Bà bầu ăn mì tôm có tốt không? Câu hỏi này tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ trả lời dứt khoát, khi mì tôm là món khoái khẩu của nhiều người và đa phần các bà bầu cũng không phải ngoại lệ. Khi thai nghén, các chị em có thể thèm mì “bất tử” và không thể nào cưỡng lại được sự hấp dẫn, thơm ngon đó. Vậy, ăn mì như thế nào là để không gây hại cho mẹ và thai nhi? Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Bạn đang đọc: Bà bầu ăn mì tôm có tốt không và lời khuyên chính xác
Thành phần của mì tôm phần lớn là tinh bột, chất bảo quản, muối, đường… không cung cấp đủ các loại vitamin, chất xơ hay protein cần thiết cho cơ thể. Đối với người bình thường thì đã quá nghèo dinh dưỡng còn với bà bầu càng không nên “làm bạn” với loại thực phẩm này.
Contents
1. Những ảnh hưởng đến sức khỏe khi bà bầu ăn mì tôm
Trong mì tôm có chứa một lượng muối khá cao so với tiêu chuẩn cần thiết của một người. Vì vậy, bà bầu không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây ảnh hưởng đến thận và huyết áp, rất nguy hiểm đến sức khỏe.
Photphat – chất giúp tăng hương vị trong gói mì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chuyển hóa canxi của cơ thể, nếu ăn thường xuyên mẹ bầu có nguy cơ mắc chứng loãng xương và hình thành các vấn đề về răng miệng.
Ai cũng biết rằng, ăn mì tôm nhiều sẽ làm nóng trong người, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, da dẻ xấu đi, nổi mụn. Ngoài ra việc tiêu thụ mì quá nhiều còn khiến cho mẹ bầu phải đối mặt với những căn bệnh khá trầm trọng như tim mạch, tiểu đường.
Nói chung, mì tôm không phải là loại thức ăn lành mạnh, tốt cho thai nhi, vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nên hạn chế hết mức có thể và tăng cường những món ăn tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
2. Cách ăn mì tôm đúng cách cho bà bầu thèm khi nghén
Nếu như bà bầu bị thai nghén và thèm mì thì cũng nên hạn chế, chỉ nên ăn khoảng 1 lần/tuần mà thôi. Bạn hãy đa dạng hơn trong cách chế biến để an toàn và tăng thêm chất dinh dưỡng cho cả mẹ bầu và thai nhi:
Tìm hiểu thêm: 10 thức uống, món ăn an thai ba tháng đầu thai kỳ
Không nên ăn kiểu “úp mì” mà hãy luộc sơ qua với nước, sau đó để ráo và tiếp tục cho mì vào để nấu một lần nữa. Cách làm này giúp bạn loại bỏ những chất độc hại và lượng chất béo không lành mạnh có trong gói mì. Không nên sử dụng gói gia vị hay gói dầu bởi chúng không chứa bất kì chất dinh dưỡng nào, mà đôi khi còn gián tiếp đưa chất độc vào cơ thể. Bạn hãy dùng gia vị trong bếp của gia đình mình để nêm nếm cho vừa ăn và kiểm soát được lượng gia vị cần thiết lại bảo đảm sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.
Vì vắt mì quá nghèo dinh dưỡng cho nên các mẹ bầu nên bổ sung rau, củ, quả hoặc tôm, thịt heo, thịt bò, đậu, trứng.. để bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể khi ăn mì.
3. Những loại rau cần tránh khi ăn chung với mì tôm
Khổ qua: Vị đắng của khổ qua có thể gây hại đến sức khỏe của phụ nữ, chúng có thể gây sảy thai, tử cung có sẹo, tử cung nghiêng rất nguy hiểm cho thai nhi.
Rau sam: Đây là một loại rau gây kích thích mạnh, làm tăng tần suất co bóp của cổ tử cung, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Ngải cứu: Ngải cứu là một loại cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nhưng đối với mẹ bầu là hoàn toàn ngược lại. Nhất là thai nhi trong những tháng đầu tiên, tình trạng ra máu, thai lưu hay co thắt tử cung rất dễ xảy ra.
>>>>>Xem thêm: Đa ối có nguy hiểm không? 6 biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi đa ối
Rau ngót: Chất Papaverin có trong rau ngót là chất cấm chỉ định với bà mẹ đang mang thai. Nhiều bác sĩ khoa sản cũng cho biết, nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn những hậu quả đáng tiếc cho thai nhi.
Rau răm: Trong 3 tháng đầu tiên, thai nhi còn rất yếu, việc mẹ bầu sử dụng rau răm thường xuyên sẽ khiến cho mẹ bầu bị mất máu, tử cung co bóp quá mạnh dẫn đến tình trạng sảy thai.
Bài viết trên đã trả lời được cho câu hỏi bà bầu ăn mì tôm có tốt không? Chính vì vậy, các mẹ cũng nên cân bằng trong việc ăn uống, hạn chế việc ăn mì gói, cung cấp cho cơ thể những món ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường trái cây, rau quả và chất xơ, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, thông minh hơn.
Hoàng Nguyên tổng hợp