Các món ăn bổ dưỡng cho bé tập ăn dặm nên làm từ các nguyên liệu dinh dưỡng nào mẹ đã biết? Bé từ 6 tháng tuổi trở lên mẹ có thể cho bé ăn các món ăn khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, do dạ dày của bé còn non nớt nên mẹ cần có sự chọn lọc cẩn thận các nguyên liệu chế biến món ăn cho phù hợp với trẻ. Dưới đây là một số thành phần nguyên liệu cho các món ăn bổ dưỡng, tốt cho sự phát triển của bé mẹ nên tham khảo.
Bạn đang đọc: Các món ăn bổ dưỡng cho bé tập ăn dặm nên làm từ những nguyên liệu nào?
1. Rau xanh
Khi mẹ chọn các món ăn bổ dưỡng cho bé thì không nên bỏ qua rau xanh. Vì rau xanh chứa nhiều loại vitamin, các loại khoáng chất và chất xơ rất tốt cho trẻ đang trong giai đoạn tập ăn dặm. Để trẻ hấp thu được các chất dinh dưỡng từ rau xanh một cách tốt nhất thì mẹ nên chọn các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, rau cải xoăn, rau cải xoong, súp lơ xanh, bí đỏ và cà rốt để chế biến trong các bữa ăn hằng ngày.
Ngoài ra, khi tập bé ăn rau từ giai đoạn ăn dặm sẽ tạo thành thói quen ăn rau cho trẻ sau này. Vì khi trẻ được 2 -3 tuổi mẹ mới cho bé tập ăn rau, thì phản ứng thường gặp là các bé sẽ từ chối không muốn ăn. Ban đầu, có thể bé không thích mùi hăng của rau, nhưng mẹ hãy kiên trì và từ từ để tập bé quen dần.
Khi cho bé đói, mẹ nên cho bé ăn các món hằng ngày bé không thích ăn trước rồi sau đó mới chuyển qua những món khoái khẩu. Nếu bé không chịu ăn rau thì mẹ có thể thay bằng củ cải hoặc khoai lang cho bé. Các món ăn cho bé đang trong giai đoạn tập ăn dặm mẹ nên xay nhuyễn hoặc hấp rồi thái nhỏ rồi mới cho trẻ ăn.
2. Cá
Cá là món ăn bổ dưỡng cho bé mà mẹ có thể cho bé ăn trong giai đoạn tập ăn dặm. Cá chứa nhiều proteinm vitamin và các loại khoáng chất đặc biệt là omega 3 đặc biệt tốt cho sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Khi chọn cá mẹ nên chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như: cá hồi, cá ngừ… và không nên ăn cá mập, cá kiếm hoặc cá kình.
Khi mẹ cho bé tập ăn với các món ăn dặm chế biến từ cá mà có các triệu chứng dị ứng thì mẹ không nên cho trẻ ăn nữa, mà thay bằng các loại thực phẩm khác và chờ các con lớn hơn hãy cho ăn lại.
3. Các loại thịt
Mẹ có thể cho cục cưng ăn các loại thịt gia cầm hoặc các loại thịt đỏ, vì chúng đều là các món ăn bổ dưỡng cho bé. Trong thịt gia cầm và thịt đỏ chứa nhiều protein, sắt, kẽm và một lượng nhỏ vitamin D. Vì thế khi bé trên 6 tháng tuổi, nhu cầu về chất sắt ở trẻ thường cao hơn mà sữa mẹ không thể đáp ứng đủ, khi đó mẹ có thể bổ sung cho con bằng các món ăn chế biến từ các loại thị gia cầm hoặc thịt đỏ.
Tìm hiểu thêm: Đọc truyện cho trẻ sơ sinh và những cuốn sách hay nhất mà bố mẹ nên chọn
4. Các loại hạt và đậu
Trong giai đoạn tập ăn dặm cho bé mẹ nên cho bé ăn món ăn được chế biến từ các loại đậu và hạt. Vì chúng là các món ăn bổ dưỡng cho bé, chứa nhiều protein và chất sắt. Mẹ có thể dùng đậu và hạt để thay thế cho thịt, cá nếu cơ địa của trẻ chưa thể ăn được các loại thịt, cá. Ngoài ra, với màu sắc đẹp mắt của đậu và hạt sẽ giúp các cục cưng ăn ngon miệng hơn. Nếu bé không thích ăn đậu thì mẹ có thể nghiền nhỏ chúng và trộn với sữa để cho bé ăn.
5. Sữa mẹ
Dù bé đã tập ăn các món ăn bổ dưỡng dành riêng cho trẻ trong giai đoạn tập ăn dặm, nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho các cục cưng trong giai đoạn quan trọng này. Vì vậy, mẹ cần duy trì thói quen uống sữa hàng ngày của trẻ. Bằng cách mẹ vẫn nên cho bé bú thường xuyên ít nhất là 500 – 600 ml sữa mỗi ngày. Khi bé trên 1 tuổi thì mẹ có thể ngưng bú và cho bé bắt đầu ăn các bữa chính kết hợp cùng 1-2 bữa phụ.
>>>>>Xem thêm: Bánh ăn dặm cho bé và những cách chế biến từ sữa mẹ
Các món ăn bổ dưỡng cho bé với các nguyên liệu phù hợp không chỉ giúp bé khỏe mạnh, mà còn giúp bé phát triển trí thông minh một cách tốt nhất. Vì thế, các mẹ hãy là những bà nội trợ thông minh trong việc chăm sóc các cục cưng của mình nhé. Hy vọng với những chia sẻ của Blogtretho.edu.vn như trên, sẽ giúp ích cho mẹ trong việc chọn lựa các nguyên liệu thực phẩm, chế biến các món ăn dặm cho con thật phong phú và đầy đủ dưỡng chất.
Kim Chi tổng hợp