Bé hay dụi mắt – đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Rate this post

Bé hay dụi mắt, đặc biệt là với trẻ sơ sinh rất thường xảy ra. Đương nhiên thấy con hay dụi mắt, mẹ nào cũng không tránh khỏi lo lắng. Vậy, mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân bé hay dụi mắt và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này như thế nào nhé.

Bạn đang đọc: Bé hay dụi mắt – đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Hành động dụi mắt thường không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, kể cả những trẻ lớn trên 1 tuổi. Thường dụi mắt là bé chỉ hành động theo cảm tính, chứ không hề ý thức được những cử chỉ của mình. Và đương nhiên, bé hay dụi mắt trong thời gian dài sẽ tạo nên một thói quen không tốt. Về lâu về dài, thói quen này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giác mạc của con trẻ là có thật. Do vậy chuyện mẹ lo lắng khi trẻ dụi mắt thực sự cũng không hề thừa. 

Bé hay dụi mắt – đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

1. Đi tìm nguyên nhân khiến bé hay dụi mắt

Trẻ sơ sinh thường đưa tay lên mắt, đặc biệt là những khi ngủ bởi nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất, bố mẹ nên biết để giúp trẻ nhé:

  • Con bạn bị viêm kết mạc do vi trùng hay bị dị ứng dẫn tới ngứa mắt, do sạn vôi hoặc cũng có thể là bởi những sợi lông mi mắt cuộn vào trong làm bé khó chịu.
  • Mắt xuất hiện những nốt chấm đen, có màu xám hay xanh ở trong lòng mắt khi bé gặp phải tình trạng nốt sắc tố của mắt. Trường hợp này không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh nếu những chấm đen này không lây lan nhanh.

Bé hay dụi mắt – đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

  • Bé hay dụi mắt có thể do tác động từ những yếu tố từ môi trường bên ngoài khiến bụi bẩn bay vào mắt bé như máy sưởi, máy quạt gió, ống thông gió,… Vậy nên, bố mẹ nên để ý, chủ động thường xuyên vệ sinh sạch sẽ mọi vật dụng xung quanh bé để chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con yêu nhé. 
  • Nếu trong nhà có nuôi các loại động vật như chó, mèo, thì cũng có khả năng những sợi lông rơi rụng của chúng khi chạm vào mắt trẻ khiến bé dụi mắt vì khó chịu (bởi trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm). Bên cạnh lông các thú nuôi trong nhà, một số đồ chơi trẻ em như thú nhồi bông hay các vật dụng có bông, lông thú cũng đều có thể làm bé hay dụi mắt.
  • Một nguyên nhân khác khiến bé nhà bạn có biểu hiện dụi mắt liên tục là do các loại hóa mỹ phẩm bạn đang sử dụng cho bé như bột giặt, dầu gội, sữa tắm cho bé hay kem dưỡng ẩm. Da và cơ thể trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm, chỉ cần sử dụng một chút ít sản phẩm không phù hợp là có thể gây dị ứng da và dẫn tới ngứa mắt. Lúc này, bên cạnh dụi mắt, trẻ còn biểu hiện sự khó chịu nữa, nên mẹ cần hết sức lưu ý.

Tìm hiểu thêm: Bàn chân em bé bị lạnh nói lên điều gì và lưu ý dành cho bố mẹ

Bé hay dụi mắt – đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

2. Khắc phục tình trạng bé hay dụi mắt như thế nào?

Đầu tiên, nếu quan sát thấy bé có biểu hiện dụi mắt nhiều lần, bố mẹ cần chuẩn bị lọ nước muối sinh lý chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, để thường xuyên nhỏ vào mắt trẻ, giúp làm cho mắt dịu mát, đỡ ngứa.

Tiếp đó, cần theo dõi chuyển biến của con trẻ trong những ngày tiếp theo, đồng thời luôn luôn rửa mặt lau mắt bé bằng nước ấm nhẹ. Phải luôn tắm rửa sạch sẽ cho cơ thể bé sạch khuẩn, đặc biệt là phải giữ tay chân bé luôn sạch sẽ.

Cho dù trẻ có ngứa mắt, khó chịu hay trẻ quấy khóc đến đâu, bố mẹ cũng không nên dùng bất cứ loại dầu, thuốc, kem nào xoa xung quanh khu vực mắt của con. Trong giai đoạn này phản xạ và cơ bắp con nhỏ chưa được hình thành, việc bôi “vật lạ” lên da vùng mắt khiến tay bé hay dụi mắt hơn và các chất chứa trong các sản phẩm này sẽ đi trực tiếp vào mắt, gây ảnh hưởng niêm mạc.

Bé hay dụi mắt – đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: 7 cách nấu cháo ngon, đơn giản với yến mạch và trái cây cho bé

Khi tình trạng bé dụi mắt diễn ra liên tục và kéo dài mà vẫn không hề thuyên giảm, cha mẹ không nên tùy tiện dùng thuốc hay chữa trị đau mắt , ngứa mắt cho bé bằng bất kỳ cách nào. Cách tốt nhất trong lúc này là bạn nên đưa trẻ đến trung tâm y tế hoặc cơ sở chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân, có cách điều trị an toàn cho bé. 

Đôi mắt là bộ phận vô cùng quan trọng và cần được bảo vệ thật kỹ lưỡng. Chỉ một tác động nhỏ thôi cũng đủ để làm “cửa sổ tâm hồn” của trẻ bị tổn thương. Bố mẹ cần cân nhắc hơn trong việc bảo vệ đôi mắt con luôn khỏe mạnh, tinh anh và có biện pháp xử lý đúng đắn nhấtkhiphát hiện bé hay dụi mắt, để bảo toàn thị lực cho con yêu.

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *