Bé lười ăn phải làm sao đây? Hẳn nỗi băn khoăn lo lắng này là tâm trạng chung của các bậc phụ huynh có con lười ăn. Không hiểu sao, cứ đến bữa ăn của bé sẽ y là như trận chiến đối với cả gia đình. Không chỉ mẹ mệt, bố mệt, ông bà mệt mà các con cũng mệt vì không muốn ăn. Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì?
Bạn đang đọc: Bé lười ăn phải làm sao để con ăn ngon miệng trở lại
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé lười ăn như: khẩu vị thức ăn không hợp, tâm lý sợ ăn, bé thích chơi nhiều hơn ăn… Trong những trường hợp thế này, giải pháp hiệu quả nhất chắc chắn là mẹ phải tìm mọi cách để mang lại cảm giác ngon miệng cho con, nếu tình trạng bé lười ăn xảy ra thường xuyên. Giải pháp hiệu quả cụ thể như thế nào, Blogtretho.edu.vn mời mẹ tham khảo nội dung chia sẻ ngay dưới đây nhé.
Contents
1. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé
Bé lười ăn phải làm sao cải thiện để bảo đảm đủ dinh dưỡng cho con? Câu trả lời cho các mẹ là hãy đa dạng hóa các bữa ăn hằng ngày của bé bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng từ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo và rau xanh.
Mẹ hãy thao dõi quan sát xem những loại thực phẩm con thích ăn hơn, quan tâm hơn từ đó mẹ dễ dàng chọn lựa các thực phẩm này, có cách chế biến đa dạng kết hợp với các thực phẩm khác với tỉ lệ phù hợp, hẵn sẽ dễ thuyết phục bé hơn.
Các mẹ cũng lưu ý, không nên ép bé khi bé không muốn ăn, chỉ cần trong các bữa ăn hằng ngày các mẹ cho bé ăn đủ 4 nhóm chất trên là được – không cần bé phải ăn nhiều, ăn cho hết bát mẹ đã chuẩn bị mà chỉ cần ăn đủ. Ngoài ra, các mẹ cũng nên bổ sung thêm các vi chất sắt, kẽm và lysine cho bé lười ăn theo ý kiến của bác sỹ, để cải thiện tình trạng của các con nhé.
2. Cho bé vận động thường xuyên
Bé càng lười ăn, có dấu hiệu còi xương, suy dinh dưỡng thì mẹ càng nên cho bé vận động và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Tham gia các trò chơi vận động ngoài trời sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Nó giúp cơ thể bé tăng quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu, từ đó vận chuyển nhiều oxy và chất dinh dưỡng đến mọi tế bào làm cho bé mau đói, thèm ăn hơn bình thường. Đặc biệt, khi vận động bé có thể xây dựng cho mình lối sống lành mạnh và có cảm xúc tích cực hơn với môi trường xung quanh, nên ít nhiều tâm lý sợ ăn sẽ dần được cải thiện.
Tìm hiểu thêm: Cho bé bú khi mẹ đi làm như thế nào là tốt nhất?
3. Bổ sung vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột của bé
Làm sao để có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh và không bị tổn thương bởi các tác động của ngoại cảnh như chế độ ăn, các loại thực phẩm, thuốc chữa bệnh… Câu trả lời cho các mẹ là hãy bổ sung các loại vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột của trẻ như sữa chua, váng sữa…
Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý khi cho bé ăn sữa chua, không cho các con ăn vào lúc đang đói. Vì ăn lúc đói sẽ khiến dạ dày trẻ co bóp mạnh, tiết nhiều dịch vị để đẩy canxi xuống ruột và đào thải ra ngoài, khi đó bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, chân tay run, bị đau bụng hoặc đau dạ dày.
4. Cho bé ăn cùng với gia đình
Với các bé gần 1 tuổi đang ở giai đoạn thích khám phá thế giới xung quanh, nên sẽ rất hứng thú với những điều mới lạ quanh mình. Vậy bé lười ăn phải làm sao để có hứng thú? Giải pháp cho câu hỏi này là hãy thử cho bé ăn cùng với gia đình. Thay vì để bé ăn dặm một mình, các mẹ hãy thử tập cho bé ăn cùng với các thành viên khác trong gia đình để tạo thêm hứng thú ăn uống cho trẻ. Không cần ngồi chung bàn với mọi người, mẹ chỉ cần sắm cho các cục cưng một chiếc ghế ăn phù hợp, rồi đến bữa ăn hãy cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình, chắc chắn các con sẽ có cảm giác thích thú với trải nghiệm mới lạ này.
>>>>>Xem thêm: 7 cách nấu cháo ngon, đơn giản với yến mạch và trái cây cho bé
Bé lười ăn phải làm sao – thưc sự đây là bài toán khó đối cho các mẹ đang trong quá trình chăm sóc con. Nhưng với tình yêu thương vô bờ bến của các bậc làm cha làm mẹ, Blogtretho.edu.vn tin rằng, các mẹ sẽ tìm được đáp án thích hợp nhất cho con em mình. Hy vọng bài viết này cũng sẽ giúp ích một phần cho các mẹ, trong quá trình đi tìm giải pháp ấy. Chúc các con và các mẹ cùng vượt qua những khó khăn này này thật hiệu quả nhé.
Kim Chi tổng hợp