị khô và nghẹt mũi càng trở nên nặng hơn đó nhé.
Tìm hiểu thêm: Phá thai và những tác hại đến sức khỏe phụ nữ
Cho bé uống nhiều nước: Bị cảm cúm luôn khiến trẻ mất nhiều nước hơn bình thường. Vì vậy, mẹ nên bổ sung nước thường xuyên cho con, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh thì mẹ hãy cho bé bú nhiều sữa nữa nhé. Điều này sẽ giúp cơ thể bé có đủ nước và dịch nước mũi cũng sẽ loãng đi, giúp bé hít thở dễ dàng hơn.
Sử dụng dầu gió dành cho trẻ em: Dầu gió cho trẻ em tuy không có tác dụng chữa cảm cúm trực tiếp cho bé nhưng nó vẫn mang lại hiệu quả nhất định, trong việc làm giảm những cơn khó chịu, khi trẻ bị nghẹt mũi và khó thở. Vì vậy, vào buổi tối sau khi tắm xong và trước giờ đi ngủ, mẹ hãy dùng dầu gió cho trẻ em để mát-xa lên vùng cổ, ngực và lưng của con để giữ ấm, cũng như xoa dịu đi cơn khó chịu vì nghẹt mũi của bé. Điều này vừa giúp bé dễ hít thở mà cũng vừa có được giấc ngủ ngon hơn nữa đấy.
>>>>>Xem thêm: Đặt tên cho con theo ngũ hành và những điều bố mẹ nên lưu ý
Giúp bé có được tinh thần thoải mái: Khi chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh thì mẹ đừng chỉ quan tâm đến vấn đề về cơ thể của bé không thôi, mà hãy chú ý đến tâm trạng của con nữa. Mẹ hãy trò chuyện và chơi với bé nhiều hơn để con quên đi cảm giác khó chịu nha. Từ đó, khi tinh thần của bé phấn chấn và vui vẻ hơn thì cũng sẽ nhanh hết bệnh đấy mẹ.
Blogtretho.edu.vn hy vọng những cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh trong bài viết trên sẽ thật sự giúp ích cho các mẹ khi chăm bé bị bệnh. Nuôi con chưa bao giờ là chuyện dễ dàng đối với mẹ, đặc biệt mỗi khi bé bị bệnh sẽ càng khiến mẹ lo lắng hơn. Vì thế, mẹ nên chuẩn bị kỹ những thông tin cần thiết để biết cách cải thiện tình trạng bệnh cho con. Chúc các mẹ chăm con tốt và các bé luôn khỏe mạnh nhé.
Hoàng Oanh tổng hợp