Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là một trong những thử thách gian nan, nhất là đối với những ai lần đầu tiên làm mẹ. Trẻ sơ sinh trong những ngày tháng đầu tiên cần được chú ý quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Bởi, giai đoạn này trẻ rất nhạy cảm và đang còn rất non nớt.
Bạn đang đọc: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đầy đủ dành cho mẹ
Nhiệm vụ làm mẹ thật cao cả và thiêng liêng, đặc biệt tình mẫu tử không gì có thể so sánh hay thay thế. Bởi vậy, những ai làm mẹ và sắp sửa được làm mẹ cần không ngừng học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm nuôi dạy con từ giai đoạn sơ sinh đến khi trưởng thành. Ở giai đoạn sơ sinh, những ngày đầu khi bé ra đờ đến dưới 1 tháng tuổi có lẽ là giai đoạn rất vất vả, đặc biệt với những ai lần đầu làm mẹ. Ngay cả khi mẹ đã tìm hiểu kỹ năng chăm sóc con trước đó, song có thể khi con ra đời, trực tiếp chăm sóc con từng giờ, mẹ mới thấy nhiều điều thực sự rất khác nhiều so với lý thuyết. Vậy làm thế nào để mẹ cảm thấy không áp lực về sự khác biệt giữa “lý thuyết” và “thực hành”, cũng như linh động hơn trong cách ứng phó khi chăm sóc trẻ những ngày đầu ở thực tế, Blogtretho.edu.vn mời mẹ cùng tham khảo đầy đủ những lưu ý cần thiết như dưới đây.
Contents
- 1 1. Đảm bảo dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ đủ lượng và chất – điều quan trọng nhất trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
- 2 2. Cách bế trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
- 3 3. Vệ sinh vùng rốn của trẻ đúng cách
- 4 4. Chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
- 5 5. Những lưu ý khác giúp con phát triển ở thời điểm dưới 1 tháng tuổi
1. Đảm bảo dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ đủ lượng và chất – điều quan trọng nhất trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi được nhận xét là một trong những thử thách lớn dành cho các mẹ. Để có cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi luôn đảm bảo sức khỏe và lớn anh khỏe mạnh mỗi ngày, các mẹ cần phải đạt những yêu cầu như sau:
Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi nguồn dinh dưỡng duy nhất là từ sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ cung cấp những dưỡng chất thiết yếu nhất để có trẻ phát triển toàn diện. Đồng thời, sữa mẹ giúp con tăng sức đề kháng để chống chọi được tác động từ môi trường bên ngoài.
Như vậy, các mẹ cần phải rất chú ý đến vấn đề ăn uống hàng ngày, cần kiêng khem đúng cách. Điều này nhằm tạo ra được lượng sữa giàu chất dinh dưỡng và đảm bảo nhất cho con. Trong chế độ dinh dưỡng, ngoài thực đơn hợp lý, những món ăn lợi sữa, mẹ cũng nên chú ý đến việc uống sữa hàng. Việc bổ sung sữa hàng ngày cũng là cách tạo thêm những lợi ích tích cực trong nguồn sữa cho con bú. Liên quan đến việc uống sữa, mẹ hãy chọn loại sữa mình đã quen uống trong thời kỳ mang thai, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, tránh bị đau bụng hay không hạp sữa khi thay đổi những loại sữa mới.
Bên cạnh dinh dưỡng để đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho con, mẹ cũng nên tìm hiểu về cách cho trẻ bú sao cho mang lại cảm giác thoải mái nhất, nhằm tạo được hứng thú cho bé. Cách giúp con thoải mái khi bú cũng là một yêu cầu quan trọng, để đảm bảo bé bú mẹ đến khi no đủ, mà quá trình bú không bị gián đoạn.
2. Cách bế trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hệ xương còn rất yếu ớt, vì vậy các mẹ cần cẩn thận hơn trong việc bế ẵm trẻ sơ sinh. Hãy ôm trẻ sát vào lòng, tay đỡ lấy đầu, phần lưng và mông của con. Ngoài ra, các mẹ cũng nên cần vuốt ve và âu yếm trẻ để tạo được sự ấm áp và gắn kết hơn tình mẫu tử. Trong quá trình bế ẵm trẻ các mẹ nên nhìn trẻ, cười và trò chuyện hay hát ru,… để kích thích các giác quan của trẻ được phát triển sớm hơn.
Trong trường hợp đặt bé nằm, các mẹ nên để giường phẳng và nệm không quá mềm sẽ ảnh hưởng đến hệ xương của trẻ. Đặc biệt không được kê gối quá cao, tốt nhất nên dùng vài lớp khăn lót dưới đầu trẻ là đủ.
3. Vệ sinh vùng rốn của trẻ đúng cách
Một điều quan trọng mà các mẹ không nên bỏ quan trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đó là cần vệ sinh vùng rốn của trẻ sao cho đúng. Thời gian rụng rốn của mỗi trẻ sơ sinh là không giống nhau, có trẻ 1 tuần nhưng có trẻ phải mất đến cả tháng rốn mới rụng. Do vậy, khâu vệ sinh vùng vốn cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi cần phải đặc biệt quan tâm đến. Điều này nhằm tránh những trường hợp bị nhiễm trùng rốn sẽ rất nguy hiểm đến trẻ.
Tìm hiểu thêm: 4 cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh an toàn bằng các loại lá và lưu ý dành cho mẹ
Một số lưu ý khi vệ sinh vùng rốn của trẻ sơ sinh một tháng tuổi các mẹ nên biết:
- Trước khi vệ sinh vùng rốn của trẻ các mẹ nên rửa tay sạch bằng xà phòng, lau thật khô (có thể sát khuẩn bằng cồn thêm một lần nữa).
- Tháo băng rốn và kiểm tra xem có bất thường, có mùi gì hay không như: mùi lạ, sưng hay chảy mũ hay không,…
- Dùng bông băng nhúng nước sôi để nguội để lau sạch sẽ từ chân rốn đến thân rốn. Sau cùng là lau bề mặt cuốn rốn, nên thay bông ở từng vị trí khác nhau.
- Ngoài ra, các mẹ nên kiểm tra thân nhiệt của trẻ thường xuyên. Hãy chạm tay vào phần bụng của bé là một trong những cách kiểm tra thanh nhiệt được các chuyên gia khuyên nên thực hiện.
4. Chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Thời điểm này, giấc ngủ của bé cũng là điểm quan trọng mẹ cần lưu ý. Thời gian ngủ của bé 16-18 tiếng. Mẹ cần giữ môi trường xung quanh mé yên tĩnh và thoáng mát. Bé rất nhạy cảm về tiến ồn và dễ giật mình nếu có những tiếng động lớn xung quanh. Mẹ cũng hay kiểm tra tã bỉm của con, nhằm bảo đảm con luôn trong tình trạng sạch sẽ, không khiến con phải bứt rứt cựa quậy.
Mẹ cũng lưu ý, ở 1-2 tháng đầu tiên, các bé thường khóc đêm . Phần lớn đây là tình trạng sinh lý bình thường. Do đó, mẹ không nên giữ trẻ thức nhiều ban ngày, với mong muốn trẻ sẽ ngủ ngoan hơn ban đêm. Đây là điều cần tránh, không nên ép trẻ mà hãy để mọi việc diễn ra tự nhiên. Khi con có nhu cầu ngủ, mẹ hãy cho con ngủ, khi con thức mẹ hãy chơi cùng con. Và khi con khóc, mẹ hãy nâng niu để con yên tâm.
5. Những lưu ý khác giúp con phát triển ở thời điểm dưới 1 tháng tuổi
Dưới 1 tháng tuổi, mẹ cũng có thể giúp con phát triển các kỹ năng tiêu biểu, các giác quan và cảm xúc của mình phù hợp ở giai đoạn này. Cụ thể như:
- Thính giác: Thính giác của con lúc này cũng đã khá tốt, con có thể nghe rất rõ ràng dù chưa phân biệt được cụ thể. Mẹ có thể giúp thính giác của con phát triển hơn nữa bằng cách cho con nghe nhạc với âm lượng vừa đủ, loại nhạc nhẹ nhàn phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ hãy thường xuyên nói chuyện để con nghe được giọng mẹ. Âm nhạc và giọng nói của người lớn với những âm vực trầm bổng sẽ khiến bé thích thú, tập trung nghe, có tác dụng rất tốt cho việc phát triển thích giác, lẫn cảm xúc của bé ở thời điểm này lẫn những tháng tiếp theo.
- Thị giác: Thị giác của bé dưới 1 tháng tuổi có thể nhìn tầm xa khoảng 20cm. Bé bắt đầu nhận diện được 3 màu trắng, đen và đỏ. Mẹ có thể kích thích giúp thị giác con phát triển bằng cách di chuyển đồ vật từ từ chầm chậm trước mắt con, để con nhìn theo.
>>>>>Xem thêm: Đau mắt ở trẻ sơ sinh và những phương pháp điều trị cho trẻ
- Về thể chất: Sau sinh đến dưới 1 tháng tuổi – một số bé cứng cáp đã có thể gồng mình, ngẩng đầu khi mẹ cho bé nằm sấp hoặc lúc bế bé. Để giúp con phát triển cơ cổ tốt hơn, mẹ có thể cho con nằm sấp để bé rèn luyện thê. Tuy nhiên, vì cơ thể bé còn non nớt, mẹ cũng cần rất chú ý khi cho con nằm tư thế này. Nhất là, không nên cho con nằm lâu mà chỉ cần vài phút mỗi lần thôi, cũng như chỉ cho con tập trước lúc bú, để tráng tình trạng con tức bụng hoặc trớ nôn sữa.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau. Do đó, các mẹ hãy ghi chú những lưu ý cần thiết trên, để có thêm cơ sở, linh động hơn trong cách chăm con sao cho hiệu quả nhất ở thời điểm này, cũng như để mẹ không gặp nhiều áp lực, giảm bớt được mệt mỏi mẹ nhé.
Tuyết Nguyễn tổng hợp