Bệnh giãn bể thận ở thai nhi và những điều mẹ cần biết để bảo vệ bé

Rate this post

Bệnh giãn bể thận ở thai nhi được coi là tình trạng khá hiếm, chỉ xảy ra ở 1% thai nhi. Nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng thì bệnh rất có thể chuyển hướng xấu, nguy hiểm đến tính mạng của bé. Để mẹ có cái nhìn bao quát nhất về bệnh này, Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp tất cả những vấn đề liên quan như nguyên nhân, hậu quả, đến cách chữa trị… Các mẹ hãy cùng theo dõi nhé.

Bạn đang đọc: Bệnh giãn bể thận ở thai nhi và những điều mẹ cần biết để bảo vệ bé

Bệnh giãn bể thận ở thai nhi và những điều mẹ cần biết để bảo vệ bé

1. Giãn bể thận ở thai nhi là gì?

Giãn bể thận ở thai nhi hay còn gọi là thận ứ nước một hoặc 2 bên hay giãn đài bể thận là dấu hiệu bất thường, có thể phát hiện ra khi siêu âm chuẩn đoán trước khi sinh, có thể từ tuần thứ 16 của thai kỳ và tỉ lệ xảy ra ở bé trai nhiều hơn gấp 3 lần so với bé gái. Bệnh chỉ xảy ra khi có sự tắc nghẽn đường tiểu, thường gặp nhất ở vị trí tiếp nối của bể thận với niệu quản, niệu quản với bàng quang hoặc bàng quang với niệu đạo. Tuy chức năng tiết chế nước tiểu của thận vẫn hoạt động bình thường nhưng do bị tắc nghẽn ở các vị trí nói trên sẽ gây tình trạng ứ nước ở bể thận. Quá trình giãn bể thận lâu dần sẽ làm cho thận thai nhi bị biến dạng (phình to hoặc mỏng đi) và có thể bị vỡ bất cứ khi nào.

Bể thận của thai nhi ở mức bình thường qua các giai đoạn thai kỳ như sau:

  • Giữa 15 – 20 tuần: ≥ 4mm.
  • Giữa 20 – 30 tuần: ≥ 5mm.
  • Trên 30 tuần : ≥ 7mm.

Nếu chỉ số này lớn hơn so với mức bình thường thì được đánh giá là thai nhi giãn bể thận. Khi các bác sĩ nghi ngờ về việc thai nhi bị giãn bể thận, mẹ bầu cần được tiến hành đánh giá lại sau 30 phút vì có thể tình trạng giãn bể thận này chỉ thoáng qua.

Bệnh giãn bể thận ở thai nhi và những điều mẹ cần biết để bảo vệ bé

2. Bệnh giãn bể thận ở thai nhi được đánh giá như thế nào?

Vì khoảng 90% thể tích dịch ối được hình thành từ nước tiểu của thai nhi nên nếu tình trạng thai nhi bị tắc hoàn toàn hai bên đường tiểu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ối . Do vậy, trong quá trình khảo sát về tình trạng bệnh giãn bể thận, các bác sĩ sẽ đánh giá như sau:

  • Thai nhi bị giãn một bên hay hai bên thận và mức độ giãn nhiều hay ít.
  • Tình trạng ối đang ở mức bình thường, thiếu ối hoặc vô ối hay không.
  • Niệu quản và bàng quan có bị giãn hay phình to hay không
  • Và tình trạng bệnh có kèm theo những bất thường khác hay không.

Theo các nghiên cứu cho thấy:

  • Đa số các trường hợp giãn bể thận ở mức độ nhẹ khi đường kính trước sau bể thận nhỏ hơn 10mm và không có giãn đài thận thì 94 – 97% khả năng bệnh sẽ trở về mức bình thường sau sinh.
  • Nếu đường kính trước sau bể thận từ 10 – 15mm, thì tỷ lệ % sẽ trở về trạng thái bình thường là 48 – 62%.
  • Tuy nhiên, với những trường hợp khác thì trẻ cần được can thiệp phẫu thuật sau khi ra đời.

Bệnh giãn bể thận ở thai nhi và những điều mẹ cần biết để bảo vệ bé

3. Nguyên nhân giãn bể thận ở thai nhi

Trên thực tế thường không có nguyên nhân cụ thể gây ra chứng giãn bể thận ở thai nhi, và chủ yếu chúng xảy ra do những nguyên nhân cơ bản sau đây:

3.1 Thai nhi bị giãn thận sinh lý

Đa số các trường hợp giãn thận ở thai nhi khi phát hiện ở thời kỳ bào thai là thuộc trường hợp giãn thận sinh lý. Mẹ bầu có thể yên tâm vì tình trạng giãn bể thận này sẽ không tăng thêm và sẽ cải thiện dần cho đến khi con được sinh ra.

3.2 Thai nhi bị giãn bể thận do tắc nghẽn niệu quản

Thông thường sẽ có hai vị trí có thể bị tắc nghẽn ở đường tiết niệu, đó là:

  • Vị trí nối giữa bể thận và niệu quản, tỉ lệ gặp là 1/1.000 trẻ.
  • Vị trí niệu quản đổ vào bàng quan, với tỉ lên gặp ít hơn, chỉ 1/2.500 trẻ.

3.2 Thai nhi bị giãn bể thận do tắc nghẽn niệu đạo

Tình trạng thai nhi bị giãn bể thận do tắc nghẽn niệu đạo được hiểu như sau: Phần niệu đạo bị tắc nghẽn lâu ngày sẽ khiến bàng quang bị căng, không có khả năng co bóp và đẩy nước tiểu ra ngoài được. Tình trạng này lâu dài sẽ ảnh hưởng đến niệu quản và khiến bể thận của thai nhi bị giãn.

Tìm hiểu thêm: Chống rạn da cho mẹ bầu từ 8 nguyên liệu nhà bếp

Bệnh giãn bể thận ở thai nhi và những điều mẹ cần biết để bảo vệ bé

3.3 Thai nhi bị giãn bể thận do thận – niệu quản đôi

Thông thường ở mỗi người, mỗi bên thận sẽ có 1 niệu quản riêng. Trong trường hợp cá biệt, sẽ có nhiều hơn 1 niệu quản xuất phát từ thận, trường hợp này gọi là thận – niệu quản đôi và hầu hết đều không có triệu chứng gì và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Niệu quản phụ này thường bị tắc ở vị trí bàng quang, gây nên hình ảnh giãn niệu quản ngoằn ngoèo và túi phình chèn vào trong lòng bàng quang. Và chỉ có 1/5.000 trẻ mới mắc phải tình trạng này.

3.4 Thai nhi bị giãn bể thận do thận đa nang

Hiện tượng thận đa nang là do sự tắc nghẽn hoàn toàn của niệu quản từ thời kỳ bào thai, khiến cho thận của thai nhi không thể bài tiết nước tiểu và phát triển bình thường. Thông thường, tình trạng này chỉ gặp ở một bên thận nên mẹ cũng đừng nên quá lo lắng.

3.5 Thai nhi bị giãn bể thận do trào ngược bàng quang – niệu quản

Tình trạng này thường gặp ở 5 – 25% số trường hợp phát hiện giãn thận trước sinh. Sự trào ngược nếu kéo dài có thể làm giãn niệu quản, bể thận và làm cho trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đối với trường hợp này, các bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ cần phải dùng kháng sinh dự phòng trong vòng 1 năm đầu đời.

Bệnh giãn bể thận ở thai nhi và những điều mẹ cần biết để bảo vệ bé

6. Điều trị giãn bể thận ở thai nhi như thế nào?

Còn tùy vào tình trạng bệnh của thai nhi mà các bác sĩ sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Và thông thường, sẽ có hai hướng điều trị riêng biệt đó là điều trị giãn bể thận ở thai nhi trong giai đoạn thai kỳ và điều trị giãn bể thận trong thời gian bé đã được sinh ra. Vậy, hai cách chữa trị này là thế nào thì mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tham khảo thêm nhé.

6.1 Cách chữa trị trong thai kỳ

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đa số các trường hợp giãn bể thận thai nhi chỉ cần theo dõi bằng siêu âm trong suốt giai đoạn thai kì. Và quá trình mang thai cũng như thời gian dự kiến sinh và phương pháp sinh của mẹ cũng sẽ không bị ảnh hưởng gì. Bên cạnh đó, còn tùy vào tình trạng bệnh của con mà các bác sĩ sẽ yêu cầu chọc ối để kiểm tra xem có gì bất thường về nhiễm sắc thể kèm theo hay không.

Ngoài ra, mẹ cần ghi nhớ tình trạng của mình và thai nhi để thông báo cho bác sĩ mỗi đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ. Để tốt nhất cho tình trạng hiện tại của mẹ và bé, thì mẹ nên được sinh ở các cơ sở y tế lớn nhằm có đủ điều kiện, vật chất để chuẩn đoán sức khỏe của con ngay từ khi mới chào đời.

Thêm nữa là, khi bé còn ở trong bụng mẹ thì các chức năng vẫn chưa hoạt động động lập, mà chỉ hoạt động thông qua cơ thể mẹ nên cũng đừng quá lo lắng nhé. Cách tốt nhất để giảm tình trạng bệnh cho bé là mẹ bầu phải thật bình tĩnh, ăn uống điều độ đủ chất và cố gắng để con có được hệ hô hấp tốt và khỏe. Mẹ đừng lo lắng nhiều mà có sự can thiệp đưa con ra sớm để điều trị. Vì chỉ khi con thật sự khỏe mạnh, đủ tháng thì mới có đủ sức đề kháng để chống lại bệnh.

Bệnh giãn bể thận ở thai nhi và những điều mẹ cần biết để bảo vệ bé

6.2 Cách chữa trị sau khi sinh

Sau khi sinh, với tình trạng của mình, bé sẽ được thăm khám kĩ lưỡng hơn. Mục đích là để phát hiệm sớm các dị tật bẩm sinh như tinh hoàn ẩn , lỗ đái thấp, thoát vị bẹn,… nếu có.

Trong trường hợp nặng hơn nếu có dấu hiệu rõ ràng của sự tắc nghẽn đường tiết niệu, siêu âm kiểm tra phát hiện tình trạng giãn thận nặng lên, kết hợp với các triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần thì trẻ sau khi sinh cần được tiến hành phẫu thuật.

Với những trẻ bị thận đa nang, bên thận còn lại vẫn bình thường nhưng có sự chèn ép vào phổi, đường tiêu hóa hoặc nghi ngờ chúng sẽ phát triển thành khối u thì không phải phẫu thuật mà trẻ cần được theo dõi thận trong vòng 6 tháng đến 1 năm để đưa ra quyết định cắt bỏ khi đến thời điểm thích hợp.

7. Những vấn đề liên quan đến bệnh giãn đài bể thận ở thai nhi khác

Bên cạnh việc theo dõi và phát hiện chứng giãn bể thận ở thai nhi thì việc tầm soát hệ thống đường tiết niệu trong giai đoạn thai kỳ còn giúp:

  • Đánh giá một số vấn đề khác như các dị dạng ở hệ niệu, chức năng bài tiết của thận,…
  • Nếu thai nhi có sự tắc nghẽn ở đường niệu đạo thì hoàn toàn có thể xảy ra các vấn đề khác như vô sản thận hoặc loạn sản thận hai bên.
  • Thông thường những trẻ có sự bất thường về nhiễn sắc thể tăng lên 3 lần thì nguy cơ con sẽ mắc các dị dạng thận đơn độc sẽ tăng lên gấp 30 lần.
  • Khi con được chuẩn đoán là giãn bể thận, mẹ cần theo dõi các triệu chứng liên tục và cân bằng chế độ sinh hoạt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh giãn bể thận ở thai nhi và những điều mẹ cần biết để bảo vệ bé

>>>>>Xem thêm: Thai nhi 30 tuần và những điều mẹ bầu cần biết

8. Giãn bể thận ở thai nhi có phải là dấu hiệu của bệnh Down

Tuy không quá nguy hiểm nhưng giãn bể thận của thai nhi cũng là dấu hiệu về bất thường nhiễm sắc thể. Nếu kết quả đo độ mờ da gáy và kích thước bể thận của con bất thường thì khả năng thai nhi mắc phải hội chứng Down là rất cao. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ tiến hành thực hiện các xét nghiệm khác để chắc chắn hơn và đưa ra những hướng xử lý phù hợp.

Thông thường chứng giãn bể thận ở thai nhi sẽ được khắc phục tự nhiên theo quá trình phát triển của con. Vì thế, mẹ không nên quá lo lắng mà sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe của cả hai mẹ con. Nếu mẹ bầu còn điều gì thắc mắc về vấn đề mang thai hoặc các bệnh lý có thể mắc phải trong thời gian thai kỳ, mẹ hãy đón đọc thêm những bài viết trong Chuyên mục 40 tuần thai của Blogtretho.edu.vn nhé. Chúc mẹ và bé có thật nhiều sức khỏe, cũng như sẽ có một cuộc vượt cạn thật thành công.

Hiền Anh tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *