Bé bị nhiệt miệng là căn bệnh thường hay gặp và gây ra nhiều phiền toái cho trẻ nhỏ như: quấy khóc, bỏ ăn, khó chịu,…bệnh có thể tự khỏi sau vài tuần nhưng cũng rất dễ bị tái phát. Khi con bị mắc phải bệnh này, bố mẹ cần phải có những biện pháp thích hợp nhất để chữa bệnh cho con, cũng như có biện pháp phòng tránh sau khi con đã khỏi bệnh, tránh tình trạng bệnh nhiệt miệng của bé tái phát gây đau, khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của bé.
Bạn đang đọc: Bé bị nhiệt miệng ba mẹ cần phải làm gì để chữa hiệu quả cho con
Contents
- 1 1. Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em
- 2 2. Các dạng bệnh nhiệt miệng bé thường gặp
- 3 3. Một số triệu chứng thường gặp khi bé bị nhiệt miệng
- 4 4. Cách ba mẹ xử lí khi bé bị nhiệt miệng
- 5 5. Cách trị bệnh nhiệt miệng cho bé bằng phương pháp dân gian
- 6 6. Cách trị bệnh nhiệt miệng cho bé theo khoa học
- 7 9. Cách ba mẹ phòng tránh bé bị nhiệt miệng
- 8 10. Một số điều cần lưu ý khi bé bị nhiệt miệng
1. Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em
1.1. Bệnh nhiệt miệng là gì ?
Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em là một dạng bệnh viêm loét niêm mạc miệng, hoặc nướu răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gây khó khăn trong việc ăn uống hằng ngày. Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em cũng có một số biểu hiện giống như ở người lớn là trẻ bị nhiệt miệng sốt, viêm loét vùng niêm mạc do các vết thương hở.
Theo đông y, nhiệt miệng là do nhiệt độ từ các tác nhân bên ngoài tác động vào và gây lở loét, đau, nóng rát, khô, lưỡi đỏ cùng với nước bọt gây viêm loét niêm mạc.
1.2. Nguyên nhân bé bị nhiệt miệng
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nhiệt miệng ở trẻ em như:
- Trẻ bị nhiệt miệng do ăn thức ăn quá nóng, đồ cay, nhiều chất béo, những thực phẩm này kết hợp với nhiệt độ của nước miếng làm cho trẻ bị nóng trong người và bị viêm loét niêm mạc.
- Do bị những chấn thương ở vùng miệng như: khi ăn trẻ cắn nhầm niêm mạc ở má hay lưỡi, vệ sinh miệng không đúng cách làm lở miệng, tổn thương nướu răng, hay ăn những thực phẩm quá cứng.
- Do trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng như: kẽm, sắt, folic, vitamin B khiến trẻ bị mắc bệnh nhiệt miệng và thường xuyên tái phát.
- Có một số trường hợp do bố mẹ cho trẻ dùng thuốc làm miệng bé bị khô, gây lở, xuất hiện những vết loét trong miệng.
- Do hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm khiến sức khỏe giảm dần tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra bệnh nhiệt miệng.
- Do chức năng gan của bé bị suy yếu nên hoạt động không tốt, các chất độc không thể đào thải ra ngoài hết và tích tụ lại, lâu ngày gây ra viêm loét miệng.
- Do bé bị mắc các bệnh về tay chân miệng, hay bị nhiễm virus Herpes, CMV, nấm,…
1.3. Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em có nguy hiểm không ?
Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây ra một số tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như: bé luôn cảm thấy khó chịu, quấy khóc, đau đớn, không ăn được thức ăn gây nên tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng , ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của bé.
2. Các dạng bệnh nhiệt miệng bé thường gặp
Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em thường có 4 dạng là:
- Loét áp tơ (aphthous ulcers): loét áp tơ là dạng bệnh trẻ thường gặp nhất so với các dạng còn lại. Loét áp tơ là tình trạng vết lở có hình tròn nhỏ, có màu đỏ, xám hay trắng, thường xuất hiện ở vùng mô mềm như: má, môi, lưỡi, nướu. Dạng nhiệt miệng này không lây nhiễm và sau khoảng 7 ngày đến 14 ngày bệnh sẽ tự động khỏi.
- Lở miệng: dấu hiệu là những mụn nước nhỏ bên trong có chứa dịch, nếu mụn nước này bị vỡ nước dịch tràn ra có thể lây lan sang những vùng khác, trẻ có thể bị sốt, đau và lờ đờ.
- Tổn thương vùng miệng: tổn thương vùng miệng nhẹ sẽ có một số trường hợp phát triển thành vết nhiệt có màu đỏ và sẽ chuyển sang màu trắng khi vết lở bắt đầu lành.
- Bệnh tay chân miệng: bệnh tay chân miệng cũng có thể gây nên bệnh nhiệt miệng ở trẻ em . Dấu hiệu là dạng mụn nước dày đặc trong miệng và lòng bàn chân, lòng bàn tay trẻ và có kèm theo sốt.
3. Một số triệu chứng thường gặp khi bé bị nhiệt miệng
- Trẻ bị sốt đột ngột. Nếu bị viêm loét nặng có thể bị nổi hoạch ở cổ và sốt.
- Bé đánh răng hay bị chảy máu, nướu răng bị sưng lên.
- Có cảm giác đau trong miệng, hay chảy nước dãi.
- Trẻ quấy khóc, không muốn ăn, không đùa giỡn như ngày thường, mệt mỏi.
- Miệng hoặc đầu lưỡi xuất hiện vết lở hoặc những nốt mụn nhỏ bên trong có chứa nước dịch.
4. Cách ba mẹ xử lí khi bé bị nhiệt miệng
Bố mẹ nên thường xuyên quan sát bé, cảm thấy bé có dấu hiệu bất thường thì hãy kiểm tra ngay. Nếu bé bị nhiệt miệng thì đưa bé đi khám để được tư vấn thuốc phù hợp.
- Bé bị nhiệt miệng trường hợp nhẹ
Sử dụng bàn chải đánh răng có độ mềm hơn để tránh làm ảnh hưởng đến vết lở.
Mỗi ngày nên cho bé súc miệng bằng nước ấm hay nước muối pha loãng khoảng 4 lần, súc đến khi vết lở hết hẳn.
Bổ sung lại thực đơn, nên cho bé ăn những thực phẩm có tính mát, giải nhiệt.
Cho bé uống đủ số lượng nước cần thiết, để giúp thanh lọc cơ thể, hạn chế tình trạng lở miệng.
- Bé bị lở miệng kèm dấu hiệu sốt cao
Nếu bé bị sốt cao trên 38,5 độ thì bố mẹ trước tiên cần hạ sốt cho bé bằng cách: nới lỏng và nên cho bé mặc ít quần áo, lau người bằng nước ấm, chườm lạnh trán,…sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để bác sĩ khám để đảm bảo sức khỏe.
5. Cách trị bệnh nhiệt miệng cho bé bằng phương pháp dân gian
5.1. Mật ong
Mật ong có tính sát trùng và chống vi khẩn nên có thể giúp vết lở lành mau hơn. Bố mẹ chỉ cần dùng ngón tay hoặc dùng tăm bông bôi một chút mật ong lên trên và thoa lên vết lở trong miệng của con. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý phải rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện và đặc biệt không dùng cách này đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, nếu dùng có thể gây ngộ độc cho bé. Đây là cách chữa bệnh bé bị nhiệt miệng được rất nhiều người áp dụng và có hiệu quả rất tốt.
5.2. Nước khế chua và nước chanh
- Nước khế chua
Khế là loại trái cây chứa nhiều nước và có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, áp dụng khế trị nhiệt miệng cho bé cũng rất hiệu qủa. Cách làm như sau: Chuẩn bị khoảng 2, 3 quả khế tươi, đem giã nát, cho vào nồi, đổ nước ngập, có thể cho thêm một ít đường phèn để bé dễ uống hơn. Đun sôi một lúc thì tắt bếp, để nguội và tiến hành cho bé ngậm, và nuốt từ từ, nên cho bé ngậm nhiều lần trong ngày. Bố mẹ nên chọn quả khế càng chua càng tốt nhé, vì khế càng chua thì tác dụng thanh nhiệt sẽ càng tốt. Cách này không áp dụng cho bé dưới 6 tháng tuổi.
- Nước chanh
Chanh rất giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, bé sẽ mau khỏi bệnh hơn. Mỗi ngày chỉ cần cho bé uống một ly nước chanh tươi hoặc cam vắt là được. Bố mẹ lưu ý, trẻ dưới 6 tháng không cùng cách chữa này, với trẻ trên 6 tháng, tùy độ tuổi cần có độ pha loãng phù hợp.
Bố mẹ chú ý không nên cho trẻ uống nước khế hay nước cam, chanh khi bụng đói nhé.
Tìm hiểu thêm: 3 máy hút sữa điện đôi giá rẻ và chất lượng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
5.3. Mật ong kết hợp với nghệ
Nghệ có tính khử trùng, chống viêm và kháng khuẩn rất tốt, giúp vết thương mau lành hơn. Cách làm như sau: mật ong và nghệ hòa chung với nhau thấm vào tăm bông bôi lên vết nhiệt miệng của bé. Cách làm này giúp bé dễ chịu hơn, giảm đau và vết lở mau lành lại. Và cách này cũng không được dùng cho trẻ dưới 1 năm tuổi.
5.4. Dừa
Dầu dừa, nước dừa hay sữa dừa đều là những nguyên liệu dễ kiếm và sử dụng chữa bệnh bé bị nhiệt miệng rất tốt. Dùng một ít sữa dừa cho bé súc miệng mỗi ngày sẽ giúp vết lở lớt mau chóng lành hoặc có thể dùng dầu dừa đắp trực tiếp lên vết lở. Và bố mẹ nhớ bổ sung nước dừa mỗi ngày cho con để nhanh chóng khỏi bệnh khỏe mạnh nhé.
5.5. Sữa bơ và sữa đông
- Sữa bơ: chứa axit lactic làm hạn chế vi khuẩn phát triển, nên sử dụng sữa bơ rất tốt cho trẻ bị nhiệt miệng. Trẻ sơ sinh trên 8 tháng tuổi và trẻ mới biết đi có thể dùng sữa bơ, không dùng cho trẻ dưới 8 tháng tuổi.
- Sữa đông: cũng giống như sữa bơ có chứa axit lactic và có thể ức chế vi khuẩn làm nhanh lành vết lở. Bố mẹ chỉ cần chuẩn bị sữa đông và trái cây làm sinh tố cho bé ăn là được.
6. Cách trị bệnh nhiệt miệng cho bé theo khoa học
6.1. Dùng thuốc để chữa bé bị nhiệt miệng
- Thuốc bôi trực tiếp: có thể sử dụng 4 loại thuốc Sunfamethoxazon, trimethoprim, serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn để bôi vào vị trí bé bị nhiệt miệng. Thuốc bôi này là dạng bột nhưng bố mẹ yên tâm nhé, vì khi tiếp xúc với nước trong miệng tạo thành màng đủ sức chịu được nước bọt từ 6 giờ đến 8 giờ, và thuốc cũng có tính cản khuẩn, tiêu viêm giúp vết loét nhanh chóng lành.
- Thuốc kháng sinh đặc hiệu vùng răng miệng: các mẹ có thê kết hợp cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh đặc biệt vùng răng miệng spiramycin và metronidazol. Nên dùng phối hợp với các thuốc hỗ trợ gan như: boganic, trà artiso,..giúp trẻ làm mát gan và thanh lọc cơ thể.
Trước khi bạn dùng bấ cứ loại thuốc nào điều trị nhiệt miệng cho trẻ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để không gây ảnh hưởng và đảm bảo an toàn cho trẻ.
6.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lí
Trẻ đang bị bệnh nhiệt miệng thì bố mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bé. Với các bé đã qua tuổi ăn dặm, bố mẹ nên bổ sung những thực phẩm có lợi cho việc điều trị bệnh bé bị nhiệt miệng. Cụ thể nên chú ý bổ sung:
- Các loại rau, thịt: củ cải, rau diếp cá, rau má, rau ngót, rau mồng tơi, thịt vịt, thịt cá,…những loại rau, thịt này đều có tác dụng giải nhiệt, có tính mát cực kỳ có lợi cho bé.
- Các loại trái cây tươi: trái cây tươi có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc như: đu đủ, chuối, dưa hấu,…
- Các loại hạt: hạt sen, đậu đen, đậu xanh,…giúp giải nhiệt tốt.
- Nước uống: một số loại nước uống có lợi nên bổ sung hằng ngày để có lợi cho việc chữa bệnh của bé như: nước rau má, nước ép cà chua, trà xanh, nước cam, nước chanh, sắn dây,..
9. Cách ba mẹ phòng tránh bé bị nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng ở trẻ là một căn bệnh không gây nguy hiểm nhưng rất dễ bị tái phát. Vì vậy, bố mẹ cần phải có những biện pháp để phòng tránh bệnh nhiệt miệng cho con. Dưới đây là một số cách phòng chống bệnh nhiệt miệng hiệu quả nên tham khảo:
- Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.
- Nên thường xuyên đổi bàn chải mềm cho bé.
- Tập cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng hằng ngày.
- Không nên cho trẻ ăn thức ăn quá nóng, cay, nhiều dầu mỡ.
- Dạy cho trẻ thói quen sinh hoạt mỗi ngày thật khoa học, ngủ đúng giờ, ăn đúng bữa và vui chơi học tập hợp lý nhất.
- Thường xuyên bổ sung những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, mát cho trẻ, nhất là vào mùa nóng.
>>>>>Xem thêm: Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh bằng cách nào mẹ đã biết chưa?
10. Một số điều cần lưu ý khi bé bị nhiệt miệng
- Trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng ăn đồ lạnh như: kem, đá bào,.. và uống nước đá.
- Cho bé ăn nhiều rau, trái cây tươi, uống nhiều nước lọc, giúp làm mát, thanh lọc cơ thể, bệnh nhanh khỏi.
- Sau mỗi bữa ăn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng, để hạn chế vi khuẩn phát triển làm bệnh nặng hơn.
- Không nên cho trẻ ăn đồ cay, nóng hay khó tiêu khi bé bị nhiệt miệng vì những thực phẩm này sẽ làm vết lở nặng hơn.
- Đối với bệnh nhiệt miệng nhẹ chỉ bị lở thì bố mẹ có thể dùng những cách trên để điều trị cho bé.
- Còn đối với các trường hợp nặng thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám, và có cách điều trị tốt nhất.
Bé bị nhiệt miệng không gây nguy hiểm nhưng bố mẹ cũng không được chủ quan nhé. Hãy quan sát con mỗi ngày và nếu nhận thấy bé có những dấu hiệu của bệnh thì nhanh chóng áp dụng các biện pháp điều trị cho trẻ ngay. Ngoài ra bố mẹ cũng có thể phòng không cho bệnh quay lại bằng những cách mà Chuyên mục Các bệnh thường gặp của Blogtretho.edu.vn đã chia sẻ ở trên. Hy vọng những thông tin đã đề cập sẽ thật hữu ích cho phụ huynh đang chăm sóc con nhỏ. Chúc các bé nhà mình luôn luôn khỏe mạnh nhé.
Diễm Diễm tổng hợp