Bé ho có đờm là hiện tượng bé ho kèm theo đờm trong cổ họng. Tình trạng này không chỉ làm bé cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe của bé mà nó còn khiến cho các ông bố bà mẹ hết sức lo lắng.
Bạn đang đọc: Bé ho có đờm và những điều mẹ cần biết để chăm sóc tốt cho bé
Khi bị ho có đờm, bé thường hay quấy khóc, khó thở, nghẹt mũi, lười bú mẹ…Tùy vào từng nguyên nhân, các mẹ cần theo dõi để để trị hợp lý, kịp thời cho bé. Bài viết dưới đây của Blogtretho.edu.vn sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết để các bố mẹ biết cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con yêu.
Contents
1. Nguyên nhân khiến bé ho có đờm
Bản chất đờm là một phản ứng có lợi cho cơ thể của bé. Đờm là một trong những dịch tiết của đường hô hấp, có tác dụng bám dính vi khuẩn, virus. Nhờ hệ thống lông mao và phản xạ ho, đờm sẽ được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, khi đờm quá nhiều sẽ khiến cho bé bị ho dữ dội và kéo dài. Nếu đờm tích tụ nhiều cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây bội nhiễm đường hô hấp của bé.
Bé ho có đờm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, thông thường là dị ứng, hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản, cảm cúm, viêm phổi và cảm lạnh…
2. Xử lý khi bé ho có đờm
2.1 Trường hợp bé ho có đờm do cảm lạnh
Khi thấy bé ho có đờm kèm theo các triệu chứng như sổ mũi , viêm họng, sốt nhẹ vào ban đêm, các mẹ nên theo dõi, cân nhắc xem có phải tình trạng này là do cảm lạnh hay không.
Khi đã xác định được nguyên nhân là do cảm lạnh, mẹ nên tăng cường cho bé bú mẹ và nghỉ ngơi để tăng sức đề kháng, tuyệt đối không dùng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ vì như thế sẽ gây nguy hiểm cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng tiếp tục theo dõi tình trạng của bé để phòng ngừa những biểu hiện nguy hiểm có thể xảy ra.
Tìm hiểu thêm: Đặt tên cho con trai năm 2020 hợp tuổi bố mẹ giúp con thành đạt cả đời
2.2 Trường hợp bé ho có đờm do viêm phổi
Nếu mẹ thấy bé ho có đờm xanh hoặc vàng thì rất có thể bé bị viêm phổi. Trong trường hợp này, các mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay để xác định chính xác nguyên nhân là do vi khuẩn hay virus, từ đó có cách điều trị hợp lý nhất, tuyệt đối không nên tự chữa trị cho bé tại nhà.
2.3 Trường hợp bé ho có đờm do viêm phế quản
Nếu thấy bé ho có đờm kèm theo biểu hiện sốt nhẹ, đờm đục có màu xanh hoặc vàng, khó thở, thở khò khè, bú kém, nôn trớ thì có thể bé đã bị viêm phế quản rồi đấy các mẹ. Lúc này, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Khi chăm sóc tại nhà, các mẹ vẫn nên cho bé tiếp tục bú bình thường, đồng thời dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
3. Trị ho có đờm bằng thảo dược dân gian
Khi bé ho có đờm, các mẹ có thể điều trị cho bé bằng những phương pháp dân gian đơn giản mà hiệu quả dưới đây:
- Dùng lá hẹ kết hợp đường phèn : Lá hẹ đem xay nhuyễn, thêm đường phèn và hấp cách thủy khoảng 15 phút. Sau đó, mẹ lấy phần nước cách thủy cho bé dùng với liều lượng 3 – 4 lần / ngày, mỗi lần 2 thìa cà phê.
- Dùng quất xanh và đường phèn: Đem quất rửa sạch vỏ, bổ đôi, trộn với đường phèn hoặc mật ong. Sau đó, mẹ hãy chưng cách thủy đến khi quất chín thì dằm ra, lấy phần nước cho bé dùng nhiều lần trong ngày.
- Dùng lê kết hợp gừng, tỏi, muối, đường phèn: Dùng 1 quả lê nhỏ, 1 nhánh gừng và 3 tép tỏi trộn với vài hạt muối, ít đường phèn đem chưng cách thủy. Sau khi chín, mẹ cho bé dùng lê hoặc nước lê đều được.
>>>>>Xem thêm: Chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý
Tóm lại, tình trạng bé ho có đờm thường không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng nếu không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt cao, phát ban và dị ứng… Tuy nhiên, không phải vì thế mà các bậc phụ huynh có thể chủ quan mà hãy theo dõi sát sao các biểu hiện của con, để có thể xử lý kịp thời, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé. Hy vọng những thông tin về nguyên nhân, cách xử lý, điều trị khi bé ho có đờm mà Blogtretho.edu.vn cung cấp trên đây, có thể giúp các mẹ yên tâm để chăm sóc con tốt nhất.
Mỹ Tiên tổng hợp