Bé bị nổi mụn nước do nhiều nguyên nhân khác nhau và thường là biểu hiện của các bệnh ngoài da. Điều này khiến trẻ cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Trong trường hợp bé vẫn vui khỏe, bú mẹ bình thường thì bố mẹ không cần quá lo lắng; nhưng nếu bé bị nổi mụn nước kèm theo sốt, viêm họng, nôn, tiêu chảy… thì các mẹ phải đặc biệt chú ý, đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.
Bạn đang đọc: Bé bị nổi mụn nước là triệu chứng của bệnh gì?
Do làn da của bé vốn mềm mại và dễ bị dị ứng nên bé rất dễ bị nổi mụn nước. Thông thường, tình trạng này là do hăm tã, chàm sữa, rôm sảy… Blogtretho.edu.vn sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để các mẹ chăm con thật tốt.
Contents
1. Bé bị nổi mụn nước do hăm tã
Hăm tã là hiện tượng xuất hiện các vết mẩn ngứa, mụn nước màu đỏ trên vùng da tiếp xúc với tã. Nếu không chữa kịp thời, hiện tượng này có thể gây mưng mủ, khiến trẻ đau đớn, quấy khóc dẫn đến bỏ bú, bỏ ăn. Nguyên nhân là do nước tiểu của bé hoặc phân của bé ứ đọng trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu. Từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng, khiến bé bị nổi mụn nước, thậm chí sau đó có thể sinh ra mụn mủ.
Cách phòng ngừa hiện tượng bé bị nổi mụn do hăm tã là:
• Giữ cho trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên
• Vệ sinh, rửa sạch, lau khô cho trẻ mỗi lần thay tã
• Khi cho trẻ mặc tã, các mẹ nên chú ý không quấn tã quá chặt, sử dụng tã có lỗ thoáng khí, như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của trẻ lưu thông tốt hơn.
• Nên cho bé được “nude” mỗi ngày vài lần giúp cho da được khô thoáng.
Nhưng nếu bé bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn trên nhưng trẻ không khỏi thì nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
2. Bé bị nổi mụn nước do chàm sữa
Chàm sữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, thường là các bé sơ sinh 3 tháng đầu tiên. Nguyên nhân một phần là do các hormone thai kỳ mẹ còn lưu lại trong cơ thể bé và sẽ tự hết. Khi bé nổi mụn nước do chàm sữa , các mẹ sẽ thấy trên mặt, hai bên má, thậm chí tay chân bé nổi những mụn nước li ti, sau đó ửng đỏ, nứt da, rịn nước ra da.
Cách phòng ngừa tình trạng bé bị nổi mụn nước do chàm sữa là:
• Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh thông thoáng, không ô nhiễm, bụi bẩn, không để bé tiếp xúc khói thuốc, nước hoa, vật nuôi.
• Giữ vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần bú mẹ hoặc ăn dặm.
• Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng nhưng chú ý là nên hạn chế một số thực phẩm làm bệnh chàm của bé nặng hơn (trứng, mỡ động vật, hải sản, nội tạng động vật, …)
Tìm hiểu thêm: 5 cách nấu cháo thịt bằm phong phú vị cho bé ăn dặm
• Cho bé đeo bao tay để tránh hiện tượng cào gãi làm tăng nhiễm trùng da.
• Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho bé khi chưa có hướng dẫn hoặc chỉ định của các bác sĩ.
3. Bé bị nổi mụn nước do rôm sảy
Hiện tượng rôm sảy này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức. Lúc này, các mụn nước sẽ nổi nhiều ở lưng, bắp tay, chân….
Đây là những hạt nhỏ màu hồng, hơi cứng, đôi khi có nước. Rôm sảy là hiện tượng tuyến mồ hôi bị đè ép, bít kín nên không thoát ra ngoài được.
Với những bé bị nổi mụn nước do rôm sảy, các mẹ nên thực hiện hướng dẫn sau đây:
• Cho bé mặc trang phục, quần áo thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi
• Giữ vệ sinh cho bé, có thể tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng lá mướp đắng, lá chè xanh…, đồng thời thường xuyên lau người cho bé bằng khăn mát giúp cơ thể bé mát mẻ, hạn chế tình trạng bé bị nổi mụn nước.
>>>>>Xem thêm: Tập cho bé bú bình – tập cho con nhưng bố mẹ cũng cần phải học
• Các mẹ nên cẩn thận khi chăm sóc bé để tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.
Nói chung, tình trạng da bé bị nổi mụn nước không phải là hiếm gặp và hầu hết là lành tính, nên các bố mẹ không cần phải quá hoang mang. Vấn đề quan trọng là biết cách chăm sóc hợp lý để các bé nhanh chóng bình phục, không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Blogtretho.edu.vn có thể cung cấp những thông tin cần thiết, để các mẹ chăm con tốt nhất.
Mỹ Tiên tổng hợp