Có những sai lầm trong 3 tháng cuối thai kỳ bà bầu tuyệt đối không được mắc phải vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Đó là những sai lầm nào?
Bạn đang đọc: Bà bầu tuyệt đối không phạm 5 sai lầm sau khi bước vào những tháng cuối thai kỳ
1. Xoa bóp mạnh bầu ngực
Ở cuối thai kỳ, bà bầu sẽ cảm thấy phần ngực căng tức và có phần cứng đau, dấu hiệu tiết sữa non. Thậm chí một số bà bầu tiết khá nhiều sữa non giai đoạn này, đây chính là lí do các mẹ thường xuyên xoa bóp bầu ngực để vắt sữa non.
Việc vắt sữa non đúng cách, đúng giai đoạn không hề ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ, nhưng một số chị em thiếu kinh nghiệm có thể sẽ xoa bóp ngực quá mạnh khiến đầu vú bị kích thích tiết oxytocin nội sinh, gây co bóp tử cung và dẫn đến chuyển dạ sinh non.
2. Lười vận động
Tháng cuối thai kỳ, thai nhi to, cơ thể mẹ nặng nề là nguyên nhân khiến các mẹ lười vận động, thích nằm một chỗ thay vì đi lại. Tuy nhiên điều này lại có hại hơn có lợi và gây bất lợi cho quá trình chuyển dạ của bà bầu.
Việc vận động thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe, cân nặng vừa phải khi mang thai, quá trình chuyển dạ cũng diễn ra dễ dàng hơn. Đặc biệt thời khắc sắp sinh em bé việc đi lại vận động càng giúp quá trình sinh diễn ra tốt hơn. Tuy nhiên, mẹ lưu ý là vận động đi lại nhẹ nhàng hoặc các bài yoga dành cho bà bầu.
3. Đi chơi xa
Một số bà bầu chủ quan với sức khỏe thai kỳ và sẵn sàng đi chơi xa khi bụng bầu đã lớn. Điều này vô cùng nguy hiểm, vì từ tuần 37 trở đi, bà bầu có thể sinh vào bất kỳ thời điểm nào. Việc đi chơi xa có thể xảy ra những tình huống ngoài mong muốn như sinh con trên đường đi chơi chẳng hạn.
Tốt nhất, nếu bạn bầu 8 tháng trở đi, hãy ngừng những chuyến đi chơi xa để bảo toàn sức khỏe hai mẹ con.
4. Quan hệ tình dục mạnh
Tìm hiểu thêm: Cách lập bảng kế hoạch thai kỳ hiệu quả và khoa học
>>>>>Xem thêm: Chăm sóc phụ nữ mang thai – cách chăm khoa học dành cho các ông chồng
Quan hệ tình dục trong những tháng cuối thai kỳ hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, “chuyện ấy” giai đoạn này nên tế nhị và nên kiềm chế cảm xúc. Hãy chia sẻ với chồng về những khó khăn của bạn và nguy cơ khi làm “chuyện ấy” cuối thai kỳ như nếu quan hệ quá mạnh có thể gây dọa sinh non.
“Chuyện ấy” nên diễn ra nhẹ nhàng hơn so với những tháng trước là tốt nhất.
5. Ăn uống không điều độ
Giai đoạn này cơ thể bà bầu khá nặng nề và tăng cân nhiều. Một số chị em bắt đầu lo lắng về cân nặng và thực hiện chế độ ăn kiêng, giảm tinh bột, đường. Thậm chí, một số chị em còn không quan tâm tới vấn đề ăn uống, ăn uống không vệ sinh, ăn quá nhiều dẫn đến béo phì gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và khó giảm cân sau sinh.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)