Lần đầu làm mẹ, cảm giác thai máy như thế nào sẽ luôn là một điều rất mơ hồ cho đến khi mọi chuyện diễn ra. Để biết chính xác, mẹ có thể đợi đúng lúc thai máy và cảm nhận nhưng cũng có thể hình dung theo cách sau:
Bạn đang đọc: Bao giờ thai máy và cảm giác thai nhi máy như thế nào trong bụng mẹ?
Trong rất nhiều kỷ niệm với thai nhi, thai máy có lẽ là một kỷ niệm ngọt ngào và hạnh phúc nhất mà không bao giờ mẹ có thể quên được.
Thời gian xuất hiện thai máy
Theo lý thuyết chung, khoảng từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 7 của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu chuyển động. Nhưng do chuyển động đó vô cùng yếu ớt nên mãi đến tuần 15 trở đi, mẹ mới có thể cảm giác thai máy như thế nào. Mặc dù vậy, thời gian cảm nhận được thai máy ở số đông thai phụ chỉ bắt đầu chính thức từ tuần 20.
Tùy vào việc mẹ mang thai con đầu lòng hay mang thai lần thứ n, hoặc mẹ gầy hay béo mà cảm nhận này có rõ ràng hay không. Thông thường, mẹ sinh con so sẽ khó cảm nhận thai máy hơn mẹ sinh con rạ.
Thời gian đầu, hoạt động thai máy sẽ yếu ớt hơn nên khiến mẹ khó cảm nhận. Nhưng từ tuần 30 – 32 thì thai máy sẽ đều đặn và mạnh mẽ hơn. Việc theo dõi thai máy và cảm giác thai máy như thế nào cũng chính là cách để mẹ có thể tự biết tình trạng sức khỏe của đứa con trong mình ra sao.
Cảm giác thai máy như thế nào?
Rất nhiều mẹ bầu tò mò muốn biết thai máy như thế nào dù chỉ mới bước vào những tuần đầu tiên của thai kỳ. Điều này cũng rất dễ hiểu vì đó là cảm nhận thiêng liêng nhất cho thấy sự hiện diện thực sự của đứa con trong bụng.
Tìm hiểu thêm: Xúc động bộ ảnh chồng vượt cạn cùng vợ
Theo mô tả, khi thai máy, mẹ sẽ có cảm giác sôi bụng giống như khi đói. Nhưng đó không phải là cảm giác thai máy duy nhất. Mỗi bà mẹ sẽ cảm nhận rất khác nhau về việc thai máy. Có người thấy nó giống như con tôm búng nguẩy. Người khác cảm thấy như khi cánh bướm đập bay hay một cái vỗ nhẹ. Tuy nhiên, trong tất cả, thai máy không chỉ là là thai đạp mà còn nhiều hoạt động khác như xoay người, lộn nhào,… do đó sự cảm nhận của mỗi người khác nhau là điều rất dễ hiểu.
Nếu không nhiều kinh nghiệm sinh nở, ban đầu, bạn có thể nhầm với cảm giác do đầy hơi hoặc đói bụng. Theo thời gian, khi tần suất thai máy tăng lên, bạn sẽ nhận ra đó chính là hoạt động thai máy.
Những lưu ý cho mẹ khi theo dõi thai máy
– Thai máy là một dấu chỉ cho biết tình trạng sức khỏe của thai nhi. Nếu bé cử động quá nhiều hoặc quá ít, thậm chí ngưng cử động thì đó có thể là dấu hiệu không tốt. Mỗi khi đi khám thai, bạn sẽ được bác sĩ chỉ cho cách đếm số lần thai máy trong một khoảng thời gian nhất định để theo dõi những bất thường có thể xảy ra.
– Thai máy có thể không phải là hoạt động di chuyển bình thường mà đôi khi là do bé phản ứng lại những tác nhân bên ngoài bụng mẹ: âm thanh quá lớn, cú chạm tay của bố, tiếng nói của mẹ… Điều đó cho thấy sự phản ứng nhanh nhạy của các giác quan nơi bé.
>>>>>Xem thêm: Cách giúp thai nhi tăng cân đơn giản nhưng khoa học mẹ bầu nên biết
– Thai máy nhiều hơn sau bữa ăn của mẹ: Mỗi ngày, bé sẽ thường đạp khoảng 15 đến 20 cú và số lần đạp xuất hiện nhiều hơn sau bữa ăn của mẹ, đặc biệt là khi mẹ ăn món lạ, có mùi. Đó là cách bé phản ứng lại cảm giác yêu, ghét với mùi vị món ăn mẹ đưa vào.
– Thai máy cũng có lịch: Thời gian chuyển động nhiều nhất của thai nhi là vào sáng sớm, giữa trưa và chiều tối. Đồng thời, cứ cách khoảng 3 – 4 tiếng thì thai lại máy một lần và mỗi lần có thể bao gồm nhiều chuyển động.
Sau 5 tháng, mẹ đã cảm giác thai máy như thế nào rất rõ. Vì thế, nếu sau 5 tháng, thai máy yếu hẳn hoặc tắt dần thì đó là một dấu hiệu đáng ngại cho thấy thai nhi gặp nguy hiểm. Trong trường hợp này, mẹ càng đến bệnh viện sớm càng có lợi cho thai nhi. Tuy nhiên, bé ít đạp hơn đôi khi là do bé muốn nghỉ ngơi nhiều hơn. Do đó, nếu thấy bé không đạp trong khoảng thời gian 40 đến 50 phút thì mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé!
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)