Bé bị nổi hạch sau tai không phải là hiếm gặp đối với trẻ sơ sinh. Liệu rằng khi bé bị nổi hạch sau tai nhưng không kèm theo các triệu chứng bất thường nào khác, thì đây có phải là dấu hiệu của bệnh lý gì không, có nguy hiểm chăng? Bài viết sau đây của Blogtretho.edu.vn sẽ giúp các mẹ giải tỏa nỗi băn khoăn này, cũng như hiểu rõ hơn về hiện tượng nổi hạch, từ đó có cách bảo vệ sức khỏe con mình thật tốt.
Bạn đang đọc: Bé bị nổi hạch sau tai có nguy hiểm không ?
Thông thường, khi cơ thể con người bị viêm ở đâu thì sẽ nổi hạch gần đó. Hạch tồn tại nhiều nơi trong cơ thể nhưng chỉ có một số hạch mà chúng ta có thể sờ thấy được như: hạch cổ, hạch bẹn, hạch sau tai, sau gáy… Nếu bé bị nổi hạch sau tai, các mẹ cần phải kiểm tra xem con mình có phản ứng gì khi sờ vào hạch này không, để xác định là hạch dạng bình thường hay hạch nguy hiểm.
Contents
1. Nhận diện trường hợp hạch sau tai dạng bình thường
Hạch có nhiều nơi trong cơ thể, thường không sờ được. Đối với trẻ em, đa phần các hạch đều là hạch bạch huyết. Chúng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Bé bị nổi hạch sau tai dạng bình thường là khi hạch có kích thước nhỏ từ vài mm đến khoảng 2 cm. Lúc này, các hạch thường không gây đau, không nhạy cảm khi sờ.
Chức năng của các hạch bạch huyết là bảo vệ, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp sản xuất bạch cầu và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi trùng, vi sinh, vi rút… Vì thế, khi thấy bé bị nổi hạch sau tai, gáy dạng này, các bố mẹ cũng đừng nên quá hoang mang, lo lắng.
2. Nguyên nhân khiến bé bị nổi hạch sau tai
Trong trường hợp cơ thể bị nhiễm sốt siêu vi hoặc nhiễm trùng, bé bị nổi hạch sau tai được xem như là phản ứng lại bằng hiện tượng viêm sưng, nóng, đỏ. Những vị trí hạch dễ bị sưng và sờ được là vùng hai bên cổ, sau tai, nách và bẹn.
Trong một số trường hợp nhất định, bé bị nổi hạch sau tai có thể là dấu hiệu của những nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn lớn hơn. Hạch sưng cũng có thể do bị viêm (nguyên nhân là do siêu vi trùng gây ra, cũng có thể do vi trùng lao). Một số trường hợp viêm amydan, viêm tai giữa, viêm xoang… cũng khiến bé bị nổi hạch sau tai.
Tìm hiểu thêm: Nạo phá thai là gì và những điều chị em cần biết
Khi mới phát hiện, hạch thường chỉ nhỏ bằng hạt đậu, không đau hoặc đau ít. Nhưng nếu viêm nhiễm nặng, hạch sẽ sưng phồng lên trong thời kỳ đầu chống chọi bệnh truyền nhiễm. Thời gian các hạch này nhỏ lại sẽ lâu hơn thời gian mà chúng sưng phồng lên.
3. Phương pháp điều trị khi bé bị nổi hạch sau tai
Nếu bé bị nổi hạch sau tai và không có hiện tượng viêm nhiễm đi kèm thì các bố mẹ không cần điều trị gì cả và hạch đó sẽ tự mất đi sau đó một thời gian. Các bố mẹ chỉ cần chú ý luôn giữ vệ sinh răng miệng và mũi họng của bé thật tốt, giữ ấm cổ ngực khi thay đổi thời tiết, đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé để tăng cường sức đề kháng.
Trường hợp bé bị nổi hạch sau tai kèm theo các triệu chứng như sốt cao trên 38 độ C , hạch sưng to, đỏ, nóng, gây đau, có thể bị áp xe do có mủ bên trong hạch hay bị rò mủ ra ngoài, các bố mẹ phải đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Thảm cho bé tập bò và những điều mẹ nên lưu ý
Bởi vì khi đó, bé bị nổi hạch sau tai cần được trị liệu với thuốc kháng sinh thích hợp, khoảng 7 – 10 ngày sẽ khỏi bệnh và sẽ không để lại di chứng gì. Nếu có hiện tượng tụ mủ xảy ra, trẻ sẽ được các bác sĩ thăm khám, rạch và dẫn lưu mủ để đảm bảo sức khoẻ cho bé.
Như vậy, bé bị nổi hạch sau tai là một phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi hạch sưng kèm theo những triệu chứng viêm nhiễm thì các mẹ hãy đặc biệt lưu ý, mang con đi thăm khám để xử lý kịp thời. Blogtretho.edu.vn hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ góp thêm vào cẩm nang bỏ túi của các mẹ, để chăm sóc con đúng cách khi bé bị nổi hạch sau tai nhé.
Mỹ Tiên tổng hợp