Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh phổ biến mà hầu hết các bé đều từng mắc phải. Bệnh lý này không nguy hiểm nếu các bậc phụ huynh biết cách điều trị và chăm sóc tốt cho trẻ. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Để có thêm những thông tin về bệnh như các dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả, Blogtretho.edu.vn mời bố mẹ cùng theo dõi bài chia sẻ khá chi tiết và đầy đủ như dưới đây.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh – dấu hiệu, cách chữa trị và phòng bệnh cho bé
Contents
1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
1.1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là gì?
- Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh đường hô hấp dưới, hay còn gọi là sưng cuống phổi. Bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh, những bé sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng hay các trẻ đang bị bệnh cúm, sởi, ho gà…
- Các mẹ nên hết sức cảnh giác bởi nếu để lâu, viêm phế quản ở trẻ sẽ để lại biến chứng nguy hiểm như gây suy hô hấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Bé có thể nhiễm sang viêm phế quản mãn tính hoặc sẽ tác động đến nhu mô phổi dẫn đến viêm phổi.
- Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh sẽ làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ và một phần dịch nhầy trong phổi bị ứ đọng lại. Thường kéo dài khoảng 20 ngày đến 1 tháng nếu điều trị đúng cách sẽ không trở thành bệnh nghiêm trọng.
- Viêm phế quản được chia thành 2 dạng viêm phế quản cấp tính và mạn tính. Viêm phế quản cấp tính thường do bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp, cũng có thể là do nhiễm lạnh hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm. Viêm phế quản mạn tính là tình trạng nghiêm trọng hơn. Lúc này, niêm mạc phế quản bị viêm, kích thích thường xuyên, ho dai dẳng và kéo dài.
1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh
- Nguyên nhân chính là do nhiễm khuẩn, những vi khuẩn thường gặp là phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… những lúc cơ thể của trẻ mệt mỏi, sức đề kháng kém đi sẽ chính là lúc những vi khuẩn này phát triển, hoạt động mạnh mẽ, tăng độc tính khiến trẻ bị nhiễm bệnh.
- Môi trường sống của bé bị ô nhiễm, thường xuyên hít phải bụi bẩn, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá hay mùi của các hóa chất như mùi sơn tường, sơn bàn ghế, nhà nhiều bụi bẩn…
- Khi cho trẻ tắm quá lâu, nước tắm quá lạnh, cho trẻ ngồi máy điều hòa sau khi tắm…
- Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nóng sang lạnh, cơ thể trẻ không thể thích nghi kịp cũng khiến cho vi trẻ dễ bị viêm phế quản.
- Những bé sinh non và những trẻ đang mắc một số bệnh như sởi, ho gà, viêm amidan, hay hen suyễn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm phế quản còn do trẻ bị sặc nước ối, trẻ sinh thiếu tháng cũng là nguyên nhân khiến hệ hô hấp của bé bị ảnh hưởng.
- Nguy cơ mắc viêm phế quản ở trẻ cũng có thể tăng cao do dị ứng với dị vật nào đó.
2. Dấu hiệu bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
- Ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm theo các dấu hiệu của sốt nhẹ. Dấu hiệu bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh thường kéo dài từ 1-2 ngày sau đó chuyển sang giai đoạn khởi phát hoàn toàn.
- Khi trẻ mắc bệnh trong một thời gian dài, bệnh sẽ lan nhanh đến 2 cuống phổi, dẫn đến khí quản có tình trạng sưng phòng, đỏ tấy lên, dịch nhầy ứ động trong phổi.
- Trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, bú kém, hay bị nôn trớ.
- Trẻ ăn kém, ngủ không ngon giấc.
- Niêm mạc phế quản sưng viêm khiến trẻ khó thở hoặc trẻ thường xuyên bị nôn trớ.
- Trẻ sẽ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú rất kém, tinh thần sa sút và không muốn chơi đùa.
Dấu hiệu nguy hiểm
- Sốt cao: Trẻ bị sốt rất cao, thậm chí có thể lên đến 40 độ, ít đáp ứng với thuốc hạ sốt, có thể bị li bì, co giật, thậm chí là hôn mê nếu không được hạ sốt kịp thời.
- Ho dữ dội và liên tục, ho co thắt, có thể xuất hiện tiết đờm, chảy mũi đặc và vàng.
- Khó thở, cánh múi phập phồng, khi kéo áo bé lên mẹ sẽ thấy co thắt lồng ngực, trên và dưới xương ức rút lõm.
- Tím tái. Đây là triệu chứng bệnh đã ở thể nặng, trẻ bị tím quanh môi, đầu chi, lưỡi hoặc toàn thân.
- Các triệu chứng khác đi kèm có thể là rối loạn tiêu hóa, trẻ bỏ ăn, chán ăn, chướng bụng, nôn trớ, tiêu chảy ….
3. Cách chữa trị bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
- Bác sỹ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ , phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ.
- Các mẹ nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ không tự bú thì cần vắt sữa ra bình cho bé ăn hoặc cho bé ăn sữa ngoài trong trường hợp mẹ không có sữa.
- Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn loãng hơn thường ngày. Khi chọn các món ăn cho trẻ, mẹ nên chú ý cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Nên giữ ấm cho bé trong những ngày trời lạnh. Hạn chế cho trẻ nằm máy lạnh, nếu bắt buộc phải cho trẻ nằm, mẹ nên có cách tăng chỉnh nhiệt độ phù hợp. Không nên để quạt của điều hòa hay quạt chĩa thẳng vào cơ thể trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bù lại lượng nước đã mất do sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy ….Có thể cho bé uống uống orezol trong các trường hợp cần thiết.
- Trước bữa ăn, các mẹ cũng nên nhỏ mũi cho trẻ. Có thể sư dụng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ để làm thông mũi trẻ. Nhỏ mỗi lần 3 – 4 giọt, mỗi ngày 2 – 3 lần. Sau khi nhỏ mũi, các mẹ chú ý dùng khăn mềm lau khô mũi cho bé.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước, nước giúp cho đường khí ẩm hơn và làm loãng đờm, để bé tống đờm ra khỏi đường hô hấp nhanh hơn. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì tăng cường cho bé bú mẹ hoặc qua sữa công thức.
- Chú ý cho trẻ mặc những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thể dùng nước mát chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn.
- Vào mùa đông không cần ủ ấm quá kĩ cho trẻ bởi có thể gây phản ứng ngược, toát mồ hôi lưng và gây viêm phổi ở trẻ.
- Không hút thuốc hoặc cho phép người khác hút thuốc gần trẻ, hạn chế việc tiếp xúc của trẻ đến nơi có người hút thuốc.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp cho không khí trong nhà trở nên dễ chịu và có độ ẩm cho bé, nếu bé bị ho đây chính là biện pháp hữu hiêu giúp bé không bị khó chịu.
- khi bé bị viêm phế quản đã lành bệnh rồi, ba mẹ vẫn cần chăm sóc kỹ thêm để tránh trường hợp bị tái phát.
- Có thể cho trẻ uống siro ho để long đờm hoặc sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên như quất, đường phèn, mật ong, tỏi… Khi thấy con có dấu hiệu ho, mẹ ngay lập tức cho trẻ uống để kiềm cơn ho và tiêu diệt virus.
- Khi trẻ ngủ, cho trẻ nằm gối cao đầu để tránh con bị ngạt mũi. Cần phải kiên trì điều trị vì bệnh có thể kéo dài trên 7 ngày.
- Mẹ cần theo dõi tần suất ho, sốt ở trẻ, nếu trẻ có biểu hiện thở mệt, thở nhanh, da tái, bỏ ăn, nôn ói thì cần đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.
- Đối với trường hợp trẻ có nhiều đàm nhớt nhưng khó tống ra ngoài thì mẹ có thể đưa tới bác sĩ để được hút đàm nhớt và vật lý trị liệu hô hấp.
4. Cách phòng bệnh bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
- Nên đảm bảo môi trường sống cho trẻ sạch sẽ, tránh cho trẻ hít phải các mùi hóa chất độc hại, đặc biệt là không cho trẻ hít phải mùi thuốc lá độc hại.
- Hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn để mát trong tủ lạnh như nước đá, hoa quả, sữa hay những thức ăn chế biến sẵn.
- Cho bé ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng. Với trẻ dưới 6 tháng chỉ cần cho uống sữa mẹ.
- Tăng chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, chỉ nên chênh với nhiệt độ bên ngoài 2-3 độ, không nên để quạt của máy điều hòa chĩa thẳng vào cơ thể trẻ và cũng không nên cho trẻ nằm lâu trong điều hòa.
- Giữ ấm cho trẻ trong những ngày thời tiết giao mùa, không nên mặc quần áo quá dày, không thấm được mồ hôi làm trẻ dễ bị cảm lạnh.
- Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể cho trẻ, đặc biệt là các khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.
- Tránh gây nhiễm lạnh cho bé khi thời tiết đột ngột thay đổi.
- Cha mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hoặc là cho trẻ bú. Thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.
- Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo lịch trình mà Bộ y tế đề ra.
- Chú ý đến những dấu hiệu bất thường của trẻ để kịp thời thăm khám và kiểm soát hiện trạng sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Bé đi nhà trẻ mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho con ra sao?
5. Những lưu ý về bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
5.1. Lưu ý về chế dộ dinh dưỡng
- Với các trẻ nhỏ chưa ăn dặm thì các mẹ tích cực cho bé bú nhiều hơn, để giúp trẻ có sức đề kháng với bệnh cũng như bù nước cho cơ thể khi trẻ bị sốt.
- Thực phẩm đa dạng, không kiêng bất kỳ thực phẩm gì để tăng sức để kháng cho con.
- Ba mẹ hay kiêng cữ những món ăn mà ba mẹ cho rằng khiến trẻ ho thêm như: tôm, cua, bò, gà,…
- Khi con bệnh viêm phế quản , ba mẹ có thể cho trẻ ăn những món dễ ăn, dễ nuốt như cháo, bún, mì, nui,… và cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày kết hợp uống nhiều nước.
- Bổ sung thêm các loại trái cây chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Khi trẻ bệnh không nên ép trẻ ăn. Đây là điều mà bố mẹ vần lưu ý khi trẻ bị bệnh .
5.2. Những lưu ý khác
- Bệnh viêm phế quản rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Đây là một bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong rất cao ở trẻ em, đứng hàng thứ hai sau bệnh tiêu chảy.
- Sau khi khỏi bệnh, trẻ vẫn cần được theo dõi sát và chăm sóc chu đáo như: giữ ấm cơ thể, tránh bị lạnh, ưu tiên bồi dưỡng cho trẻ,… để tránh tái phát bệnh.
- Ở trẻ sơ sinh nhất là trẻ đẻ non và trẻ dưới 2 tháng tuổi, bệnh thường rất nặng, trong khi triệu chứng lâm sàng lại rất sơ sài, có thể không thấy các biểu hiện bệnh ở phổi.
- Tuyệt đối không được cho bé uống aspirin vì loại thuốc này có khả năng làm bé mắc hội chứng Reye gây tử vong.
- Không cho bé sử dụng thuốc chữa ho. Vì đờm là mủ và chứa nhiều loại vi khuẩn, khi ho ra đờm bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn mà bệnh tình cũng nhanh khỏi hơn so với việc sử dụng các loại thuốc.
- Bé 10 kg cần 1 lít nước mỗi ngày. Bé trên 10 kg tính lượng nước bằng công thức: 1000ml + n ×50 trong đó n là số kg của bé – 10.
- Viêm phế quản là căn bệnh có thể lây lan sang những người xung quanh theo nhiều con đường khác nhau như:
- Tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh.
- Lây truyền qua việc sử dụng các vật dụng cá nhân chung.
6. Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và những căn bệnh khác
Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị hiểu nhầm với các bệnh lý về hô hấp khác, vì chúng có nhiều điểm tương đồng. Bố mẹ hãy cùng tham khảo nội dung dưới đây để có thể phân biệt được bệnh viêm phế quản với bệnh viêm phế quản dạng hen, tiểu phế quản và bệnh viêm phổi.
6.1. Viêm phế quản dạng hen
Khi bị bệnh, toàn bộ đường dẫn khí bị viêm nhiễm và chít hẹp lại gây co thắt phế quản, từ đó xuất hiện những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không thấy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít.
Biến chứng nguy hiểm
- Viêm tai giữa: Có khoảng 20% trẻ em gặp phải biến chứng này. Nhiều trẻ bị chảy mủ ở tai, đau và khó chịu ở tai, giảm khả năng nghe khi mắc bệnh viêm phế quản dạng hen. Nếu tình trạng này kéo dài không được tiến hành điều trị, bé sẽ đứng trước nguy cơ bị điếc tai.
- Suy hô hấp: Khi bé bị suy hô hấp sẽ rơi vào tình trạng khó thở tăng nhanh đột biến, các đầu ngón tay, ngón chân và môi bị tím tái. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong cao.
- Viêm phổi: Nếu bệnh viêm phế quản dạng hen không được tiến hành điều trị kịp thời, bé sẽ rất dễ gặp phải tình trạng viêm phổi. Tình trạng ho kéo dài sẽ gây xẹp phổi, nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
- Hen phế quản: Một khi lớp niêm mạc ở phổi bị tổn thương lâu dài sẽ phát triển thành bệnh hen phế quản mãn tính. Căn bệnh này sẽ khiến bé khó thở, nhất là vào ban đêm.
6.2. Viêm tiểu phế quản
- Bệnh này là cực kì phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ . Đây là tình trạng sưng viêm và tắc nghẽn ở các tiểu phế quản – những đường hô hấp nhỏ bên trong phổi.
- Thời gian cao điểm cho bệnh này là những tháng mùa đông. Các triệu chứng tương tự như cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Chúng có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc cả tháng.
- Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân chính là do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV), ngoài ra có thể do nhiễm các loại virus khác. Trẻ sơ sinh có thể bị tái nhiễm virus RSV do nó có 2 chủng loại tồn tại.
- Bệnh rất dễ lây lan, Có thể ây truyền qua những giọt nước nhỏ thông qua hắt hơi, nói chuyện, ho. Nếu chạm tay vật chứa vi khuẩn sau đó cho lên mũi, mắt hoặc miệng cũng có thể nhiễm bệnh.
Nguy cơ mắc bệnh cao
- Dưới 3 tháng tuổi.
- Sinh non.
- Bị bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh.
- Hệ miễn dịch rất yếu.
- Tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Ít bú sữa mẹ.
- Sống trong môi trường đông đúc, mất vệ sinh.
- Những biến chứng nguy hiểm
- Xơ nang.
- Bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh.
- Hội chứng suy giảm miễn dịch.
- Ung thư.
- Organ hoặc cấy ghép tủy xương.
6.3. Bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh là bị viêm các phế quản nhỏ, các phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang. Tổn thương viêm rải rác 2 phổi làm rối loạn trao đổi khí dễ gây suy hô hấp, ở trẻ sơ sinh bệnh hay tiến triển nặng, có thể gây tử vong.
6.3.1. Nguyên nhân
- Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ, liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ.
- Trẻ có thể bị bệnh ngay trong khi đẻ do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ.
- Viêm phổi sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm.
- ở những trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày. Khi trẻ bú mẹ thường hay bị nôn, trớ, nếu sữa bị hít nhầm vào khí quản, sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt, lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi.
- Một số bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… đều có thể dẫn tới viêm phổi sơ sinh.
6.3.2. Điều trị
- Chống suy hô hấp: Tại bệnh viện trẻ sẽ được hút đờm rãi, thở ôxy… tuỳ theo mức độ suy thở.
- Chống nhiễm trùng: Dùng kháng sinh phổi hợp 2 loại, phổ rộng, có hiệu quả với cả chủng vi khuẩn Gr (-) và Gr (+). Cần dùng đủ liều cần thiết và nên tiêm đường tĩnh mạch.
>>>>>Xem thêm: Có nên chích ngừa sởi cho bé 9 tháng?
Trên đây Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp những thông tin chi tiết cần biết về bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho bố mẹ dễ nhận biết bệnh, từ đó có cách chăm sóc cho bé khoa học và hợp lý hơn. Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, vì vậy bố mẹ cần theo dõi sức khỏe bé kỹ lưỡng, chăm sóc con chu đáo cẩn thận nhất có thể, để bé khỏe mạnh và phát triển mỗi ngày, tránh được những bệnh như viêm phế quản, bố mẹ nhé.
Chi Lê tổng hợp