Bệnh sởi là một căn bệnh nguy hiểm và rất dễ lây, do siêu vi khuẩn gây ra. Năm 1980, trước khi chương trình tiêm chủng được mở rộng, có đến hơn 2 triệu người chết mỗi năm do sởi.
Bạn đang đọc: Bệnh sởi và những điều cơ bản mẹ nên biết
Bệnh sởi là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ trên toàn cầu, mặc dù đã có vắc xin ngừa bệnh một cách an toàn và hiệu quả. Nam 2016, khoảng 89.780 người tử vong do sởi trong đó hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi.
Những số liệu thực tế về sởi này đã tạo ra mục tiêu cho Tuần lễ chùng ngừa thế giới (24-30 Apr) đó là nêu bật sự cần thiết của các hoạt động tập thể, đoàn thể nhằm đảm bảo mọi người đều được bảo vệ khỏi những căn bệnh có thể ngăn ngừa được bằng vắc xin. Năm nay, chủ đề của Tuần lễ chủng ngừa thế giới là “Cùng nhau được bảo vệ”, #Hiệu quả của vắc xin”, khuyến khích mọi người ở mọi tằng lớp – từ các nhà tài trợ cho đến công chúng – nỗ lực hơn trong việc tăng phạm vi tiêm chủng vì một tương lai tốt đẹp hơn.
Contents
- 1 Những điều cần biết về bệnh sởi và vắc xin ngừa sởi
- 1.1 1. Sởi là một bệnh truyền nhiễm
- 1.2 2. Cứ 5 người mắc bệnh sởi thì có 1 người bị biến chứng
- 1.3 3. Cách tốt nhất để chống lại bệnh sởi là chủng ngừa
- 1.4 4. Không có sự bảo vệ của vắc xin, bạn có thể gặp rủi ro (đặc biệt là trẻ em)
- 1.5 5. Vắc xin ngừa sởi an toàn và hiệu quả
- 1.6 6. Cơ sở ý tế có thể quản lý vắc xin ngừa sởi
Những điều cần biết về bệnh sởi và vắc xin ngừa sởi
1. Sởi là một bệnh truyền nhiễm
Đây là một căn bệnh nguy hiểm do virus gây ra. Nó có thể lây qua không khí khi người bị nhiễm ho hoặc hắt hơi.
Tìm hiểu thêm: 11 dấu hiệu phổ biến cho thấy trẻ thiếu canxi mẹ cần biết để bổ sung kịp thời cho con
2. Cứ 5 người mắc bệnh sởi thì có 1 người bị biến chứng
Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng tai, viêm phổi và phù não. Năm 2016, hơn 89.780 người – hầu hết là trẻ em – tử vong do nhiễm sởi.
3. Cách tốt nhất để chống lại bệnh sởi là chủng ngừa
Vắc xin ngừa sởi thường được sản xuất dưới dạng kết hợp với vắc xin ngừa Rubella và/hoặc quai bị, nó có hiệu quả như nhau ở dạng đơn hoặc kết hợp.
>>>>>Xem thêm: Nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi từ bí đỏ dinh dưỡng
4. Không có sự bảo vệ của vắc xin, bạn có thể gặp rủi ro (đặc biệt là trẻ em)
Nếu bạn chưa từng bị sởi hoặc chưa được tiêm vắc xin ngừa bệnh sởi thì bạn có thể gặp rủi ro vì vậy hãy kiểm tra lại với cơ sở y tế xem bạn đã được chủng ngừa chưa.
5. Vắc xin ngừa sởi an toàn và hiệu quả
Hai liều vắc xin ngừa sởi sẽ có tác dụng bảo vệ cơ thể suốt đời.
6. Cơ sở ý tế có thể quản lý vắc xin ngừa sởi
Bằng việc tiêm ngừa vắc xin, bạn sẽ đảm bảo bản thân và gia đình được bảo vệ khi dịch sởi bùng phát tại địa phương hay kể cả khi bạn đi du lịch.
Theo WHO
Lily Nguyễn lược dịch