Bà bầu bị đau lưng và những băn khoăn liên quan rất phổ biến của chị em

Rate this post

Bà bầu bị đau lưng là tình trạng phổ biến, có khoảng 80% mẹ bầu gặp phải ở các thời điểm khác nhau của thai kỳ. Đau lưng có thể ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày và tác động xấu đến tâm trạng của chị em lúc mang thai. Vậy tại sao bà bầu bị đau lưng, cách giảm đau và những điều cần biết liên quan về tình trạng này là gì. Hãy cùng theo dõi bài viết của Blogtretho.edu.vn dưới đây, để chị em có thêm nhiều thông tin hữu ích, giải đáp những băn khoăn lo lắng liên quan của mình nhé.

Bạn đang đọc: Bà bầu bị đau lưng và những băn khoăn liên quan rất phổ biến của chị em

Bà bầu bị đau lưng và những băn khoăn liên quan rất phổ biến của chị em

1. Nguyên nhân bà bầu bị đau lưng

1.1 Thay đổi hormone thai nghén

Hormone thai nghén Progesterone giữ vai trò khiến khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt, thay đổi hormone khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão”.

Relaxin là một hormone quan trọng vì nó giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời và sự xuất hiện của hormone này ảnh hưởng đến các khớp và dây chằng của cơ thể.

1.2 Các cơ vùng bụng bị yếu đi

Trong khoảng thời gian mang bầu, các cơ vùng bụng không còn đảm nhiệm các nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể, co giãn linh hoạt,… Các cơ vùng bụng trở nên “yếu ớt” và bị giãn mạnh do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng.

1.3 Vị trí của thai

Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ. Để chịu được toàn bộ trọng lượng này, lưng của bà bầu bắt buộc phải cong về phía trước. Thai nhi càng phát triển, bụng mẹ bầu càng to và nặng hơn trong khi nửa người phía trên lại ngả về sau, dẫn đến lưng phải cong về phía trước nhiều hơn và ngày càng mỏi hơn.

1.4 Mẹ bầu ngồi sai tư thế

Kiều ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể của mẹ bầu khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau. Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng.

1.5 Do bệnh

Đôi khi bà bầu bị đau lưng là do liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân. Nguyên nhân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu của bạn đã bị giảm chức năng.

Một số nguyên nhân khác khiến mẹ bầu bị đau lưng :

  • Trọng lực cơ thể mẹ bầu thay đổi làm bà bầu có xu hướng chúi người ra trước.
  • Tăng cân.
  • Căng thẳng cũng ảnh hưởng đến đau thắt lưng hông. Vì khi tăng hormone gây căng thẳng, các cơ trong cơ thể không có cơ hội thư giãn, hồi phục và luôn trong tình trạng căng cứng. Dần dần, cơ sẽ mệt và lại căng hơn.
  • Bà bầu không chú ý kết hợp cân bằng giữa ăn uống, lao động và nghỉ ngơi, mệt mỏi quá sức hoặc ăn uống thiếu canxi thì những triệu chứng này sẽ tăng rõ rệt.

Những bà bầu bị đau lưng và hông ở các mức độ nặng sẽ bao gồm như:  người từng có tiền sử bị đau hông từ trước khi mang thai, những người lao động chân tay nhiều, những người bị tăng cân trong thai kỳ quá mức và cả những người mang đa thai cũng bị.

Bà bầu bị đau lưng và những băn khoăn liên quan rất phổ biến của chị em

2. Biểu hiện của bà bầu bị đau lưng suốt thai kỳ

Có hai kiểu đau lưng khi mang thai mà chị em thường phải chịu đựng :

  • Đau thắt lưng ở các đốt xương sống ngang thắt lưng, ở phần lưng dưới.
  • Đau vùng chậu, tức là vùng đệm ở mặt sau xương chậu.

2.1 Đau lưng lúc mới thụ thai

Do dây chằng ở lưng phải giãn ra để thích nghi với sự lớn dần lên của tử cung trong bụng nên bà bầu sẽ cảm thấy thắt lưng mình bỗng xuất hiện các cơn đau nhức hoặc bị mỏi dọc sống lưng. Đây cũng là dấu hiệu giúp bạn nhận biết được mình đã có thai.

2.2 Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu

Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu thường là những cơn đau ở các đốt xương sống ngang lưng, vùng thắt lưng hoặc vùng hông. Thông thường, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau lưng âm ỉ, cơn đau không quá nhiều nhưng sẽ xuất hiện khi đi bộ, leo cầu thang hoặc trở mình đột ngột…

2.3 Đau lưng khi mang thai 3 tháng giữa

Đa số chị em lúc này cần phải đặt tay đỡ lưng khi di chuyển, vì thời điểm này những cơn đau có thể sẽ tăng hơn một chút. Hiện tượng đau lưng khi mang thai 3 tháng giữa thường được chia làm 2 loại chính mà hầu hết chị em đều gặp phải:

  • Đau dữ dội vùng thắt lưng dưới ở các đốt xương sống ngang lưng.
  • Đau âm ỉ vùng xương chậu, hay còn gọi là vùng đệm ở mặt sau xương chậu.

2.4 Đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối

Vào những tháng cuối của thai kỳ , tử cung lớn ra và tăng trọng lượng lên (khoảng 6000g) càng làm tăng độ cong phần lưng gây nên những cơn đau vùng cột sống lưng. Chị em cần cẩn thận đi lại, hạn chế cử động mạnh để đau lưng không xuất hiện.

Bà bầu bị đau lưng và những băn khoăn liên quan rất phổ biến của chị em

3. Những dấu hiệu đau lưng nguy hiểm bà bầu cần lưu ý

Trường hợp đau lưng kèm theo những dấu hiệu khác thì rất có thể là những tình trạng vô cùng nghiêm trọng mẹ bầu cần lưu ý:

  • Chị em bị đau lưng khi mang thai kèm theo triệu chứng toát mồ hôi, mệt mỏi, sợ hãi, căng thẳng.
  • Nếu bạn đau lưng liên tục không thể giảm đau, dù đã nghỉ ngơi.
  • Đau ngày càng tăng làm bạn hết sức căng thẳng.
  • Đau lưng kèm các triệu chứng khác như sốt, chảy máu âm đạo hoặc cảm giác bạn sẽ sinh sớm.
  • Cảm giác đau buốt hay rát khi đi tiểu.
  • Dùng thuốc giảm đau thường xuyên hoặc thuốc giảm đau cũng không làm bạn dễ chịu được.

Những nguy cơ đau lưng gây ra trong thai kỳ

  • Thai nhi bị sinh non : Các cơn đau lưng xuất hiện cùng với các cơn co thắt tử cung đồng thời có máu xuất hiện ở âm đạo.
  • Tổn thương bên trong : Mẹ bầu xuất hiện các cơn đau lưng đột ngột bất thường so với mọi ngày.
  • Nhiễm trùng bàng quang hoặc thận : Khi bầu bị đau lưng kèm sốt xuất hiện cùng nhau. Biến chứng của chúng có thể khiến mẹ bầu bị sinh non.
  • Có vấn đề về sức khỏe : Đau lưng và mất cảm giác ở một hoặc 2 chân.
  • Mẹ bầu gặp nguy hiểm : Mẹ bầu bị đau lưng ở bên dưới và hai bên kèm theo xuất hiện máu trong nước tiểu, đi tiểu cảm thấy đau và sốt.

Bà bầu bị đau lưng và những băn khoăn liên quan rất phổ biến của chị em

4. Bà bầu bị đau lưng phải làm sao?

4.1 Mang giày thấp

Khi lưng bạn ngày càng có xu hướng thẳng ra thì giày gót cao sẽ góp phần làm tình trạng này thêm trầm trọng. Vì vậy bà bầu cảm thấy thoải mái hơn với giày bệt.

4.2 Tránh mang vác vật nặng

Khi mang thai , dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn nên khi nâng hay mang vác bất kỳ vật gì, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống và chớ có vặn người.

4.3 Ngồi, đứng đúng tư thế

Bà bầu nên chọn tư thế ngồi mà đảm bảo là lưng luôn được nâng đỡ. Ngồi ghế tựa dành cho bàn ăn cũng sẽ giúp bảo vệ lưng tốt hơn là ngồi ghế mềm hay sofa vì lưng luôn được giữ thẳng.

Tư thế đứng thẳng khi dựa sát vào tường, sao cho lưng và đầu thẳng hàng chạm vào tường làm tăng cơ hông và cơ bụng giúp lưng mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.

4.4 Vận động hông

Nếu bị đau thắt lưng hãy tập động tác nghiêng hông 5 – 10 lần sau mỗi 10 – 15 phút khi bạn ngồi. Nếu ngồi lâu, hãy đứng dậy và đi lại loanh quanh một chút sau mỗi 20 phút.

4.5 Ngâm mình dưới nước hoặc bơi

Nước có tác dụng xoa dịu những cơn đau, vì vậy mẹ bầu có thể đi bơi hoặc ngâm mình dưới nước, nước sẽ nâng đỡ trọng lượng cơ thể, từ đó giảm áp lực cho hệ cơ và xương đặc biệt là cột sống từ đó giảm đau lưng.

4.6 Châm cứu

Liên quan đến tình trạng đau lưng, trong các cách trị đau lưng châm cứu cũng được coi là một giải pháp. Các nghiên cứu cho biết có tới 60% phụ nữ giảm đau lưng trong thai kỳ hiệu quả khi được châm cứu. Các bác sĩ sẽ sử dụng kim để tác động vào các hàng huyệt đạo nằm ở hai bên cột sống và phần lưng, giúp giảm đau lưng hiệu quả và an toàn. 

Bà bầu bị đau lưng và những băn khoăn liên quan rất phổ biến của chị em

4.7 Những cách làm giảm đau khác

  • Mặc quần áo đúng kích cỡ sẽ giúp cơ thể mẹ bầu thoải mái hơn và làm giảm áp lực lên vai và lồng ngực. Bạn nên mặc thêm các loại áo hỗ trợ như băng bụng, áo nịt hỗ trợ.
  • Kiểm tra chỉ số cơ thể và đảm bảo không tăng quá 10-12 kg trong suốt thai kì.
  • Cố gắng giữ tư thế thẳng thóm khi đứng, đi hay ngồi.
  • Khi đứng, hai chân bạn nên cách xa một chút để tạo mặt chân đế rộng và vững.
  • Tránh ngồi lên tục hơn 30 phút, bạn sẽ cần điều chỉnh tư thế ngồi lẫn độ cao của ghế theo độ lớn thai nhi.
  • Không nên xách vật nặng có thể làm căng cơ, hạn chế cúi người xuống hoặc vặn người vì nó sẽ làm khớp vùng chậu và thắt lưng hông căng nhiều hơn.
  • Bạn không nên nằm ngửa và nằm đầu thấp mà nên nằm nghiêng, co gối và dùng gối ôm. Bạn nên nằm nghiêng sang trái sẽ tốt cho tuần hoàn của bạn lẫn máu nuôi tới thai nhi.
  • Một số bà bầu cần dùng đến thuốc giảm đau hoặc các loại kem giảm đau có kháng viêm và dĩ nhiên là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh vùng thắt lưng, tắm bằng nước ấm giúp mẹ bầu giảm đau lưng hiệu quả.
  • Không ăn nhiều nhưng ăn đủ: giảm bớt việc tăng khối lượng không cần thiết.
  • Đến bác sĩ của bạn ngay để kiểm tra và theo dõi lại trong thời gian nếu đau lan rộng ở phía sau, mông, đùi, chân, và đôi khi cả hai bàn chân, hoặc đau mãn tính.
  • Bổ sung canxi và magie từ thực phẩm: rau xanh, các loại đậu, sữa…

Tìm hiểu thêm: Chảy máu cam khi mang thai: nguyên nhân và cách phòng tránh

Bà bầu bị đau lưng và những băn khoăn liên quan rất phổ biến của chị em

5. Những bài tập bà bầu bị đau lưng nên áp dụng

Mẹ bầu sẽ cải thiện được tình trạng đau lưng nếu áp dụng những bài tập thể dục và yoga này:

5.1 Động tác đứng thẳng lưng

Bài tập này giúp các cơ kéo căng ra một cách tự nhiên để giảm đau lưng khi mang thai. Cách thực hiện như sau:

  • Gập phần vai nâng ngực lên. Sao cho đầu thẳng, tai ở vị trí thẳng hàng với vai.
  • Co cơ bụng lại nhẹ nhàng.
  • Để có thể cân bằng tốt nhất, đứng với đầu gối hơi gập lại.

5.2 Động tác duỗi thẳng vùng lưng dưới

Mẹ bầu nên áp dụng bài tập này, sẽ làm các cơ lưng được thư giãn một cách an toàn. Điều này sẽ làm cơn đau lưng của mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn. Bước thực hiện như sau:

  • Quỳ trên một tấm thảm tập và chống tay xuống thảm.
  • Giữ phần khuỷu tay hơi gập lại và lưng thẳng.
  • Duỗi tay phải về phía trước ngang vai, chân trái về phía sau ngang hông.
  • Giữ tư thế này trong 5s. Thực hiện thật cẩn thận.

5.3 Những bài tập thể dục khác

Bài tập 1

  • Mẹ bầu trong tư thế đứng, 1 chân bước lên phía trước, tay đỡ sau lưng.
  • Hít vào thở ra đều đặn.
  • Đổi chân. Lặp lại động tác mỗi chân 4 lần.

Bài tập 2

  • Mẹ bầu nằm nghiêng 1 bên, tay dưới hướng lên phía trên, lòng bàn tay mở ra.
  • Hít sâu, đồng thời đưa chân phía trên và tay dưới lên cao.
  • Thở ra, hạ tay và chân xuống.
  • Lặp lại động tác tương tự với bên còn lại. Mỗi bên khoảng 4-6 lần.

Bà bầu bị đau lưng và những băn khoăn liên quan rất phổ biến của chị em

6. Mẹo dân gian giúp giảm đau lưng cho bà bầu

6.1 Sử dụng lá ngải cứu

Nên thực hiện 2 tuần liên tiếp để cắt nhanh cơn đau lưng khó chịu khi mang thai. Các bước thực hiện:

  • Lá ngải cứu rửa sạch, trộn đều với muối hạt.
  • Rang nóng hỗn hợp khoảng 5 phút, bọc lại bằng khăn mỏng hoặc túi vải.
  • Chườm vào chổ bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

6.2 Dùng rượu gừng

Phương pháp giảm đau lưng lại vô cùng an toàn cho cả mẹ và thia nhi trong bụng. Mẹ bầu cần làm:

  • Gừng tươi rửa sạch, đập dập ngâm với 2 ly rượu trắng để 3 ngày là có thể dùng được.
  • Thoa rượu gừng vào mỗi tối ở những chổ bị đau nhức sẽ đem lại hiệu quả.

6.3 Sử dụng lá ớt

Lá ớt có nhiều công dụng cho việc chữa đau lưng ở mẹ bầu. Hãy làm các bước sau:

  • Lá ớt rửa sạch, giã nát, rang nóng.
  • Tiếp tục thêm rượu trắng rang khô
  • Cho hỗn hợp này vào túi vải chườm lên phần lưng bị đau, thoa đi thoa lại nhiều lần làm liên tục chỉ trong 2 tuần sẽ bớt đau lưng.

Bà bầu bị đau lưng và những băn khoăn liên quan rất phổ biến của chị em

7. Những câu hỏi phổ biến của mẹ bầu

7.1 Đau lưng có phải dấu hiệu sắp sinh?

Một trong các thắc mắc cực phổ biến liên quan đến dấu hiệu sắp sinh mà các bà bầu thường đặt ra là đau lưng có phải dấu hiệu sắp sinh hay không. Hầu hết các mẹ bầu đều cảm thấy đau lưng khi sắp đến ngày sinh nở. Vì vào những ngày cuối thai kỳ, thai nhi sẽ dần di chuyển xuống vùng xương chậu của mẹ, tạo sức ép lên dây chằng, khiến các cơ khớp ở vùng xương chậu bị kéo căng ra liên tục. Điều này khiến cho mẹ bị đau lưng và có thể tê bại khớp háng khiến cơ thể mẹ mệt mỏi và khó chịu.

Ngoài dấu hiệu đau lưng thì cơ thể mẹ cũng xuất hiện các biểu hiện giúp mẹ nhận biết thời điểm vượt cạn đang đến gần. Có các dấu hiệu phổ biến như:

  • Bụng bầu tụt xuống, sa bụng : Một vài tuần trước khi bé chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu. Mẹ sẽ thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian phổi, giúp giảm áp lực thai lên lồng ngực.
  • Số lần thai máy thay đổi : Em bé sẽ dịch chuyển xuống vùng xương chậu và phần nhiều thời gian sẽ ở trạng thái “yên lặng”.
  • Vỡ ối : Là hiện tượng màng thai rách ra, nước ối chảy ra ngoài qua đường âm đạo.
  • Mẹ ngừng tăng cân hoặc giảm cân : 1 tuần trước khi về đích, quá trình tăng cân này sẽ chững lại, thậm chí mẹ bị hụt mất 1 – 2 kg vì lượng nước ối giảm xuống chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới, nên không ảnh hưởng gì cho thai nhi.

Bà bầu bị đau lưng và những băn khoăn liên quan rất phổ biến của chị em

7.2 Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng?

Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên hạn chế xoa lưng thường xuyên để hạn chế được những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình mang thai. Để giảm đau lưng trong quá trình mang thai, bạn nên tham khảo một số giải pháp cải thiện tình trạng đau lưng ở trên.

7.3 Mẹ bầu bị đau lưng có nguy hiểm không?

Nếu đau lưng bình thường thì mẹ không nên quá lo lắng, vì nó sẽ không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên hiện tượng đau lưng gây rất nhiều ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày như:

  • Những cơn đau lưng với mức độ đau nhẹ hay đau lan rộng nhiều vị trí trên cơ thể khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.
  • Hiện tượng nhiều lần bị đau lưng ở bà bầu nếu không được khắc phục thì có thể làm tăng nguy cơ gây thoái hóa cột sống.
  • Nguy hiểm nhất là ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Bé có thể bị các bệnh về cột sống do di truyền từ mẹ sang con như: đau lưng, thoát vị đĩa đệm bẩm sinh, gai cột sống …

7.4 Khi đau lưng bà bầu có được dùng thuốc giảm đau hoặc cao dán?

Thai phụ vẫn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Efferagan hoặc các loại cao dán (salonpas). Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau này để tránh gây hại cho thai nhi. Đặc biệt, không dùng miếng dán giảm đau lên phần lưng có vết thương hở hoặc những thai phụ hay bị dị ứng, mẩn đỏ trên da cũng không nên dùng các loại cao dán này.

Bà bầu bị đau lưng và những băn khoăn liên quan rất phổ biến của chị em

>>>>>Xem thêm: Đo độ mờ da gáy bao nhiêu là an toàn và những thông tin cơ bản bà bầu nên biết

Bà bầu bị đau lưng không phải là một vấn đề đơn giản, vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mang thai của các mẹ. Vì vậy, các bầu hãy ăn uống tốt, đều đặn, sinh hoạt khoa học và tập những bài thể dục cho bà bầu hiệu quả,…Chắc chắn việc này sẽ khiến cho những cơn đau lưng của chị em đi qua nhẹ nhàng hơn. Đừng để cơn đau lưng khiến chúng ta mệt mỏi và căng thẳng, ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ chị em nhé.

Chi Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *