Cách chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn với 5 câu hỏi thường gặp nhất

Rate this post

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn rất cần các mẹ và người chăm sóc nên lưu ý để thực hiện đúng. Vị trí cuống rốn của trẻ tuy thường dễ lành và lành khá nhanh. Nhưng nếu chúng ta chăm sóc không đúng kĩ thuật, có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hãy cùng xem nên chăm sóc trẻ trong giai đoạn này như thế nào là an toàn nhé. 

Bạn đang đọc: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn với 5 câu hỏi thường gặp nhất

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn với 5 câu hỏi thường gặp nhất

1. Trẻ sơ sinh có sinh ra với một chiếc rốn có sẵn hay không

Trên thực tế, mỗi đứa trẻ đều được kết nối với cơ thể mẹ qua dây rốn . Nó giúp truyền sự sống gồm dinh dưỡng và ô xy từ mẹ sang bé. Và ngược lại, trả lại những chất thải từ bé qua mẹ để đưa ra ngoài.

Khi em bé đã ra khỏi bụng mẹ, bé có thể tự thở, tự ăn, tự bài tiết. Dây rốn lúc này không còn cần thiết, nó sẽ được cắt đi. Phần cuống rốn còn lại qua một thời gian sẽ khô và rụng đi, để lại một vết sẹo mà chúng ta vẫn biết là chiếc rốn.

Như vậy, rốn thực ra là dấu vết còn lại của sợi dây liên kết về mặt sinh học giữa bé và mẹ khi con còn đang ở trong tử cung của người mẹ. 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn với 5 câu hỏi thường gặp nhất

2. Dây rốn của trẻ sơ sinh được cắt như thế nào

Khi cắt dây rốn của bé, bác sĩ sẽ kẹp hai vị trí trong đó một điểm ở gần cuống rốn, sau đó họ sẽ cắt ở giữa, vị trí gần điểm kẹp cuống rốn. Việc này sẽ giúp hạn chế máu chảy.

Dây rốn không chứa dây thần kinh, vì thế bé sẽ không bị đau khi trải qua thao tác này. Tuy nhiên, phần cuống rốn sẽ vẫn còn dính lại ở bụng của bé. Đó là lý do chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho bé. 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn với 5 câu hỏi thường gặp nhất

3. Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn như thế nào

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, bạn cần lưu ý hai quy trình sau:

3.1. Chăm sóc cuống rốn của bé

Cách chăm sóc cuống rốn của trẻ sơ sinh tốt nhất đó chính là giữ cho nó được khô ráo, cho đến khi nó tự rụng ra khỏi người em bé. Việc này sẽ giúp vết thương của bé lành một cách tự nhiên và nhanh chóng hơn.

Bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau:

  • Nếu cuống rốn bị ướt, bạn hãy dùng khăn mềm thấm và lau khô nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể dùng tăm bông, nhưng đừng nên đụng vào cuống rốn nhiều hoặc mạnh vì có thể khiến nó bị rụng ra trước khi thực sự sẵn sàng.
  • Bạn hãy gấp phần mép tã của bé xuống để nó không cọ vào cuống rốn.
  • Bạn hãy cho bé mặc quần áo thoải mái, chất liệu cotton thông thoáng là tốt nhất. Chúng sẽ giúp vết thương của bé không bị cọ sát. Đồng thời nó sẽ được thở và mau lành hơn. 

Tìm hiểu thêm: Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng và những điều mẹ nên lưu ý

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn với 5 câu hỏi thường gặp nhất

3.2. Tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn như thế nào

Tắm cũng là một việc bạn cần lưu ý trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh  khi con chưa rụng rốn. Mẹ có thể tắm khô (sponge bath) để giữ cho phần cuống rốn và khu vực xung quanh đó của bé không bị ướt.

Một lần tắm khô sẽ cần sự chuẩn bị và những thao tác như sau.

Bạn hãy chuẩn bị:

  • Một khu vực phẳng khô ráo, kín gió và ấm áp trong nhà (tốt nhất là một chiếc bàn hoặc phản đủ rộng), sau đó trải một chiếc khăn tắm khô và sạch lên trên.
  • Các món đồ nên có gồm một chậu nước ấm, khăn tắm mềm và sạch, khăn mặt, quần áo, tã, lotion.

Thao tác tắm cho bé:

  • Bạn cởi đồ cho bé và đặt bé nằm lên khăn đã trải sẵn.
  • Bạn nhúng ướt khăn mặt và lau vùng mặt, cổ cho bé.
  • Bạn nhúng ướt khăn tắm và lau phần thân trên của bé. Lau xong bạn dùng khăn tắm trải ở dưới thấm khô và phủ lại để bé khỏi lạnh.
  • Bạn lau nhẹ nhàng vùng rốn của bé. Bạn hãy tránh tác động đến phần cuống rốn và khu vực xung quanh trừ khi cần vệ sinh vì bị dính bẩn.
  • Bạn cởi tã và lau phần thân dưới cho bé tương tự như khu vực ở trên.
  • Bạn cần lau kĩ các khu vực có nếp gấp như cổ, bẹn, mặt trong khuỷu tay, mặt trong đầu gối. Đó là những khu vực mồ hôi và bụi bẩn dễ bám lại.
  • Bạn bôi lotion (nếu bạn dùng cho bé), sau đó mặc đồ cho con. 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn với 5 câu hỏi thường gặp nhất

4. Khi nào bạn cần lo lắng về vùng rốn của bé

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, ngoài việc thực hiện các thao tác nhẹ nhàng tại khu vưc này, bạn còn cần quan sát xem có biểu hiện gì bất thường hay không. Một chút máu rỉ ra ở khu vực này khi cuống rốn rụng được xem là bình thường. Tuy nhiên, nếu nó có các biểu hiện sau, thì rốn của bé có thể đã bị nhiễm trùng, hoặc là triệu chứng của một tình trạng nào đó tiềm ẩn, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay:

  • Khu vực xung quanh cuống rốn bị sưng, đỏ hoặc chảy mủ.
  • Cuống rốn vẫn chưa tự rụng sau 3 tuần.

Dù là dạng nhiễm trùng đơn giản hay nghiêm trọng thì việc can thiệp điều trị kịp thời là rất quan trọng. Nó sẽ giúp vết thương của bé lành nhanh hơn (nếu bé bị nhiễm trùng nhẹ) hoặc mau hồi phục (nếu bé bị tình trạng khác nghiêm trọng hơn). 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn với 5 câu hỏi thường gặp nhất

5. Rốn bị lồi có phải do sự thiếu cẩn thận khi chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn?

Đôi khi chúng ta thấy sau khi lành lại, rốn của bé bị lồi lên. Điều này không phải do bạn chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn không cẩn thận. Mà, nó được quyết định bởi cơ địa của bé, đó là cách mà da bé liền lại.

Tình trạng rốn của bé bị lồi sau khi cuống rốn rụng có thể có hoặc không tồn tại vĩnh viễn. Và bạn sẽ không thể làm gì để can thiệp để thay đổi nó được. Vì vậy bạn đừng quá lo lắng nhé. 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn với 5 câu hỏi thường gặp nhất

>>>>>Xem thêm: Giảm cân sau sinh hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo lượng sữa dinh dưỡng cho bé

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn là việc bạn nên chú ý thực hiện một cách nhẹ nhàng cẩn thận. Tuy nhiên, do các nguy cơ có thể xảy ra với khu vực này ở tỉ lệ khá thấp, nên bạn không nên tự gây quá nhiều áp lực cho mình. Bạn chỉ cần lưu ý giữ vùng rốn của bé được khô và sạch. Còn lại, hãy để cho quy luật tự nhiên hoàn thành nốt phần việc của nó nhé.

Theo Healthline & Mayo Clinic

Lily Nguyễn lược dịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *