7 việc nên và không nên làm khi cho bé nằm sấp

Rate this post

Kể từ chiến dịch “Back to sleep” (Ngủ trở lại – với ý nghĩa là ngủ ở tư thế nằm ngửa) năm 1994 (chiến dịch với nỗ lực kêu gọi hãy cho trẻ sơ sinh ngủ ở tư thế nằm ngửa, để hạn chế hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh – SIDS), thời gian bé nằm sấp hay nằm bụng – tummy time đã được bổ sung vào vốn từ của các bà mẹ.

Bạn đang đọc: 7 việc nên và không nên làm khi cho bé nằm sấp

Ban đầu, các bác sỹ khuyến cáo về “thời gian cho bé nằm sấp” (cho trẻ nằm úp một khoảng thời gian khi còn thức) chủ yếu để hạn chế chứng “đầu dẹt”. Mặc dù sau đó, việc này được cho là không đúng (vì đầu của trẻ sẽ tự tròn lại vào khoảng 6 tháng), nhưng các chuyên gia vẫn tiếp tục khuyên các bậc cha mẹ nên thực hiện “tummy time” cho trẻ vì nó giúp cho cơ cổ, vai, cánh tay và thân mình bé cứng cáp hơn; đồng thời, nó còn giúp trẻ mau biết lẫy, ngồi, bò. Chưa kể đến, một số bé lại rất thích nằm ở tư thế này.

7 việc nên và không nên làm khi cho bé nằm sấp

Thực hiện “thời gian nằm sấp” cho trẻ không phải là một việc quá khó hay phức tạp, tuy nhiên vì là liên quan tới em bé nên bạn cũng nên lưu ý một số điểm để giúp bé có được “tummy time” thật thoải mái. Và dưới đây là 7 việc bạn nên và không nên làm khi cho bé nằm sấp.

1. Cho bé nằm sấp – Hãy bắt đầu một cách chậm rãi

Theo lý thuyết, bạn có thể bắt đầu cho bé nằm sấp/ nằm bụng ngay sau sinh, tuy nhiên trên thực tế, tốt nhất bạn nên đợi đến khi bé rụng rốn rồi bắt đầu vẫn chưa muộn. Ban đầu, bạn có thể cho bé nằm úp khoảng 1-2 phút/ lần, và khoảng 4-5 lần/ ngày, có thể tăng dần thời gian cho bé nằm sấp đến mức bạn thấy phù hợp với bé. Theo một số chuyên gia thì bạn có thể tăng đến 10 phút/ lần nằm bụng và thực hiện 4-5 lần/ ngày một cách đều đặn; sao cho đến khoảng 4 tháng tuổi, bé có thể thực hiện tổng cộng 90 phút nằm sấp/ ngày.

7 việc nên và không nên làm khi cho bé nằm sấp

2. Đừng căng thẳng nếu bạn không đạt được mục tiêu hàng ngày

Bạn đừng để những khuyến cáo của các chuyên gia làm bản thân bị áp lực. Nằm sấp sẽ rất có lợi cho sự phát triển của bé, nhưng nó không phải là nhân tố quyết định việc bé có trở thành vận động viên Olympic hay không. Vì vậy, nếu bé không đạt được “chỉ tiêu” hàng ngày, thì việc đó cũng không ảnh hưởng gì đến những lần tập sau. Và việc bé không thích nằm sấp cũng không ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển bình thường của cơ thể bé.

Tìm hiểu thêm: Bệnh sa tử cung ở phụ nữ sau sinh có nguy hiểm tính mạng không?

7 việc nên và không nên làm khi cho bé nằm sấp

3. Hãy thử đặt một cái khăn dưới nách bé

Một số phụ huynh phát hiện ra rằng cuộn và đặt một chiếc khăn nhỏ hoặc một chiếc gối sơ sinh dưới nách và cẳng tay của bé sẽ tạo ra sự khác biệt đối với những trẻ không hào hứng lắm với thời gian nằm sấp. Việc này sẽ giúp bé có được điểm tựa và dễ nâng đầu cũng như đẩy người lên hơn. Điều quan trọng là thử những thứ có thể làm bé vui vẻ và thoải mái.

7 việc nên và không nên làm khi cho bé nằm sấp

4. Đừng thử cho bé nằm bụng vào buổi tối, lúc chuẩn bị ngủ hay khi bé đang đói

Thông thường, bé sẽ không hợp tác khi đang mệt hoặc đói, vì vậy bạn hãy cho bé nằm bụng khi bé còn thức và tỏ ra vui vẻ, dễ chịu. Tuy nhiên, bạn cũng đừng cho bé thực hiện “tummy time” khi vừa ăn no, hãy đợi ít nhất 45 phút để tránh bé bị nôn trớ .

5. Hãy thử cho bé nằm trên ngực bạn

Nếu bé không thích nằm bụng, bạn hãy thử cho bé nằm úp lên ngực mình. Có thể bé sẽ thích khi được gần gũi với khuôn mặt thân thương của mẹ hay bố.

7 việc nên và không nên làm khi cho bé nằm sấp

>>>>>Xem thêm: Cháo măng tây cho bé thơm ngon mẹ không nên bỏ qua

6. Đừng nản chí nếu em bé của bạn không thích nằm bụng

Các em bé rất dễ thay đổi. Thứ bé ghét vào lúc này có thể lại thích vào lúc khác. Vì vậy, bạn hãy kiên nhẫn nếu bé chưa hợp tác ngay. Hãy cho bé thời gian và làm theo tín hiệu của bé. Nếu bạn thử cho bé nằm sấp mà bé khóc, hãy bế bé lên và thử vào lúc khác.

7. Hãy đưa ra một món đồ để bé có thể nhìn vào khi nằm bụng

Không gian trước mắt bé sẽ trở nên thu hút hơn nếu có thứ gì lấp lánh và nhiều màu sắc. Bạn hãy đặt một món đồ chơi, thú nhồi bông hoặc nằm để khuôn mặt bạn ở ngay tầm nhìn trước mặt bé – có thể bé chịu nằm sấp một cách vui vẻ và hào hứng hơn.

Theo CafeMom

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *