Bảng cân nặng thai nhi luôn là từ khóa được các mẹ bầu tìm kiếm nhiều nhất. Để mẹ bầu không phải băn khoăn hay thắc mắc về vấn đề này, ngay trong bài viết sau đây, Blogtretho.edu.vn sẽ chia sẻ cùng mẹ bảng thống kê cân nặng thai nhi chi tiết, cũng như những lưu ý khi bé phát triển vượt quá hoặc ít quá so với mức cân nặng chuẩn. Mẹ hãy cùng theo dõi nhé.
Bạn đang đọc: Bảng cân nặng thai nhi mẹ bầu nào cũng nên biết
Từ lúc thai nhi mới bắt đầu hình thành đã có riêng một mức phát triển tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Di truyền, sức khỏe, dinh dưỡng từ mẹ trong quá trình mang thai và nhiều yếu tố khác.
Để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé, trong các lần siêu âm, bác sĩ sẽ tiền hành kiểm tra cân nặng cũng như những chỉ số của thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải có một bảng cân nặng chuẩn của bé yêu theo từng tuần nhằm theo dõi mức phát triển, tình trạng của con và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
Contents
1. Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần
Việc nắm rõ cân nặng của thai nhi là điều hết sức cần thiết vì điều này sẽ giúp các bác sĩ và mẹ đánh giá được mức độ phát triển của con và định hướng được phương pháp sinh sau này của mẹ là sinh thường hay sinh mổ. Ngoài ra, việc quan tâm đến cân nặng của bé còn giúp mẹ phát hiện những vấn đề về sức khỏe như: Thai nhi bị thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng,…
Và tùy theo từng giai đoạn mà bé sẽ có mức cân nặng khác nhau và mỗi bé cũng sẽ có một mức cân nặng và mức phát triển cho riêng mình. Một điều Blogtretho.edu.vn cần lưu ý với mẹ rằng, dưới đây là bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần để mẹ tham khảo chứ không phải là bẳng cân nặng chuẩn. Vì thế, mẹ không nên quá cứng nhắc ăn quá nhiều hoặc giảm cân để bé đạt được cân nặng chuẩn, mẹ nhé.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi mẹ cần biết
Bé yêu có cân nặng đạt chuẩn luôn là niềm ao ước của tất cả các mẹ bầu. Tuy nhiên, cân nặng quá lớn hoặc quá ít cũng sẽ gây khá nhiều khó khăn và lo lắng trong cả thai vì, đặc biệt là lúc mẹ chuẩn bị chuyển dạ. Nhưng mẹ đã thực sự hiểu rõ được những yếu tố chính ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi chưa? Nếu chưa, hãy cùng Blogtretho.edu.vn khám phá nhé.
2.1 Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu
Chế độ dinh dưỡng mà mẹ ăn hằng ngày sẽ đi qua nhau thai và cung cấp cho thai nhi. Vì thế, nếu trong quá trình mang thai mẹ bị suy dinh dưỡng, thiếu chất đồng nghĩa với việc thai nhi cũng sẽ không nhận được đầy đủ dưỡng chất cũng như các yếu tố khác cần cho sự phát triển.
Ngược lại, với những mẹ bầu trong quá trình mang thai bị béo phì, có mức đường huyết cao, ăn quá nhiều thức ăn nhanh và dư chất thì ở phía mẹ bầu rất dễ bị tiểu đường hoặc có thể làm cho cân nặng thai nhi quá cao, thừa chất dẫn đến tình trạng khó khăn trong quá trình sinh nở.
Vì vậy, chuyện ăn uống khi mang thai thực sự rất quan trọng, đây được coi là tền đề cho sự phát triển của bé yêu sau này. Mẹ cần ăn đủ chất và đầy đủ các nhóm chất như: Tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, lượng nước trong giai đoạn thai kỳ là cực kỳ quan trọng, hãy đảm bảo rằng mình đã uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, mẹ nhé.
2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi – Sức khỏe của mẹ bầu
Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được rằng, sức khỏe tổng thể của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc mang thai và cân nặng của thai nhi. Với những mẹ có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến vấn đề chuyển hóa hoặc hấp thu như: Rối oạn mỡ máu, hạ đường huyết, thiếu máu, hoặc là các bệnh nhiễm trùng,… thì mẹ sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi mang thai và cân nặng của thai nhi có thể thấp hơn so với mức bình thường.
Vì thế, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có ý định mang thai hoặc đang trong giai đoạn mang thai về các bệnh lý mình đang/ đã gặp. Điều này sẽ giúp các bác sĩ kiểm soát được tình hình khi mang thai của mẹ và có một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho cả mẹ và bé yêu.
2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi – Di truyền
Yếu tố di truyền cũng là yếu tố quan trọng, nó quyết định 23% vóc dáng của thai nhi ngay từ lúc bắt đầu hình thành. Với những thai phụ mang thai ở độ tuổi dưới 18 hoặc trên 40 rất có khả năng sinh con nhẹ cân hơn những người mẹ bình thường. Hoặc những bé gái khi sinh ra đã còi cọc, suy dinh dưỡng thì khả năng lớn lên, mang thai sẽ sinh ra những đứa trẻ thiếu cân rất cao nếu không có chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp.
Do đó, mẹ cũng đừng nên quá lo lắng vì sợ khi sinh ra con mình sẽ thiếu cân và chậm lớn hơn những đứa trẻ đồng trang lúa khác. Chỉ cần mẹ áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về vấn đề này, thì bé yêu cũng sẽ có số cân nặng đạt mức bình thường.
2.4 Số lượng thai nhi cũng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của bé
Đối với những mẹ mang thai đôi, ba,… thì điều này thật tuyệt vời và là một trải nghiệm cực kỳ thú vị. Tuy nhiên, mang đa thai cũng đồng nghĩa với việc cân nặng của các bé cũng sẽ thấp hơn so với bình thường do lúc này các bé phải chia sẻ không gian phát triển trong tử cung và nguồn dinh dưỡng của mẹ cung cấp qua nhau thai nên cân nặng sẽ nhỏ hơn các bé sinh đơn. Mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé.
2.5 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi như:
- Mẹ bầu ăn nhiều những không cung cấp đủ chất cũng dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân.
- Giới tính cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Chẳng hạn, những bé trai thường sẽ có cân nặng lớn hơn những bé gái.
- Những đứa bé sinh đầu lòng hường có xu hướng nhỏ hơn so với các bé sinh sau này.
- Đa phần những bà mẹ có vóc dáng cao to thường sinh con nặng cân và dài hơn những bà mẹ khác.
- Những bất thường ở dây rốn sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, chất dinh dưỡng và cân nặng của em bé.
- Cân nặng của thai nhi phụ thuộc vào các yếu tố như chu vi đầu, chu vi bụng và chiều dài xương đùi. Vì thế, nếu bé gặp bất cứ dị tật gì liên quan đến các bộ phận này cũng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng đấy mẹ.
Tìm hiểu thêm: Nếu thương vợ bầu, đừng nói 10 điều này với vợ các bố nhé!
3. Cân nặng của thai nhi lớn hoặc nhỏ hơn tuổi thai, mẹ phải làm gì?
Việc thai nhi nặng hơn hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai là trương hợp khá phổ biến ở các mẹ bầu. Và điều này cũng đã làm cho nhiều mẹ cảm thấy lo lắng không biết em bé có bị ảnh hưởng gì không hay mình có phải ăn thêm hay giảm cân để con đạt được múc cân nặng chuẩn. Để giảm bớt lo âu và hoang mang cho mẹ, Blogtretho.edu.vn đã có sẵn những câu trả lời ở ngay đây cho mẹ tham khảo.
3.1 Thai nhi phát triển lớn hơn tuổi thai
Sau khi tính được tuổi thai, cân nặng và kích thước của bé, các bác sĩ sẽ đánh giá được sự phát triển của thai nhi. Nếu thai nhi được đánh giá là lớn hơn so với tuổi thai thì cả mẹ và bé đều gặp những khó khăn như: Thời gian sinh sẽ kéo dài, khó sinh, có thể sẽ gây thương tích cho thai nhi khi sinh, khả năng mẹ sẽ sinh mổ là rất cao.
Nhiều trẻ lớn hơn tuổi thai còn liên quan đến bệnh lý đái tháo đường của mẹ và sẽ có những vấn đề bé có thể gặp bao gồm: Hạ đường huyết của bé sau sinh, nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn bình thường, khó thở,… Cũng sẽ có nhiều trường hợp thai nhi bị tăng sắc tố mật trong máu, vàng mắt, da và niêm mạc. Bên cạnh đó, những thai nhi lớn hơn tuổi thai còn là dấu hiệu cho biết có thể bé đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, các bệnh về tiêu hóa, thậm chí là ung thư.
Do đó, tùy vào mức độ tăng cân và phát triển lớn hơn tuổi thai mà bác sĩ sẽ chỉ định mẹ làm các xét nghiệm để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh cân nặng cho thích hợp.
3.2 Thai nhi phát triển nhẹ hơn tuổi thai
Nếu kết quả siêu âm so với bảng cân nặng thai nhi mà cho ra kết quả bé đang phát triển nhẹ hơn so với tuổi thai thì sẽ khiến bé sinh ra có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh khiến sức khỏe của con không được đảm bảo.
Ngoài nguy cơ bị suy dinh dưỡng khi lớn lên thì trọng lượng thai nhi quá nhỏ cũng sẽ dẫn đến những nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, sức đề kháng kém, làm ảnh hưởng sự phát triển trí thông minh, khó duy trì nhiệt độ cơ thể,… trong trường hợp xấu có thể xảy ra thai chết lưu.
Trong trường hợp nghi ngờ thai phát triển chậm, các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ làm các xét nghiệm kiểm tra về chức năng nhau thai, dây rốn, chế dộ dinh dưỡng, tinh thần của mẹ,… để tìm ra nguyên nhân và có cách điều chỉnh phù hợp. Chẳng hạn, mẹ sẽ được chỉ định thay đổi chế độ dinh dưỡng, thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý.
Và đặc biệt, trong giai đoạn mang thai mẹ không để bị ốm, cúm vì khả năng cao nó sẽ ảnh hưởng đến sức khở và cân nặng của thai nhi, nhất là trong những tháng mang thai đầu tiên.
Với những trường hợp bất thường, mẹ cần phải trao đỏi với các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp và an toàn nhất đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong trường hợp nếu không có gì nguy hiềm thì mọi sự can thiệp đến cân nặng của thai nhi đều không cần thiết.
4. Mẹ cân tăng bao nhiêu cân trong giai đoạn thai kỳ là hợp lý
Trong giai đoạn mang thai chế độ dinh dưỡng và cân nặng của mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé yêu. Nếu mẹ tăng cân quá nhiều thì nguy cơ bị tiểu đường và sinh mổ là rất cao. Còn nếu mẹ bầu tăng cân quá ít thì thai nhi lại không nhận được đủ chất dinh dưỡng, bé có khả năng bị sinh non,…
Một chế độ ăn và tăng cân tốt nhất cho mẹ là khoảng 10 – 12 kg trong suốt quá trình mang thai. Và đối với những mẹ mang song thai thì nên tăng từ 16 – 20 kg thôi nhé.
Trong 3 tháng đầu tiên:
- Với những mẹ có mức cân bình thường thì nên tăng khoảng từ 1,5 – 2kg.
- Những mẹ bầu bị thiếu cân cần tăng thêm 2,5 kg
- Những mẹ thừa cân chỉ nên tăng 1 kg.
Bắt đầu từ tuần 14 – tuần 28 của thai kỳ:
- Mẹ bầu với cân nặng bình thường có thể tăng khoảng 0,5 kg/ tuần.
- Với những mẹ thiếu cân thì cần tăng khoảng 500 – 600g/ mỗi tuần sau đó.
- Với những mẹ thừa cân chỉ nên giới hạn trong khoảng 200 – 300g/ tuần.
Ở 3 tháng cuối của thai kỳ , tổng số cân nặng mẹ cần tăng thêm chỉ giao động khoảng 5 – 6kg/ 3 tháng là phù hợp.
5. Kinh nghiệm giữ cân nặng thai nhi đạt chuẩn cho mẹ
Nếu so với bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần mà cân nặng của bé chưa đạt chuẩn hoặc vượt mức thì mẹ nên điểu chỉnh và cân bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập hằng ngày với những lưu ý như sau:
- Xây dựng thực đơn đa dạng và đầy đủ với các nhóm: Chất đạm, đường bột, chất xơ, chất béo thực vật, vitamin và khoáng chất.
- Hạn chế các thực phẩm chiên xào, thức ăn nhanh, không nên hút thuốc lá, uống rượu bia trong giai đoạn mang thai.
- Điều chỉnh cường độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp với thể trạng của mình.
- Luyện tập những bài thể dục dành cho phụ nữ mang thai để đảm bảo sức khỏe
- Mẹ nên tuân thủ theo đúng lịch khám thai, phòng ngừa và kiểm soát các bệnh có thể ảnh hưởng đến cân nặng của con, chẳng hạn như tiểu đường thai kỳ.
- Tăng cường cung cấp các loại rau xanh có chất xơ và hoa quả trong bữa ăn để bổ sung nguồn vitamin A và sắt.
- Đặc biệt, mẹ nên bổ sung thêm các loại sữa tươi, sữa chua vì đây chính là nguồn cung cấp khoáng chất dồi dào, rất quan trọng trong sự phát triển xương và chiều cao của thai nhi.
- Bỏ quan niệm ăn thật nhiều cho 2 người, nhưng cũng đừng quá kiêng khem trong chuyện ăn uống. Thay vào đó, mẹ bầu cần tiếp nhận lượng dinh dưỡng nhiều hơn bình thường, khoảng 25%.
>>>>>Xem thêm: Mô tả chi tiết các giai đoạn chuyển dạ trong quá trình sinh con
Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần, tuy chỉ mang tính chất tham khảo nhưng thực sự rất cần thiết cho mẹ nhằm kiểm soát được tình hình phát triển của con yêu. Blogtretho.edu.vn hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích thật nhiều cho mẹ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có quãng thời gian mang thai thật hạnh phúc. Và mẹ nhớ đón đọc những bãi viết mới nhất về hành trình mang thai của mình trong chuyên mục 40 tuần thai của Blogtretho.edu.vn nhé!
Hiền Anh tổng hợp