Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu là việc mọi bậc cha mẹ đều gặp phải ít nhiều khó khăn khi thực hiện. Đặc biệt, khó khăn này càng nhiều hơn với những ai mới làm bố, mẹ lần đầu. Quá trình này mới là khởi đầu của quãng đường mà bạn bước đi với vai trò làm cha mẹ. Vậy làm thế nào để bạn có thể “sống sót” để bước tiếp đoạn đường trường sau này mà không bị áp lực, căng thẳng làm cho sợ hãi? Chúng ta hãy cùng tham khảo một số bí quyết sau để đối phó nhé.
Bạn đang đọc: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu với những bí quyết hay nhất
Contents
1. Tâm trạng chung của các bậc cha mẹ có con lần đầu
Khi thực hiện cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu, tâm trạng thường gặp của các bậc cha mẹ mới là choáng ngợp với những điều mình phải đối mặt và trải qua.
Những giờ, những ngày, và tuần đầu tiên sau khi em bé chào đời có thể là khoảng thời gian kinh khủng và đáng sợ đối với cha mẹ. Thật không ngoa chút nào khi nói như vậy. Vì mặc dù hầu hết các bậc cha mẹ tương lai đều biết trẻ sơ sinh cần được chăm sóc suốt ngày đêm. Nhưng, vẫn thật là một cú sốc khi bạn phải khám phá ra chính xác điều đó đòi hỏi gì.
Việc làm gì để xoa dịu tiếng khóc của một em bé mới sinh có thể đánh đố bất kỳ ông bố, bà mẹ nào. Bé có đói không? Bé có cần thay tã không? Hay con chỉ đang đùa giỡn với mình?
Tìm hiểu về nhau trong giai đoạn đầu là khoảng thời gian thay đổi và trưởng thành mãnh liệt với cả em bé và cha mẹ.
Bạn hãy nghĩ đến 3 tháng đầu tiên này như một tam cá nguyệt bổ sung. Điều này sẽ rất hữu ích và có thể giúp mọi thứ đang diễn ra có ý nghĩa và dễ quản lý hơn.
2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu và bí quyết hay giúp bạn “sống sót”
Có một số bí quyết có thể giúp bạn “sống sót” khi thực hiện cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu, đó là:
2.1. Mô phỏng lại môi trường sống như trong tử cung
Điều này sẽ góp phần giúp bạn thực hiện cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu tốt hơn.
Khi ở trong tử cung, em bé của bạn đã quen với một số yếu tố chính như: sự va chạm liên tục khi bé chuyển động. Bé đụng vào thành tử cung, không gian hạn chế, âm thanh nhịp điệu lớn (nhịp tim của mẹ và máu chảy qua các động mạch gần đó). Và sự rung lắc gần như liên tục.
Sau khi sinh, bé vẫn muốn cảm nhận được những cảm giác quen thuộc. Bé có thể quấy khóc khi không có chúng.
Vì vậy, một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu hiệu quả là bạn hãy cố gắng mô phỏng lại môi trường trong tử cung. Cung cấp cho bé những gì con cần trong 12 tuần đầu tiên.
Làm thế nào để bạn làm được điều đó trong khi em bé đã ở bên ngoài tử cung của bạn?
Bạn hãy thường xuyên tiếp xúc da kề da cũng như vỗ về bé để tạo sự kết nối và giúp bé cảm thấy an toàn ấm áp. Việc quấn khăn cho trẻ để bao bọc con cũng rất hữu ích để giúp bé không bị chới với khi rời khỏi môi trường nước ối quen thuộc của mình. Hoặc Bạn cũng có thể dùng địu để địu bé, giúp con cảm nhận được hơi ấm của mẹ khi được ôm, bế.
Vào thời điểm 3 tháng, em bé của bạn đã phát triển hơn về cả thể chất và nhận thức, và thói quen ăn, ngủ cũng thường có nề nếp hơn. Điều đó không có nghĩa là mọi thứ sẽ suôn sẻ từ đây, nhưng hầu hết các bậc cha mẹ đều nhận thấy rằng mọi thứ bắt đầu có hiệu quả sau 12 tuần. Đây là một tín hiệu có sức động viên vô cùng lớn đối với bạn.
Tìm hiểu thêm: Cúng thôi nôi cho bé trai như thế nào để tương lai con giàu sang, hạnh phúc
2.2. Dành thời gian để cơ thể hồi phục – bí quyết hay trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu không chỉ gồm việc chăm sóc em bé, mà còn cả việc bạn hồi phục cơ thể. Điều này cũng vô cùng quan trọng.
Việc bạn bế con hoặc địu bé sẽ buộc bạn không làm việc hay hoạt động quá nhiều, và giúp cơ thể bạn có thời gian để hồi phục.
Vì sao bạn cần dành thời gian để hồi phục cơ thể và về thể chất và tinh thần?
Trong những tuần đầu sau sinh:
Về mặt thể chất:
- Tử cung của bạn co dần lại gây chảy máu (gọi là sản dịch).
- Các cơ sàn chậu của bạn chuyển dịch có thể dẫn đến tình trạng mất kiểm soát bàng quang gây són tiểu khi bạn cười, ho hay hắt hơi.
- Bạn bị đổ mồ hôi ban đêm do cơ thể tiết ra chất lỏng còn dư thừa trong quá trình mang thai.
- Bạn bị đau do vết cắt tầng sinh môn hoặc vết thương do sinh mổ.
Về mặt cảm xúc:
- Sự thay đổi hormone sau sinh khiến tâm trạng bạn cũng bị thay đổi.
- Việc thiếu ngủ khiến bạn cạn kiệt năng lượng.
- Sự lo lắng về trách nhiệm to lớn và khả năng cung cấp tất cả những gì em bé cần khiến bạn căng thẳng, sợ hãi.
Đó là những lý do mà bạn cần một khoảng thời gian nhất định để hồi phục sau khi sinh con . Điều này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng chăm sóc em bé của bạn ở những giai đoạn tiếp theo.
2.3. Nhờ đến sự giúp đỡ, hỗ trợ từ những người xung quanh
Nhờ sự hỗ trợ của người khác cũng là cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu vô cùng hiệu quả. Cách này có thể giúp bạn “sống sót” trong khoảng thời gian đầy khó khăn và thử thách.
Trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu, thì việc nhờ đến sự giúp đỡ, hỗ trợ từ những người xung quanh là vô cùng cần thiết. Dù người giúp đỡ bạn là mẹ, chị, dì, bạn bè, hay người giúp việc đều có thể tạo nên sự thay đổi bạn không ngờ tới. Đó có thể là 15 phút rảnh rỗi để bạn đi tắm, đi dạo hoặc thực hiện những hoạt động chăm sóc cá nhân.
Ưu tiên hàng đầu từ nguồn giúp đỡ này là giúp bạn giải quyết một số công việc dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, mua sắm đồ đạc, đi chợ chứ không phải thay tã hay cho bé ăn.
Điều quan trọng trong những tháng đầu tiên là cha mẹ thực hiện việc chăm sóc con càng nhiều càng tốt. Đây là thời gian để bé và cha mẹ tìm hiểu lẫn nhau để hiểu nhau. Nếu tất cả cùng nhau học hỏi, họ sẽ được trang bị tốt hơn nhiều để đối phó với những thách thức đi kèm.
>>>>>Xem thêm: Em bé uống nước khi dưới 6 tháng tuổi và mối nguy hiểm mẹ nhất định phải biết
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu là việc vô cùng khó khăn. Khó khăn này chắc chắn xảy ra bất kể bạn có được giúp đỡ nhiều hay không, hoặc bạn nghĩ mình chuẩn bị kỹ lưỡng như thế nào. Trên thực tế, chăm sóc trẻ sơ sinh không quá phức tạp, nhưng cũng không hề đơn giản. Tuy nhiên, một khi học được các kỹ năng, bạn có thể đáp ứng được nhu cầu của bé một cách đầy tự tin và có năng lực.
Theo Today’s Parent
Lily Nguyễn