Ăn dặm luôn là chủ đề được các mẹ chăm con nhỏ quan tâm hàng đầu. Thực hiện một chế độ ăn dặm phù hợp và khoa học sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển thể chất cũng như não bộ của bé. Vậy như thế nào là một chế độ ăn dặm phù hợp với bé? Thời điểm ăn dặm là khi nào? Chế độ dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm ra sao? Làm sao để có những thực đơn vừa hợp khẩu vị của bé, vừa đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng đúng của thời kỳ này? Mời mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tham khảo chi tiết hơn qua nội dung dưới đây.
Bạn đang đọc: Ăn dặm – mẹ nên thực hiện thế nào cho đúng và phù hợp với bé?
Contents
1. Cho bé ăn dặm lúc nào là tốt nhất?
Dù nhiều người cho rằng, bé từ 5 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện hơn và có thể sẵn sàng cho việc xử lý một số thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, 6 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm. Bởi ở tháng thứ 5 của bé, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa thực sự có khả năng hấp thụ trọn vẹn những thức ăn trong thực đơn ăn dặm.
2. Cho bé ăn dặm như thế nào là phù hợp?
Theo từng tháng tuổi thì nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng tăng dần. Lúc này, sữa mẹ không còn là nguồn dưỡng chất duy nhất. Bé cần ăn dặm theo mức tăng dần về chất lẫn lượng, để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất lẫn trí não.
2.1 Nguyên tắc cho bé ăn dặm
- Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng
Việc cho bé ăn dặm vào thời điểm từ 6 tháng tuổi trở lên là rất cần thiết. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng, sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ đến 12 tháng tuổi. Ăn dặm vẫn chỉ là bữa phụ bổ sung dưỡng chất cho bé. Do đó, mẹ cần duy trì cho bé bú mẹ và không nên cắt giảm lượng sữa mẹ hàng ngày cho bé nhé!
Tìm hiểu thêm: Bài hát bé tập nói – cách hay giúp trẻ mau biết nói và phát triển khả năng ngôn ngữ
- Nguyên tắc ăn dặm
Với việc ăn dặm, mẹ nên cho bé bắt đầu với bữa ăn loãng (đặc hơn sữa mẹ) và khi bé quen dần thì chuyển qua thức ăn đặc hơn. Đặc biệt, mẹ cần thay đổi thực đơn ăn dặm hàng ngày, tránh lặp lại một thực đơn quá thường xuyên, để bé ăn ngon miệng, không bị chán. Thêm vào đó, ở giai đoạn này, mẹ chỉ nên cho bé ăn vừa phải, gọi là tập cho bé ăn chứ không nên ép bé phải ăn nhiều.
Mẹ nên cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ nhuyễn đến độ hạt tăng dần theo độ tuổi và thích ứng thức ăn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bắt đầu cho bé làm quen thức ăn dặm từ ngọt mới chuyển dần sang mặn.
Bé nên làm quen với rau, củ, quả, tinh bột trước, sau đó mới bắt đầu làm quan với thức ăn giàu đạm từ thịt, cá….
Thức ăn dặm của bé tuyệt đối không nên thêm gia vị sẽ ảnh hưởng đến thận của bé. Từ khoảng 1 tuổi trở đi, mẹ có thể nêm một vài giọt nước mắm vào thức ăn của bé.
Nên sử dụng thêm dầu ăn cho bé trong các món ăn, để giúp bé hấp thu thức ăn tốt hơn.
Mỗi món ăn mẹ có thể cho bé thử để theo dõi phản ứng của bé xem bé có thích không, có dị ứng với thành phần thức ăn nào không.
Khi đổi món cho bé, mẹ cũng cần tập cho bé ăn để làm quen vì có thể nhiều món ăn bé không hưởng ứng ngay từ đầu.
Với những món ăn bé không thích, mẹ nên đổi và không nên ép bé ăn.
2.2 Dưỡng chất trong thực đơn ăn dặm cho bé
Một bữa ăn dặm cho bé cần có đủ 4 nhóm chất: Chất đường từ tinh bột, chất vitamin và xơ (từ rau/củ) và chất đạm (từ thịt, cá, trứng, sữa) và chất béo (giúp hấp thu tối đa vitamin và chất dinh dưỡng). Trong đó, mẹ cần cung cấp một lượng đủ cho bé:
- Tinh bột (50 – 80gram): cháo loãng, khoai lang, khoai tây, khoai sọ…
- Rau/củ (25 – 30gram): bí đỏ, cà rốt, mồng tơi, rau ngót…
- Chất đạm (10 – 30 gram): lòng đỏ trứng gà, cá (10 – 15 gram), thịt gà/lợn/bò (10 -15 gram), phô mai, sữa chua không đường…
- Dầu ăn cho trẻ em (10 -15 gram)
3. Cách chế biến thực phẩm ăn dặm cho bé
Dựa trên những thành phần và lưu ý ở trên, mẹ hãy chế biến thành thực đơn ăn dặm phù hợp với khẩu vị của bé! Dưới đây là lưu ý về cách chế biến các loại thực phẩm ăn dặm cho bé:
3.1 Cách chế biến tinh bột
Với tinh bột từ các loại khoai, mẹ gọt vỏ, ngâm qua nước cho hết nhựa rồi hấp cơm hoặc luộc. Khi khoai chín mềm thì lấy ra và nghiền nát, trộn với sữa, hoặc cháo/ bột. Đđơn giản hơn, mẹ có thể cắt nhỏ và nấu chung với cháo cho bé.
3.2 Cách chế biến thịt
Thịt là nguồn cung cấp protein chính cho bé trong giai đoạn này. Mẹ có thể chọn các loại thịt cho bé như: thịt lợn (nạc vai hoặc thăn), thịt gà (thịt ức), thịt bò (thăn bò), hải sản (cá hồi, tôm, lươn đồng).
Giai đoạn này bé vẫn chưa nhai được các thức ăn dai và cứng, vì vậy mẹ cần xay/ băm nhỏ thịt cho bé khi nấu. Để thịt/ cá tan đều vào trong cháo hay bột, sau khi băm mẹ nên cho thêm một ít nước vào, khuấy cho thịt tan, rồi mới cho vào nấu. Làm cách này, thịt/ cá sẽ không bị vón cục.
Mẹ nên chọn thịt tươi ngon, hạn chế dùng thịt trữ đông mẹ nhé! Đối với các loại cá mềm như cá hồi, hay lươn, mẹ có thể cho nấu nhanh cùng nước dùng rồi trộn với cháo khi cho bé ăn.
3.3 Cách chế biến rau, củ
Tập cho bé làm quen với rau củ ngay từ những bữa ăn dặm đầu tiên chính là lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng. Mẹ lưu ý chọn rau củ sạch, an toàn để tránh gây hại cho đường ruột của bé. Các loại rau củ cần được rửa sạch và nấu chung với cháo hoặc nước dùng cho bé.
>>>>>Xem thêm: Bé hay dụi mắt – đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục
3.4 Cách dùng dầu ăn
Dầu ăn làm tăng khả năng hấp thu vitamin và khoáng chất mà ít mẹ để ý đến. Mẹ lưu ý chọn đúng loại dầu ăn dành cho trẻ em và chỉ cho dầu vào thức ăn sau khi được tắt bếp. Có nhiều loại dầu ăn cho bé như dầu gấc, dầu mè omega 3 và dầu ô liu… mẹ có thể linh hoạt lựa chọn sử dụng.
Ăn dặm sao đúng cách sẽ giúp bé phát triển tốt về sau này. Do đó, mẹ cần tham khảo và ghi chú những lưu ý cần thiết về chế độ ăn dặm cho bé, để bảo đảm thời gian ăn dặm của bé diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên thật sự giúp ích cho mẹ trong việc chăm sóc bé, trong giai đoạn ăn dặm nhiều thử thách này!
Tuyết Nguyễn tổng hợp