Bé sơ sinh bị sôi bụng là tình trạng thường gặp ở trẻ. Tình trạng này làm không ít những bậc cha mẹ lo lắng, nhất là với những cha mẹ có con lần đầu tiên. Trong bài viết này, Blogtretho.edu.vn sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng sôi bụng này ở con sao cho hiệu quả, để không còn phiền muộn nữa nhé.
Bạn đang đọc: Bé sơ sinh bị sôi bụng – những điều mẹ cần biết để khắc phục sớm tình trạng này
Contents
1. Bé sơ sinh bị sôi bụng có nguyên nhân từ đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh dù là đang bú mẹ hoặc bú sữa công thức, nhưng nguyên nhân chính thường là do chế độ dinh dưỡng của cả mẹ và bé. Và bây giờ, mẹ hãy cũng Blogtretho.edu.vn điểm mặt những nguyên nhân cơ bản nhất gây ra tình trạng này như dưới đây nhé:
- Bé sơ sinh bị sôi bụng khi bú mẹ, hoàn toàn có thể là do mẹ ăn những loại thức ăn lạ, nhiều dầu mỡ, khó tiêu, quá cay hoặc nóng.
- Đối với những trẻ bú sữa công thức thì có thể do hệ tiêu hóa của bé chưa quen với loại sữa mới hoặc thậm chí là do các dụng cụ mẹ cho bé bú hằng ngày không được vệ sinh sạch sẽ.
- Khi bé được cho bú ngoài quá sớm, cơ thể của con chưa sản xuất đủ lượng enzyme cần thiết để có thể tiêu hóa lactose – một loại đường có trong sữa và các thực phẩm khác được làm từ sữa. Từ đó dẫn đến lượng lactose không được tiêu hóa và tích tụ ở ruột khiến con bị sôi bụng.
- Trẻ sơ sinh nuốt phải không khí trong bình sữa hoặc mẹ bế bé khi bú không đúng cách cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.
- Ngoài ra, sau khi bú những bé có thói quen uốn éo cơ thể cũng sẽ khiến sữa trào ngược lên dạ dày gây ra chứng sôi bụng nữa đấy mẹ.
2. Biểu hiện của bé khi bị sôi bụng – điều mẹ cần biết
Khi bé bị sôi bụng, chắc hẳn mẹ sẽ lo lắng rất nhiều. Để có thể nhận biết chứng sôi bụng ở trẻ mẹ có thể dựa vào:
- Trẻ thường có những biểu hiện quấy khóc liên tục.
- Không thèm bú sữa và hay bị nôn trớ sữa ra ngoài.
- Mẹ có thể nhận biết qua sự thay đổi giấc ngủ của bé như là ngủ nhiều vào ban ngày, thức quấy khóc vao ban đêm.
- Ngoài ra, biểu hiện bé sơ sinh bị sôi bụng còn có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy, với mức độ nhẹ hoặc nặng tùy theo cơ địa của từng bé.
Mẹ cần đặc biệt để ý những biểu hiện của bé trong khoảng thời gian con bú và sau khi bé bú xong để có thể dễ dàng nhận biết chứng sôi bụng và có những biện pháp khắc phục cho con sớm nhất nhé.
3. Mẹ phải làm sao khi bé có những triệu chứng sôi bụng
Tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh không có tính nguy hiểm nhưng nếu không được khắc phục sớm sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của con như sụt cân, chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng giảm, hoặc thậm chí là gây chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ cần phải tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân khiến bé bị sôi bụng, từ đó có những cách khắc phục và phòng ngừa tốt nhất. Những cách làm dưới đây sẽ giúp mẹ làm giảm chứng sôi bụng khó chịu ở trẻ:
- Khi thấy trẻ có hiện tượng sôi bụng và quấy khóc, mẹ nên thay đổi tư thế bú, vỗ nhẹ lên lưng cho bé ợ hơi hoặc mẹ có thể đặt bé nằm ngửa, sau đó dùng hay tay của mình gập đầu gối bé liên tục một cách nhẹ nhàng để con ợ hết hơi ra.
- Massage nhẹ nhàng vùng bụng của bé theo chiều kim đồng hồ giúp bụng trẻ thoát hơi ra dễ dàng hơn.
- Khi bú, nếu thấy bé bị ọc sữa , mẹ nên nghiêng đầu bé sang một bên cho bé ọc hết để tránh tình trạng con bị sặc sữa.
- Thay đổi tư thế bú cho trẻ. Một mẹo nhỏ cho mẹ là hãy lắng nghe tiếng sôi ở bụng bé để thay đổi tư thế cho phù hợp.
- Bé bú sữa sữa đầu quá nhanh và nuốt hơi. Mẹ có thể nặn bỏ bớt sữa đầu vì trong sữa đầu có chứa nhiều lactose và cho bé ợ hơi sau khi bú mẹ.
Tình trạng sôi bụng của bé có thể hết sau một ngày những cũng có thể kéo dài cả tuần, tùy vào cơ địa của từng bé. Nhưng nếu bé vẫn bị sôi bụng kèm theo những triệu chứng bất thường hoặc sốt cao thì rất có thể tình trạng sôi bụng này là dấu hiệu của một số các bệnh thường gặp như chứng trào ngược dạ dày, đau thắt bụng, rối loạn tiêu hóa,… Lúc này, mẹ nên nên đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.
4. Bật mí cho mẹ cách phòng ngừa chứng sôi bụng cho trẻ
Tìm hiểu thêm: Bánh cho bé ăn dặm với 5 cách chế biến đơn giản mẹ nên biết
Chứng sôi bụng có thể khiến con khó chịu và mệt mỏi, chính vì vậy, mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa trước khi tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Mách mẹ một số biện pháp phòng ngừa chứng sôi bụng của con:
4.1 Đối với những trẻ đang bú sữa mẹ hoàn toàn
Tình trạng sôi bụng của bé có thể xảy ra ngay khi bé bú trực tiếp sữa mẹ, để có thể khắc phục và hạn chế tối đa chứng sôi bụng khó chịu này, điều mẹ cần làm đó chính là:
- Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu. Do đó, mẹ cần chú ý hơn về những loại thực phẩm lợi sữa trong bữa ăn hằng ngày.
- Hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng, các đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Thay vào đó là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh với rau củ và các loại khoáng chất cần thiết.
- Mẹ nên uống đầy đủ lượng nước cần thiết để nguồn sữa được chất lượng và hạn chế chứng sôi bụng ở trẻ.
- Mẹ nên giữ đầu bé cao hơn một chút khi cho bé bú.
- Không nên cho con bú quá no, thay vào đó, mẹ có thể chia nhỏ những cử bú làm nhiều lần trong ngày.
4.2 Những biện pháp phòng ngừa chứng sôi bụng khi trẻ bú sữa công thức
Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú mà phải chọn phương án cho bé bú sữa công thức thì việc đầu tiên mẹ cần làm đó là:
- Chọn mua những loại sữa hoặc những thực phẩm từ sữa không chứa quá nhiều lactose, tìm hiểu cách pha chế và những dụng cụ vệ sinh thật kỹ càng.
- Có thể cho bé ăn thêm các loại sữa chưa nhiều lợi khuẩn, giúp con cũng cố và phát triển hệ tiêu hóa.
- Đối với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu canxi giúp phát triển hệ xương và răng. Cắt giảm khẩu phần sữa và cho bé ăn dặm từ từ, điều này giúp cơ thể con có thêm thời gian để sản sinh men tiêu hóa đường lactose.
- Vệ sinh sạch sẽ và khử trùng các dụng cụ ăn uống của trẻ.
- Chọn núm vú phù hợp và điều chỉnh hướng bình sao cho hạn chế tối đa nhất lượng không khí mà bé có thể nuốt phải.
>>>>>Xem thêm: Cách tránh thai sau khi quan hệ 1 tuần có hay không một biện pháp hữu hiệu?
Bé sơ sinh bị sôi bụng là tình trạng thường gặp nhất trong những tháng đầu đời của con và hầu như bố mẹ nào có con 0-12 tháng cũng ít nhất một vài lần phải đối diện với vấn đề này của bé. Do vậy, nếu con của mẹ gặp phải, mẹ cũng không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh giúp con xử lý được cơn khó chịu liên quan. Bên cạnh đó, việc quan tâm đến những điều nhỏ nhặt nhất của bé, cũng sẽ giúp mẹ theo dõi tình hình khi con có những sự bất thường, để có cách ứng phó kịp lúc, nhằm bảo vệ sức khỏe của bé yêu tốt hơn, trong quá trình phát triển từng ngày mình.
Hiền Anh tổng hợp