Bé bị hắt hơi sổ mũi thường là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh, ví dụ như trẻ có thể đã bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc dị ứng. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bố mẹ nên lựa chọn cách chăm sóc hợp lý để bé được đảm bảo sức khỏe, nhanh chóng khỏi bệnh.
Bạn đang đọc: Bé bị hắt hơi sổ mũi và cách điều trị hiệu quả cho bé
Do sức đề kháng còn yếu nên việc bé bị hắt hơi sổ mũi cũng là điều dễ hiểu. Vấn đề là mẹ nên xác định xem biểu hiện này có đi kèm triệu chứng nào khác hay không, để đoán biết nguyên nhân gây bệnh. Bài viết dưới đây của Blogtretho.edu.vn sẽ giúp các bố mẹ chăm sóc bé thật hiệu quả.
Contents
1. Điều trị bé bị hắt hơi sổ mũi do cảm lạnh
Khi bị cảm lạnh, bé bị hắt hơi sổ mũi thường kèm theo đau họng, đau nhức cơ thể, đôi khi có cả sốt nhẹ. Trong trường hợp này, các mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:
– Dùng nước nhỏ mũi để vệ sinh bên trong mũi và dùng các thiết bị hút mũi khác để làm sạch dịch nhầy từ mũi của bé.
– Tăng cường cho bé bú mẹ, đồng thời cho bé uống nước nhiều hơn
– Các mẹ nên đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là nên rửa tay thường xuyên dưới vòi nước sạch để tránh nhiễm vi trùng từ bé và ngược lại.
– Lưu ý nếu các bé còn quá nhỏ (dưới 3 tháng tuổi), các mẹ nên xin ý kiến bác sĩ ngay khi phát hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm lạnh, chẳng hạn như hắt hơi sổ mũi, sốt. Trường hợp bé lớn hơn, các mẹ nên gặp bác sĩ ngay khi thấy con mình có biểu hiện bị hắt hơi sổ mũi kèm sốt cao, mất nước, khó thở, hoặc các triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài hơn một tuần.
2. Điều trị bé bị hắt hơi sổ mũi do cảm cúm
Khi bị cảm cúm, thường thì bé bị hắt hơi sổ mũi đi kèm với sốt, thậm chí trên 38 độ C, ho, nôn trớ. Biện pháp điều trị bé bị hắt hơi sổ mũi trong trường hợp này là:
Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn với 5 câu hỏi thường gặp nhất
– Tăng đề kháng cho bé qua thức ăn: Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, bạn nên bổ sung các thực phẩm nhiều khoáng chất và vitamin trong khẩu phần ăn của mẹ để đảm bảo dinh dưỡng qua sữa cho bé. Trường hợp bé đã bắt đầu ăn dặm thì các mẹ nên cho bé ăn những món lỏng, dễ tiêu hóa, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng phải hạn chế tối đa các món có nhiều dầu mỡ.
– Cho bé bị hắt hơi sổ mũi uống nhiều nước, nhất là khi bé hắt hơi sổ mũi kèm theo triệu chứng sốt vì lúc này bé cần phải được bù nước cho cơ thể.
– Đảm bảo giữ vệ sinh môi trường xung quanh, tránh ô nhiễm, ồn ào, giữ yên tĩnh để trẻ có thể nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn, nhanh chóng khỏi bệnh.
3. Điều trị hắt hơi sổ mũi do dị ứng
Dị ứng sẽ khiến bé bị hắt hơi sổ mũi. Ngoài ra, bé còn có thể bị ho, mắt ngứa, chảy nước. Trong trường hợp này, các bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay để xác định được nguyên nhân gây dị ứng, từ đó có cách chăm sóc, điều trị đúng đắn, chấm dứt tình trạng bé bị hắt hơi sổ mũi.
>>>>>Xem thêm: Nấu bột ăn dặm cho trẻ và bí quyết để bé ăn ngon
Nhìn chung, bé bị hắt hơi sổ mũi là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây có thể chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể bé trước sự thay đổi của thời tiết, môi trường xung quanh, nhưng đôi khi lại là dấu hiệu chứng tỏ bé đã bị nhiễm bệnh về đường hô hấp trên. Như đã nói ở trên, bé bị hắt hơi sổ mũi thường là do cảm lạnh, cảm cúm hay dị ứng. Theo đó, chúng tôi đã cung cấp những cách điều trị hiệu quả, nhanh chóng tương ứng với từng trường hợp cụ thể cho các mẹ. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe các thiên thần nhí. Chúc các chị em luôn vui khỏe và chăm con thật tốt nhé!
Mỹ Tiên tổng hợp