Bạch cầu cao khi mang thai mối nguy hiểm khôn lường đối với mẹ bầu

Rate this post

Hàm lượng bạch cầu cao khi mang thai là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu. Khi hàm lượng bạch cầu tăng mẹ bầu hầu như không nhận thấy các dấu hiệu bất thường, chỉ khi đi khám và xét nghiệm mẹ bầu mới có thể biết được. Điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Vậy bạch cầu tăng cao nguyên nhân do đâu? Mối nguy hiểm khi bạch cầu tăng cao trong thai kỳ là gì? Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu cụ thể hơn về những điều này qua bài viết sau nhé!

Bạn đang đọc: Bạch cầu cao khi mang thai mối nguy hiểm khôn lường đối với mẹ bầu

Bạch cầu cao khi mang thai mối nguy hiểm khôn lường đối với mẹ bầu

1. Bạch cầu là gì?

Bên cạnh tế bào hồng cầu, trong cơ thể chúng ta tồn tại một lượng bạch cầu. Bạch cầu giải thích một cách đơn giản là các tế bào máu trắng. Nếu hồng cầu là tế bào máu có chức năng vận chuyển, cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể, thì bạch cầu là tế bào máu giúp bảo vệ cơ thể con người khỏi mọi tác nhân gây hại. Bạch cầu chính là tấm khiên bảo vệ con người khỏi mọi virus, vi khuẩn.

Khi có yếu tố ngoại lai xuất hiện như vi khuẩn, các tế bào bạch cầu sẽ vỡ ra bao quanh lấy các vi khuẩn. Như khi bạn bị vết thương hở, khi sát trùng vết thường sẽ thấy một lớp chất lỏng màu trắng hoặc vàng nhạt, đó chính là bạch cầu. Đây là cơ chế bảo vệ của cơ thể. Các tế bào bạch cầu được sản xuất và dự trữ ở nhiều nơi trong cơ thể chúng ta như tủy xương, lá lách,…

Bạch cầu cao khi mang thai mối nguy hiểm khôn lường đối với mẹ bầu

Nước tiểu giúp con người đào thải chất thừa, cặn bã ra ngoài cơ thể. Vì vậy, hầu như trong nước tiểu có rất ít hoặc không có bạch cầu. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy trong nước tiểu của mẹ bầu có hàm lượng bạch cầu cao thì có thể trong cơ thể bạn đã xuất hiện các yếu tố ngoại lai. Mẹ bầu có thể đang bị nhiễm trùng bộ phận nào đó trong cơ thể hoặc gặp vấn đề về sức khỏe.

2. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng bạch cầu trong nước tiểu

Bạch cầu tăng cao do cơ thể mẹ bầu đang nhiễm trùng nên hệ miễn dịch sẽ huy động một lượng lớn bạch cầu, để bảo vệ cơ thể. Mẹ bầu có thể đang gặp tình trạng nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng bàng quang. Trong đó nhiễm trùng tiểu là nguyên nhân phổ biến hàng đầu dẫn đến hàm lượng bạch cầu cao. 

Thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang là những vị trí xuất hiện của việc nhiễm trùng tiểu. Đặc biệt, cần lưu ý ở vị trí tiểu dưới là bàng quang và niệu đạo. Vi khuẩn xâm nhập từ vùng niệu đạo và di chuyển lên bàng quang. Ở bàng quang, vi khuẩn sẽ bắt đầu quá trình nhân đôi và dẫn đến nhiễm trùng tiểu. Căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lan sang nhiễm trùng thận.

Bạch cầu cao khi mang thai mối nguy hiểm khôn lường đối với mẹ bầu

Căn bệnh thứ hai dẫn đến hàm lượng bạch cầu tăng cao trong cơ thể mẹ bầu là tắc nghẽn đường tiết niệu. Dấu hiệu nhận biết bằng mắt thường là khi đi tiểu, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện máu loãng trong nước tiểu còn được gọi là tình trạng tiểu máu. Trong vùng thận xuất hiện sỏi hoặc khối u là nguyên nhân dẫn đến tắc đường tiểu. Sỏi thận hình thành do hàm lượng muối khoáng trong cơ thể tăng cao và tồn đọng lại trong cơ thể. Một số trường hợp khác do ống tiểu bị dơ, các chất cặn bã bám vào thành ống tiểu, khiến cho nước tiểu không thể di chuyển thuận lợi ra ngoài dẫn đến tiểu rắt.

Tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu này có thể là do sỏi thận, khối u hoặc các vật chất bên ngoài khác. Trong nước tiểu tự nhiên có chứa những khoáng chất hòa tan và muối, người có hàm lượng cao các khoáng chất và muối này thì thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.

Bạch cầu cao khi mang thai mối nguy hiểm khôn lường đối với mẹ bầu

Nguyên nhân thứ ba do mẹ bầu nhịn tiểu thường xuyên. Khi mang thai, vùng tử cung gây áp lực đè nặng lên vùng bàng quang khiến cho bàng quang dễ bị kích thích. Nên mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mắc tiểu hoặc chỉ cần một số tác động như ho, cười cũng có thể dẫn đến mắc tiểu. Do vậy, nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu, phiền toái nên sẽ nhịn tiểu. Khi nhịn tiểu trong thời gian dài, vùng bàng quang bị kích thích và chứa nước tiểu quá lâu sẽ gây nhiễm trùng.

Ngoài ba nguyên nhân phổ biến trên, bạch cầu tăng khi mang thai còn do một số bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc ung thư thận. Mẹ bầu sử dụng các thuốc giảm đau có thể có tác dụng phụ, gây tăng bạch cầu trong nước tiểu. Mẹ bầu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết và không có chế độ sinh hoạt thích hợp dẫn đến thiếu hồng cầu hình liềm.

3. Hàm lượng bạch cầu bao nhiêu là bất thường?

Tìm hiểu thêm: Top 3 sữa bầu Nhật giàu dinh dưỡng được các mẹ dùng nhiều nhất hiện nay

Bạch cầu cao khi mang thai mối nguy hiểm khôn lường đối với mẹ bầu

Chỉ số bạch cầu trong cơ thể phản ánh chích xác sức khỏe cơ thể mẹ bầu, giúp phát hiện tình trạng bất ổn của cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, hàm lượng bạch cầu trong nước tiểu là dấu hiệu cơ thể có vị trí bị nhiễm trùng. Bình thường, hàm lượng bạch cầu trong nước tiểu của phụ nữ phải dưới 10. Nếu vượt ngưỡng 500 thì đó là dấu hiệu nguy hiểm vượt quá ngưỡng giới hạn. Kết quả xét nghiệm trên 500 thì chắc chắn mẹ bầu đang bị nhiễm trùng vùng tiết niệu. Kết quả xét nghiệm bạch cầu càng cao thì tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ bầu càng nặng.

4. Bạch cầu tăng cao có thể dẫn đến nhiễm độc thai nghén

Khi mang thai hàm lượng bạch cầu thường cao hơn so với mức bình thường, nhưng khi tăng quá ngưỡng giới hạn thì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc thai nghén. Nhiễm độc thai nghén gây hậu quả nặng nề cho cả sức khỏe mẹ và bé. Mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén bị sụt cân, mất nước, tiền sản giật. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề như cao huyết áp, viêm thận, liệt nửa người,… Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sảy thai, lưu thai.

Bạch cầu cao khi mang thai mối nguy hiểm khôn lường đối với mẹ bầu

Ở giai đoạn cuối thai kỳ có thể dẫn đến sinh non. Đối với thai nhi, nhiễm độc thai kỳ dẫn đến bé kém phát triển, hệ miễn dịch yếu, gây ra một số dị tật bẩm sinh.

5. Mẹ bầu nên làm gì khi bị tăng bạch cầu?

Đầu tiên mẹ bầu phải đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ theo dõi và tư vấn. Bác sĩ sẽ giúp bạn chuẩn đoán nguyên nhân và tình trạng viêm nhiễm đến mức độ nào. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị an toàn phù hợp cho mẹ và bé.

Bạch cầu cao khi mang thai mối nguy hiểm khôn lường đối với mẹ bầu

Không cần chờ đến lúc bạch cầu tăng cao mới bắt đầu chữa trị mà ngay từ giai đoạn đầu, mẹ bầu có thể ngăn ngừa tình trạng này, bằng một số biện pháp sau:

  • Uống thật nhiều nước: Khi mang thai nhu cầu nước tăng cao, mẹ bầu phải đảm bảo cung cấp 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống thêm nước dừa để lọc đi cặn bã trong ống tiểu.
  • Cân bằng hàm lượng muối trong nấu ăn, đừng ăn quá mặn hoặc quá cay.
  • Cung cấp chất sắt bằng một số thực phẩm như thịt hoặc sữa kết hợp với ăn nhiều trái cây.

Bạch cầu cao khi mang thai mối nguy hiểm khôn lường đối với mẹ bầu

>>>>>Xem thêm: Các tư thế giúp mẹ bầu sinh con dễ dàng

Bạch cầu cao khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Blogtretho.edu.vn hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ bầu sẽ chủ động phòng ngừa tình trạng này từ sớm. Hãy bình tĩnh và luôn giữ tinh thần thoải mái thư giãn, trong mọi tình huống mẹ bầu nhé!

Trần Tạ tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *