Nhiều người thường thắc mắc bà bầu có nên ăn dứa trong giai đoạn thai kỳ hay không? Dứa được cho là loại hoa quả giàu vitamin và dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, giúp phụ nữ sắp sinh dễ chuyển dạ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng ăn dứa có thể gây sảy thai. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rõ tác hại của việc ăn dứa đối với mẹ bầu. Dù vậy, bất cứ loại hoa quả nào cũng sẽ gây ra tác dụng ngược nếu ăn quá nhiều.
Bạn đang đọc: Bà bầu có nên ăn dứa để dễ “vượt cạn” hay không?
Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu xem bà bầu có nên ăn dứa, để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và giúp mẹ bầu dễ dàng “vượt cạn” không nhé!
Contents
1. Bà bầu có nên ăn dứa không và ăn như thế nào là đúng?
Dứa là loại hoa quả dễ ăn và mang lại rất nhiều lợi ích đối với mẹ bầu. Vitamin và khoáng chất có trong dứa là hai dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vitamin A, C, kali, magie, mangan… trong dứa bảo vệ các mô khỏi tác động của quá trình oxy hóa. Ngoài công dụng tăng sức đề kháng cho mẹ và hỗ trợ quá trình phát triển xương của trẻ, dứa còn giúp ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hoá do chứa nhiều chất xơ. Nghiên cứu gần đây cho biết ăn dứa còn giúp phụ nữ giảm sưng phù khi mang thai. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu có nên ăn dứa hay không” thì các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm ăn dứa khi mang thai.
Tuy vậy, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung dứa vừa đủ, không ăn quá nhiều vì sẽ ợ nóng. Ngoài ra, thai phụ có bệnh liên quan đến dạ dày cần hạn chế ăn dứa vì dứa có tính axit mạnh (nhất là dứa còn xanh) sẽ gây tiêu chảy hoặc có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ xương của trẻ sau này.
Dứa không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng đối với những người có cơ địa dễ dị ứng, ăn hoặc uống dứa tươi có thể gây ra một vài tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, ngứa, sưng môi, buồn nôn, chảy nước mũi…
Tìm hiểu thêm: Đau lưng có phải dấu hiệu sắp sinh?
Nếu cần bổ sung dưỡng chất từ dứa, bà bầu nên ăn dứa đã chế biến thành các món ăn như canh, xào…để làm mất khả năng gây dị ứng của dứa. Như vậy, mẹ có thể yên tâm thưởng thức món ngon và vẫn đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi nhé.
2. Ba tháng đầu thai kỳ bà bầu có nên ăn dứa không?
Những tháng đầu do thai nhi còn yếu, bà bầu nên hạn chế ăn dứa vì chất bromelain lại có thể dẫn tới tiêu chảy. Trong thai kỳ cuối, mẹ bầu nên ăn dứa vì bromelain lúc này sẽ phát huy tác dụng làm mềm khung xương chậu khiến quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn. Đối với những mẹ bầu đã quá ngày sinh nở, việc ăn nhiều dứa lại càng trở nên cần thiết.
3. Thực hư chuyện ăn dứa gây sảy thai
Nhiều người quan niệm rằng bà bầu ăn dứa gây sẩy thai , bởi chất bromelain (enzyme) trong quả dứa tươi có tác dụng làm mềm tử cung gây sảy thai đối với các mẹ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ. Thực chất điều này chỉ xảy ra khi mẹ bầu ăn quá nhiều dứa trong ngày (7 quả/ngày). Ý kiến khác cho rằng nếu mẹ bầu ăn dứa thì sau sinh, em bé chào đời sẽ xuất hiện nhiều rôm sảy, mụn nhọt… Các nhà khoa học đã khuyến cáo đây là thông tin thiếu cơ sở và chưa được chứng minh. Do đó, bà bầu nên ăn dứa đúng cách và vừa đủ thì các vi chất có trong dứa sẽ hỗ trợ sức khoẻ mẹ bầu và sự phát triển của con yêu trong suốt thai kỳ.
>>>>>Xem thêm: 8 dấu hiệu thai lưu và 3 câu hỏi liên quan thường gặp nhất của các mẹ bầu
Bà bầu có nên ăn dứa không là câu hỏi thường gặp ở các mẹ mang thai lần đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, khi mang thai mẹ có thể ăn dứa, chỉ cần lưu ý cách ăn dứa đúng và đủ, để không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình, cũng như sự phát triển của thai nhi. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Ánh Ngọc tổng hợp