Bé 4 tháng tuổi biết làm gì – hẳn là đối với những ai lần đầu làm mẹ còn thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ, sẽ không tránh khỏi bối rối và thắc mắc. Mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn xem qua những điểm cơ bản liên quan đến sự phát triển của bé 4 tháng và các lưu ý cần thiết dành cho mẹ, khi chăm sóc con ở độ tuổi này như thế nào nhé.
Bạn đang đọc: Bé 4 tháng tuổi biết làm gì và những lưu ý cơ bản dành cho mẹ khi chăm sóc bé ở độ tuổi này
Contents
1. Bé 4 tháng tuổi biết làm gì?
1.1 Về ngôn ngữ ở các bé 4 tháng tuổi
Nếu so sánh việc trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì so với những khoảng thời gian trước đó, thì sự nhạy bén, hiểu biết ngôn ngữ ở trẻ là một trong những điểm nhấn rất nổi bật. Ở 4 tháng tuổi, các bé sẽ bắt đầu tạo ra hàng loạt các chuỗi âm thanh, đây là bước khởi đầu trong phát triển kỹ năng trò chuyện của con.
Bố mẹ có thể nghe thấy bé kết nối một chuỗi âm thanh như “ma…ma”. Ngoài ra, bé cũng có thể bắt chước theo những âm thanh mà bạn thực hiện. Chẳng hạn nếu bạn nói “ơ ơ” hay “a a” thì con cũng có thể đáp trả như vậy.
1.2 Làm chủ phần đầu và cổ
Đầu và cổ của bé cưng không còn dễ bị ngửa ra như những thời điểm trước. Bé có thể giữ đầu thẳng khi ngồi với sự trợ giúp của bố mẹ. Bên cạnh đó, trong thời gian nằm sấp , con yêu cũng có thể nâng đầu và cổ của mình lên khá lâu.
1.3 Đôi chân mạnh mẽ
Bé cưng có thể nhún và búng khá mạnh bằng đôi chân của, chỉ cần mẹ giữ nhẹ phần thân trên của con để bé có thể đứng chạm sàn. Bạn hãy nhìn xem chân bé bật nhảy thật ư là dễ thương ra sao nhé. Khi bé nằm, nếu cho con có điểm tựa ở chân, con có thể đẩy rất mạnh. Khi con lật và nằm sấp, con còn có thể co chân lại đẩy lên như chuẩn bị bò đi vậy.
1.4 Những ngón tay khéo léo
Để trả lời câu hỏi trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì, các mẹ đừng quên quan sát hoạt động của đôi bàn tay nhỏ xinh của bé nữa nhé. Tại thời điểm này, bé đã có thể kết hợp giữa 2 tay của mình để khám phá, cầm nắm mọi món đồ nằm trong tầm với như rối lắc, lục lạc,…Cầm đồ vật trong tay, con cũng bắt đầu khám phá tìm hiểu cách di chuyển chúng, dễ thấy nhất là cách bé đưa các món đồ chơi cầm trên tay cho vào miệng. Chỉ mất khoảng 15-20 phút là con có thể hiểu và tìm ra cách để đưa một món đồ chơi đang cầm trên tay vào miệng khá chính xác.
1.5 Thứ gì cũng có thể nếm được
Thật hài hước phải không nào, nhưng chắc chắn rằng với các bé 4 tháng tuổi, thì mọi thứ đi từ khởi đầu là bàn tay, đến kết thúc sẽ là miệng của bé. Bé sơ sinh 4 tháng tuổi thích nếm mọi thứ và có thể chẳng có đồ vật gì trên giường trong tầm với là không dính một ít nước bọt của bé.
1.6 Bé sẽ ngủ xuyên đêm
Tròn 4 tháng tuổi, các bé đã có thể ngủ nhiều hơn. Vậy bé 4 tháng cần ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày? Với các bé 4 tháng, bé sẽ có một giấc thật dài từ 7 – 8 giờ mỗi đêm, tổng số thời gian ngủ trong 1 ngày sẽ từ 14 – 16 tiếng.
Tìm hiểu thêm: Bé sơ sinh bị hăm tã nặng mẹ phải làm thế nào?
2. Một số lưu ý cơ bản dành cho mẹ khi chăm sóc bé 4 tháng tuổi
Nuôi con là cả một quá trình không hề dễ dàng, nhưng bố mẹ sẽ cảm thấy thật tuyệt vời và hạnh phúc khi làm tốt thiên chức cao cả của mình. Khi bé được 4 tháng tuổi , mẹ sẽ nhận thấy sự thay đổi của con bắt đầu diễn ra nhanh và nhiều hơn. Cũng chính vì vậy, mẹ cần lưu ý những điều liên quan đến sự thay đổi đó, để chăm sóc con được tốt hơn, đảm bảo cho sự phát triển của con diễn ra thuận lợi và thật an toàn. Sau đây là một số lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc bé ở độ tuổi 4 tháng:
- Con có thể bị ngã : 4 tháng tuổi con đã lật giỏi và bắt đầu tập trườn bò về phía trước, vì vậy, mẹ luôn để mắt đến bé, không nên để con nằm một mình mà không có gối che chắn cẩn thận. Mẹ cần lưu ý tránh để con ở vị trí cao, bởi như vậy bé có thể xoay chuyển và bị ngã xuống đất. Nếu cho trẻ một mình khi mẹ cần làm gì đó rời khỏi bé trong vài phút, mẹ nên đặt con trong cũi hoặc nơi an toàn trên sàn nhà hoặc trên giường/ nệm nhưng nên có gối đệm chắn an toàn cho bé.
- Con có thể bị tức bụng và bị chắn đường thở : Vì con đã lật và tập trườn bò, cũng như kỹ năng cầm nắm đã phát triển hơn, nên mẹ chú ý không để áo quần, chăn bông, mền,…nhẹ và mỏng gần bé. Con có thể với để chơi, lật đè lên hoặc khiến những món đồ này vây quanh mình, làm con khó thở hoặc bị tức bụng vì chưa thể tự xử lý bằng cách lật lại hoặc đẩy những đồ vật này ra xa.
- Con có thể bị hóc : Như đã nói ở trên, ở độ tuổi này bé đã biết tự cầm và đưa tay hay đồ chơi vào miệng. Do đó, nếu bé cầm được đồ vật nhỏ xung quanh và đưa vào miệng thì bé dễ bị hóc, đây là điều mà các mẹ đặc biệt phải hết sức chú ý.
>>>>>Xem thêm: Món ăn ngày Tết cho bé dưới 1 tuổi giàu dinh dưỡng, dễ thực hiện
- Con có thể bị bỏng : Mặc dù chưa biết đi hoặc bò, nhưng bé có thể xoay người và quờ quạng những thứ xung quanh. Mẹ nên tránh để những vật nóng trong tầm tay của bé để bảo vệ an toàn cho con yêu nhé.
- Chú ý vệ sinh đồ chơi sạch sẽ cho bé : Bé đã cầm nắm tốt và luôn cho đồ chơi vào miệng, nên mẹ cần lưu ý những món đồ chơi quanh bé phải thật sạch. Thường xuyên rửa sạch các món đồ chơi cho con, để khi con cầm nắm hay ngậm phải sẽ không gây bệnh cho bé.
Đến đây, hẳn mẹ đã thấy rõ hơn bé 4 tháng tuổi biết làm gì và những gì bé có thể làm đều nổi bật, dễ nhận ra hơn nhiều so với tháng trước đó. Biết những điểm nhấn cơ bản này cùng một số lưu ý liên quan, chắc chắn việc chăm sóc bé với mẹ sẽ trở nên dễ dàng hơn, cũng như con được chăm sóc tốt, đúng cách mẹ nhỉ!
Tuyết Nguyễn tổng hợp