Tiểu đường là một nhóm rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ, protein. Biểu hiện rõ rệt nhất là mức đường trong cơ thể luôn cao. Nguy hiểm hơn cả, khi mang thai bị tiểu đường thai phụ cần hết sức cẩn thận nếu không muốn nguy hiểm đến tính mạng của hai mẹ con.
Bạn đang đọc: Bị tiểu đường khi mang thai và những điều bạn cần biết để bảo toàn tính mạng hai mẹ con
Contents
1. Tiểu đường ảnh hưởng đến thai kỳ thế nào?
Bị tiểu đường, bạn hoàn toàn vẫn có thể mang thai và có khả năng sinh những đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên, với điều kiện bạn phải kiểm soát tốt đường huyết của mình. Nếu tình trạng tiểu đường không được kiểm soát tốt trước và trong khi mang thai thì sẽ gây ra biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm như:
– Dị tật bẩm sinh.
– Thai quá to.
– Tiền sản giật.
– Sảy thai
– Nhiễm trùng được tiết niệu và nhiều vấn đề khác…
Như vậy, tiểu đường ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến thai kỳ và người mẹ cần phải hết sức cẩn trọng để bảo vệ con và bạn an toàn, khỏe mạnh.
2. Cần đến bác sĩ kiểm tra bệnh trước khi mang thai
Nếu bạn bị tiểu đường trước khi mang thai bạn cần phải đến gặp bác sĩ trước 3 – 6 tháng trước khi có kế hoạch mang thai. Bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra những biến chứng trên thận gây ra do bệnh tiểu đường và các vấn đề khác liên quan đến bệnh tiểu đường như các cơ quan, dây thần kinh, tim…
Bạn cũng sẽ được kiểm tra huyết áp để loại trừ bệnh tuyến giáp, đồng thời được kiểm tra mức cholesterol và loại mỡ trong máu.
3. Nên gặp bác sĩ để được tư vấn tiền sản
Tìm hiểu thêm: Lên lịch làm đẹp cho mẹ bầu dịp cuối tuần
Với những phụ nữ bị tiểu đường, tư vấn tiền sản rất quan trọng giúp mẹ có sự chuẩn bị tinh thần và thể chất tốt nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh. Trong buổi tư vấn, bác sĩ sẽ giúp người mẹ kiểm tra và xác nhận các vấn đề về cân nặng, lối sống, dinh dưỡng.
Theo đó, khi bạn bị tiểu đường trước và trong khi mang thai bạn cần lưu ý các vấn đề sau để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ:
Cân nặng
Người bình thường khi mang thai cân nặng cũng không nên tăng quá nhiều, trung bình khoảng 8 – 12kg/thai kỳ, do đó người bị tiểu đường càng phải chú trọng đến cân nặng hơn. Nếu thừa cân, việc giảm cân sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng từ bệnh tiểu đường, thiếu cân thì phải tăng cân để giảm khả năng sinh non, nhẹ cân.
Dưỡng chất
Người bị tiểu đường cần phải bổ sung các loại vitamin, nhất là axit folic thông qua thực phẩm mẹ ăn hàng ngày. Axit folic đã được chứng minh là giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ – một khuyết tật nặng mà não và tủy sống không hình thành bình thường. Do đó, mẹ nên ưu tiên bổ sung thực phẩm và không nên ỷ lại thuốc.
Ngay cả khi mang thai, việc bổ sung axit folic cũng rất cần thiết. Ngoài bổ sung từ thực phẩm, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung từ vitamin tổng hợp.
Mẹ cũng nên thay đổi chế độ dinh dưỡng trong khi mang thai để không làm dao động mức đường huyết. Trong khi đó, mẹ cần phải nạp năng lượng để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Mặc dù mức calo nạp vào cơ thể là khác nhau khi mang thai, tuy nhiên trung bình phụ nữ mang thai cần thêm 300 calo so với tiêu chuẩn dù có mắc bệnh tiểu đường hay không.
4. Khống chế đường huyết tốt nhất
>>>>>Xem thêm: Mẹ mang thai, não bộ thay đổi ra sao?
Khi mang thai người mẹ cần phải lưu tâm đến vấn đề khống chế đường huyết để tránh biến chứng thai kỳ. Các bộ phận của trẻ được hình thành rất sớm trong thai kỳ và sự phát triển của bé có thể bị ảnh hưởng bởi lượng đường trong máu của mẹ nếu không được khống chế kỹ càng. Lượng đường trong máu cao sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Đặc biệt trong 13 tuần đầu thai kỳ, lượng đường trong máu có thể gây ra khuyết tật bẩm sinh, sảy thai, và tăng nguy cơ các biến chứng bệnh tiểu đường.
5. Bị tiểu đường vẫn nên chăm chỉ luyện tập khi mang thai
Dù bị tiểu đường thai kỳ hay không, người mẹ cũng nên tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng với sự cho phép của bác sĩ. Tập thể dục vừa giúp mẹ năng động, vừa giúp mẹ kiểm soát lượng đường trong máu.
Các bài tập nhẹ nhàng như thiền, yoga, đi bộ luôn được khuyến khích cho các bà mẹ trong thai kỳ.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)