Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với rau củ nghiền là chủ đề thú vị tiếp theo, mà Chuyên mục Bé ăn dặm của Blogtretho.edu.vn muốn chia sẻ chi tiết cùng mẹ, sau chủ đề trái cây nghiền. Cũng nằm trong danh sách các thực phẩm đầu tiên nên cho bé tập ăn dặm, nhóm rau củ cũng có những đặc điểm, sự ưu tiên và lưu ý để giúp mẹ cho bé tập ăn dễ dàng thành công hơn.
Bạn đang đọc: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với rau củ nghiền tiêu biểu nhất
Contents
- 1 1. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với rau củ nghiền có gì đặc biệt?
- 2 2. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với rau củ nghiền tốt hơn hay trái cây nghiền tốt hơn?
- 3 3. Các loại rau củ quả tiêu biểu nhất cho thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng tuổi
- 4 4. Hỗn hợp các loại rau, củ
- 5 5. Thực đơn mẫu với rau củ nghiền cho bé
- 6 6. Lưu ý khi chế biến rau củ nghiền và cho bé ăn dặm ở 6 tháng tuổi
1. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với rau củ nghiền có gì đặc biệt?
Cùng với trái cây, rau củ là nhóm thực phẩm lành mạnh có nhiều đặc điểm phù hợp, để mẹ có thể quyết định dùng trong thực đơn ăn dặm, ngay ở những ngày đầu tập ăn của con như:
- Đa dạng về loại
- Đa dạng về màu sắc, kết cấu
- Đa dạng về vị
- Phong phú về dưỡng chất
- Bé dễ tiêu hóa và phù hợp với tình trạng hệ tiêu hóa đang còn non nớt của mình
- Dễ chế biến
2. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với rau củ nghiền tốt hơn hay trái cây nghiền tốt hơn?
Khi cho bé tập ăn dặm, chúng ta luôn phải đối diện với rất nhiều luồng ý kiến. Có người sẽ khuyên mẹ nên cho con tập ăn với cháo trước. Có người sẽ khuyên mẹ nên tập cho con ăn trái cây nghiền trước. Và đương nhiên cũng sẽ có ý kiến khuyên mẹ nên cho con tập với rau củ nghiền trước.
Theo WHO, UNICEF và ý kiến chính thống từ các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ em từ khắp nơi trên thế giới, trong các nhóm thực phẩm đầu tiên có thể tập cho bé ăn dặm gồm:
- Nhóm trái cây phù hợp
- Nhóm rau củ quả phù hợp
- Nhóm thực phẩm giàu đạm phù hợp
- Nhóm ngũ cốc
Tùy theo quan điểm, thói quen, truyền thống, địa lý,…mỗi bà mẹ có quyền quyết định chọn cho bé tập với nhóm nào đầu tiên một cách phù hợp. Điều kiện tập và cho con làm quen chủ yếu tuân thủ nguyên tắc tập ăn dặm sau đây:
- Tập ngọt trước mặn sau
- Tập từ ít tới nhiều
- Tập từ lỏng nhuyễn mịn đến đặc tăng dần và độ thô tăng dần
- Tập các loại thực phẩm riêng lẻ từ 2-3 ngày, mỗi lần tập từ 1-3 thìa cà phê.
- Tập cho bé làm quen hỗn hợp khi con đã quen với các thực phẩm riêng lẻ và hoàn toàn không có dấu hiệu dị ứng với bất cứ thực phẩm riêng lẻ nào trước đó.
- Tập từ các thực phẩm an toàn, dễ tiêu hóa với hệ tiêu hóa non nớt của bé.
Như vậy, thực chất không có bằng chứng rõ ràng nào cho việc nếu mẹ tập cho bé làm quen với rau củ trước thì tốt hơn trái cây, hay tập cho con ăn cháo trước thì tốt hơn trái cây rau củ. Hay, thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng với trái cây nghiền thì thuận lợi hơn các nhóm còn lại. Chúng ta sẽ tùy vào từng trẻ, văn hóa gia đình, điều kiện chung quanh,…để có thể chọn nhóm nguyên liệu tốt nhất để cho con làm quen và làm quen một cách bài bản. Điều này sẽ giúp cho chặng đường tập ăn cho bé các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ sẽ dễ thành công hơn.
3. Các loại rau củ quả tiêu biểu nhất cho thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng tuổi
3.1. Các loại rau
3.1.1. Bông cải xanh
3.1.1.1. Về dinh dưỡng
Bông cải xanh được xem là siêu thực phẩm vì cung cấp nguồn vitamin C cực kỳ giàu có, chứa beta-caroten tiền Vitamin A, axit folic, sắt, kali và chất xơ. Bông cải xanh cũng rất dễ kết hợp với các loại rau củ khác. Tuy nhiên, bông cải xanh với một số bé có thể là cơn ác mộng vì mùi vị hơi nồng.
3.1.1.2. Chế biến và cho bé ăn
- Bông cải xanh nên được sơ chế kỹ, hấp chín và thêm chút nước đun sôi để nguội xay nhuyễn hoặc nghiền qua rây rồi cho bé ăn.
- Để tập cho bé ăn thành công thì mẹ tập loãng, pha cùng một ít cháo gạo loãng để giảm vị nồng này. Một mẹo khác là dùng bông cải xanh pha với súp lơ trắng cũng giảm mùi vị đậm của bông cải xanh.
- Một mẹo khác là mẹ không nên vội tập cho bé đầu tiên món này vì dễ thất bại. Hãy tập sau một số rau củ có vị ngọt như khoai lang, cà rốt hay rau có vị nhẹ hơn một chút là măng tây.
3.1.2. Cải xoăn
- Cải xoăn chứa khá nhiều dinh dưỡng và là loại rau phù hợp cho trẻ 6 tháng tuổi. Cải xoăn chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, protein, vitamin A, vitamin C và vitamin K. Tuy nhiên, cải xoăn có vị hơi đậm nên mẹ có thể giới thiệu cho bé sau khi con tập cà rốt, khoai lang và măng tây.
- Về cách chế biến, rau cải xoăn có thể luộc chín hoặc hấp chín, cũng thêm nước xay nhuyễn và làm ấm rồi cho bé dùng.
3.1.3. Măng tây
3.1.3.1. Về việc sử dụng măng tây trong thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng
Trước đây, măng tây được xem là thực phẩm thuộc nhóm các thực phẩm cho bé thử muộn hơn ở 10 tháng tuổi, sau đó người ta cho rằng có thể cho bé thử ở 8 tháng tuổi. Quan điểm hiện nay cũng có nhiều đổi khác về việc sử dụng măng tây cho bé ăn dặm . Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, sẽ là không thực sự tốt hay thuận lợi nếu bạn giới thiệu măng tây như thực phẩm đầu tiên cho bé. Tuy nhiên cũng sẽ rất đáng tiếc nếu không giới thiệu măng tây cho bé ở 6 tháng tuổi mà phải chờ đợi đến khi con lớn hơn. Trong khi, măng tây được xem là vua thực phẩm giàu folate cực tốt cho sự phát triển của bé.
Măng tây không nằm trong nhóm thực phẩm có thể gây dị ứng cao cho trẻ vì thế, bạn có thể cho bé tập làm quen với măng tây ở 6 tháng tuổi. Vấn đề là, chúng ta sử dụng măng tây trong thực đơn ăn dặm của trẻ sao cho đúng cách.
Một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bạn nên tập cho trẻ làm quen với măng tây sau khi con đã quen các rau củ thân thiện khác. Tuân thủ nguyên tắc tập 3-4 ngày để theo dõi tình trạng tiếp nhận của bé.
3.1.3.2. Dinh dưỡng của măng tây
Măng tây ngoài việc rất giàu folate còn rất giàu vitamin cụ thể như vitamin B, C, K, E; giàu canxi, magie, kẽm, chất đạm, chất xơ, phố pho, kali. Xếp măng tây vào nhóm siêu thực phẩm quả không quá lời khi thành phần dinh dưỡng của nó quá phong phú.
3.1.3.3. Chế biến và cho bé dùng
- Măng tây được sơ chế sạch, hấp chín hoặc nấu chín rồi xay nhuyễn, làm ấm lại và cho bé dùng. Tùy thời điểm con tập mà mẹ điều chỉnh độ lỏng đặc của măng tây cho phù hợp với khả năng ăn của bé.
- Măng tây có chứa raffinose tương tự như có trong các loại đậu dễ gây đầy bụng. Nhưng, măng tây chứa chất này ít hơn đậu nên không hẳn sẽ gây khó chịu cho mọi bé.
- Măng tây cũng có thể khiến nước tiểu của em bé có mùi lạ thậm chí là có màu xanh. Đây là hiện tượng bình thường, vô hại, xuất hiện khi măng tây được tiêu hóa.
- Nếu em bé của mẹ có các vấn đề về tiêu hóa, thì măng tây cũng như một số loại thực phẩm có tính chất tương tự nên được đưa vào thực đơn muộn hơn ở giai đoạn 8 tháng tuổi, 10 tháng hoặc muộn hơn tùy vào tình trạng của bé.
3.1.4. Súp lơ trắng
3.1.4.1. Về việc sử dụng súp lơ trắng
Cũng như súp lơ xanh và măng tây, trước đây việc cho trẻ 6 tháng ăn súp lơ trắng gây là sự tranh cãi không nhỏ. Có ý kiến cho rằng hệ tiêu hóa của trẻ 6 tháng chưa đủ tốt để có thể tiêu hóa loại rau dễ khiến bé bị đầy bụng khó tiêu hóa vì khí ga này.
Đến nay, việc khó khăn hay những nguyên tắc về thực phẩm cho trẻ tập ăn ngày càng được nới lỏng. Việc cho bé tập ăn súp lơ trắng ở giai đoạn sớm là điều có thể. Điều kiện là em bé của bạn khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, bạn có thể thêm loại rau này vào thực đơn tập ăn dặm của bé sớm hơn giai đoạn 8 tháng. Tập cho bé thử khi con đã quen các rau củ quả thân thiện khác. Tuân thủ nguyên tắc tập ăn 3-4 ngày, dùng loãng và ngưng ngay khi bé có biểu hiện khó chịu.
Nếu bé của bạn gặp vấn đề về tiêu hóa, thì súp lơ trắng nên được dời lại vào giai đoạn 8 tháng rồi bạn hãy tập cho bé.
3.1.4.2. Dinh dưỡng và cách chế biến
Súp lơ trắng giàu vitamin A, C, canxi và chứa một lượng nhỏ selen, mangan đồng và kẽm. Đây cũng là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe, kết cấu tốt và dễ kết hợp với các thực phẩm khác.
Với súp lớ trắng, cách chế biến có thể làm tương tự như xúp lơ xanh là hấp chín hoặc nấu chín rồi xay hoặc nghiền nhuyễn, thêm chất lỏng để tạo độ loãng đặc phù hợp tại thời điểm tập ăn của bé.
3.1.5. Rau bina
3.1.5.1. Về việc sử dụng rau bina trong thực đơn cho trẻ 6 tháng
Lại là một “đối tượng” giàu dinh dưỡng nhưng cũng gây khá nhiều tranh cãi cho việc đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Nói đến rau bina, cũng có 2 ý kiến trái chiều là chỉ nên cho bé làm quen khi đã 8-10 tháng tuổi. Ý kiến còn lại thì cho rằng có thể tập cho bé ở giai đoạn sớm hơn từ 6-7 tháng, sau khi con đã làm quen với các rau củ quả thân thiện khác.
Hiện nay, tranh cãi về việc dùng rau bina trong thực đơn của bé tập ăn không còn là vấn đề quá lớn. Vì, rau bina cũng như măng tây và một số loại rau củ quả rất giàu dinh dưỡng khác, không nằm trong nhóm gây dị ứng cao. Điều này cũng cho phép các bà mẹ có thể đưa vào thực đơn tập cho bé ăn dặm khi có thể nếu bé khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động tốt và con không có biểu hiện khó chịu nào.
3.1.5.2. Dinh dưỡng và cách chế biến rau bina
Dinh dưỡng của rau bina cũng rất đáng chú ý như cực giàu canxi, giàu vitamin A, sắt và selen. Cùng với cải xoăn, rau bina là loại rau lá xanh được xếp vào top đầu các loại rau lá xanh tiêu biểu nhất cho mọi chế độ dinh dưỡng của trẻ.
Về cách chế biến, rau bina mẹ có thể hấp hoặc nấu chín rồi xay hoặc nghiền qua rây và cho bé dùng. Vẫn là nguyên tắc tập vài ngày và món rau có độ loãng phù hợp để bé làm quen tốt hơn.
Trong trường hợp con không thích ứng với loại rau này sớm mẹ có thể ngưng ngay và thử lại khi con qua tháng thứ 7 và thứ 8.
3.2. Các loại củ
3.2.1. Cà rốt
- Về dinh dưỡng : Cà rốt giàu beta-caroten và có vị ngọt tự nhiên rất dễ chinh phục bé ngay từ miếng đầu tiên. Mẹ có thể dùng loại củ này làm thực phẩm đầu tiên giới thiệu cho bé. Chắc chắn tỉ lệ thành công rất cao.
- Về cách chế biến : Rửa sạch cà rốt, bỏ vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín, xay nhuyễn với độ lỏng đặc phù hợp rồi cho bé dùng.
3.2.2. Khoai lang
- Về dinh dưỡng : Khoai lang cung cấp nguồn kali, vitamin C và chất xơ rất dồi dào. Các loại khoai có màu vàng còn cung cấp thêm một lượng beta-caroten đáng kể. Khoai cũng có vị ngọt và kết cấu mềm mịn rất dễ chịu. Cùng với cà rốt, khoai lang cũng nên là thực phẩm dành cho thực đơn tập ăn dặm ở thời gian khởi điểm của bé.
- Vê cách chế biến : Bạn có thể luộc chín hoặc hấp nhín xay hoặc nghiền nhuyễn thêm chất lỏng để tạo độ loẵng đặc phù hợp rồi cho bé dùng.
3.2.3. Đậu Hà Lan
- Về dinh dưỡng : Đậu Hà Lan giàu vitamin A, vitamin nhóm B như B1 & B6, giàu vitamin K và C. Ngoài ra, loại đậu này cũng chứa một lượng khoáng chất đáng kể như magie, kali, sắt, phốt pho. Đồng thời, đậu Hà Lan cũng khá giàu chất xơ, protein, carbohydrate, niacin và folate. Vì giàu dinh dưỡng như thế đậu Hà Lan cũng được xếp vào danh sách những thực phẩm ưu tiên cho bé 6 tháng tập ăn ngay ở giai đoạn đầu tiên.
- Về cách chế biến : Đậu rửa sạch, luộc chín bóc vỏ rồi xay hoặc rây nhuyễn. Lượng chất lỏng cho vào đậu sẽ tùy thuộc vào thời điểm bé tập ăn.
Tìm hiểu thêm: Cho bé bú khi mọc răng như thế nào để mẹ bớt lo bị “thương tích”
3.2.4. Đậu cô ve
- Về dinh dưỡng : Đậu cô ve giàu vitmain A, vitamin C, folate, vitamin K, nhất là canxi. Đậu cô ve cũng chứa một lượng đáng kể mangan. Đây cũng là một loại thực phẩm an toàn, có thể giới thiệu cho bé từ sớm trong thời kỳ tập ăn dặm lúc bé 6 tháng tuổi .
- Về cách chế biến : Đậu cô ve khó chế biến cho bé hơn các loại thực phẩm khác vì kết cấu thường không tạo được độ mịn như ý khi chế biến. Tuy nhiên, nó lại trở nên một món ăn tuyệt vời khi kết hợp với các rau củ quả có kết cấu mịn đặc hơn như khoai lang, bí đỏ chẳng hạn. Bạn có thể luộc hoặc hấp đậu cô ve và xay nhuyễn thêm lượng nước phù hợp, làm ấm lại rồi cho bé dùng.
3.2.5. Bí ngòi
- Về dinh dưỡng : Bí ngòi giàu kali, folate, vitamin C. Trong loại bí này còn có canxi, sắt, magie và chất xơ nữa. Mặc dù không phải là siêu thực phẩm nhưng bí ngòi có đặc tính thanh mát nhiều nước nên cũng được xem là một trong những loại rau củ thân thiện với trẻ khi tập ăn. Bí này dùng để kết hợp với các loại củ quả khác có kết cấu đặc và kem thì vô cùng thích hợp.
- Về cách chế biến : Vỏ bí giàu dinh dưỡng nên bạn thường được khuyên là không nên bỏ vỏ. Vì vậy, khi chọn bí chế biến cho bé nên bảo đảm là chọn được bí sạch, sơ chế kỹ để loại bỏ bụi bẩn hay các độ tố có thể có hay còn sót lại trên vỏ bí trước khi chế biến. Bí bạn cắt nhỏ nấu chín hoặc hấp chín rồi xay nhuyễn hoặc nghiền nhuyễn đều được vì bí nhanh chín và có độ mềm.
3.2.7. Khoai tây
- Về dinh dưỡng : Khoai tây chứa vitamin C và giàu kali, dễ kết hợp với các thực phẩm khác và góp phần tăng kết cấu cho món ăn. Đây cũng là loại củ mẹ có thể giới thiệu trong thực đơn tập ăn của bé, nhất là khi cần tăng cường sự đa dạng hỗn hợp và kết cấu món ăn thân thiện hơn với bé.
- Về cách chế biến : Cách chế biến bạn có thể áp dụng như với cách chế biến khoai lang và đậu Hà Lan. Có thể thêm chất lỏng dinh dưỡng như sữa mẹ hoặc sữa công thức thay thế nước thông thường để thêm vị cho món ăn.
3.2.8. Bắp
- Về dinh dưỡng : Bắp khá giàu dinh dưỡng bao gồm lượng lớn vitamin B và folate. Bắp còn chứa nhiều chất xơ, các khoáng chất như magie và phố pho.
- Về việc sử dụng bắp trong thực đơn ăn dặm của trẻ 6 tháng : Mặc dù không phải là thực phẩm gây tranh cãi gay gắt về việc có nên cho trẻ 6 tháng tập ăn hay không, nhưng một khuyến cáo đặc biệt liên quan đến bắp là nếu em bé của bạn bị bệnh chàm mãn tính hoặc dị ứng với thực phẩm thì việc sử dụng bắp cần được cân nhắc. Một số ý kiễn vẫn giữ quan điểm là, bạn nên cho bé thử bắp khi con đã quen với các loại rau, củ, quả thân thiện khác như thế sẽ ổn hơn.
- Về cách chế biến : Bắp cần được làm chín tách hột và xay nhuyễn, thêm chất lỏng để tạo độ lỏng đặc phù hợp và cho bé dùng. Việc nghiền nhuyễn cần được lưu ý thực hiện cho đến khi bé có răng và hoàn toàn có thể nhai được hạt, cũng như kiểm soát được việc ăn hạt để tránh bị hóc nghẹn.
3.2.9. Bí đỏ
- Về dinh dưỡng : Bí đỏ cũng như khoai lang vàng hay cà rốt rất giàu beta-caroten tiền vitamin A có lợi cho trẻ. Bí đỏ cũng cung cấp một lượng không nhỏ kali, protein và sắt cùng chất xơ.
- Về cách chế biến : Cách chế biến bí đỏ cũng tương tự như khoai lang vậy. Dù có thể luộc hay hấp, nhưng hấp luôn tốt hơn vì luộc nếu kéo dài sẽ làm mất bớt dinh dưỡng của bí. Vì bí chín mềm dễ nghiền nhuyễn nên bạn có thể nghiền qua rây mà không nhất thiết phải xay khi cho bé tập ăn với món này. Cũng tùy vào thời điểm ăn của bé, bạn có thể căn chỉnh lượng chất lỏng thêm vào để tạo độ lỏng đặc phù hợp với khả năng ăn của con.
4. Hỗn hợp các loại rau, củ
Cũng như trái cây, sau thời gian tập làm quen từng loại riêng lẻ, bạn có thể tiếp tục tạo các hỗn hợp phù hợp để có thêm món ăn phong phú giúp bé trải nghiệm sự đa dạng này.
Một số sự kết hợp có thể tạo sự cân bằng về kết cấu hoặc tạo vị mạnh, hay giảm vị đậm của rau củ quả. Bạn có thể tham khảo sự kết hợp này như sau:
- Đậu cô ve + khoai lang/ khoai tây/ bí đỏ/ bông cải xanh hoặc trắng (cân bằng đặc lỏng và vị)
- Bí ngòi + khoai lang/ khoai tây/ bí đỏ (cân bằng đặc lỏng và vị)
- Bông cải xanh + trắng (giảm vị nồng của bông cải xanh)
- Bắp + khoai tây (tăng vị ngọt)
- Súp lơ + cháo gạo loãng (giảm vị nồng, giảm khí ga khi tiêu thụ súp lơ)
- Cà rốt + khoai lang/ khoai tây (tăng kết cấu và vị ngọt)
- Bông cải xanh + khoai tây (tăng kết cấu, giảm vị nồng của bông cải xanh)
- Măng tây + khoai tây (tăng kết cấu)
- Rau cải xoăn + khoai tây/ cà rốt/ đậu Hà Lan/ bí ngòi (tăng kết cấu, giảm vị nồng, tăng vị ngọt)
- Rau bina + khoai tây/ cà rốt/ đậu Hà Lan/ bí ngòi (tăng kết cấu, giảm vị nồng, tăng vị ngọt)
5. Thực đơn mẫu với rau củ nghiền cho bé
5.1. Thực đơn mẫu với các bữa ăn trong 1 ngày
Trước 1 tuổi, lượng bữa ăn trong ngày của bé có thể là trung bình 6 – 8 bữa/ ngày, trong đó sữa mẹ vẫn là thức ăn chính của bé. Thực đơn mẫu 1 ngày mẹ có thể tham khảo như sau:
- (Bữa sáng sớm): Sữa mẹ
- Bữa sáng: Sữa mẹ
- Bữa giữa sáng và trưa: sữa mẹ (hoặc rau/củ nghiền)
- Bữa trưa: sữa mẹ
- Bữa xế (khoảng 3h chiều): rau/ củ nghiền (hoặc sữa mẹ)
- Bữa chiều tối (khoảng 5-6h): sữa mẹ
- (Bữa tối, khoảng 7h tối): sữa mẹ
- Bữa trước khi đi ngủ (khoảng 8-9h tối): sữa mẹ
- Ghi chú: Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ, rau/ củ nghiền cho bé tập vào đầu giờ chiều hoặc bữa 3h chiều bé dễ tiếp nhận hơn. Vì thường lúc này nhiều bé đang ở tâm trạng rất dễ chịu thoải mái nên con dễ dàng tập làm quen hơn.
5.2. Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với trái rau củ nghiền
5.2.1. Thực đơn tuần 1 – Tập làm quen
- Ngày 1: Rau nghiền vào bữa giữa sáng hoặc sau đầu giờ chiều/ bữa xế
- Ngày 2 & ngày 3: Tương tự như ngày 1
- Ngày 4 – ngày 6: Củ nghiền vào bữa giữa sáng hoặc bữa xế
- Ngày 7: Hỗn hợp rau/ củ nghiền vào bữa giữa sáng và bữa xế
5.2.2. Thực đơn tuần 2 – Đã quen
- Ngày 1: Hỗn hợp rau/ củ nghiền vào bữa giữa sáng và bữa xế
- Ngày 2-ngày 3: Như ngày 1
- Ngày 4: Rau củ nghiền vào bữa giữa sáng, cháo loãng vào bữa xế hoặc bữa chiều tối
- Ngày 5 và ngày 6: tương tự như ngày 4
- Ngày 7: Rau củ nghiền vào bữa giữa sáng, cháo rau củ vào bữa xế/ bữa chiều tối hoặc ngược lại
5.2.3. Thực đơn tuần 3 – Đã quen
- Ngày 1: tương tự như ngày 7 của tuần 2
- Ngày 2-ngày 6: trái cây nghiền vào bữa giữa sáng, rau củ ghiền/ cháo rau củ/ súp rau củ vào bữa xế/ bữa chiều tối hoặc ngược lại
- Ngày 7: cháo/ súp/ rau củ nghiền + làm quen một số thực phẩm giàu đạm lượng ít như thịt ức gà, thịt nạc heo, trứng, cá hồi, thịt cá trắng vào bữa sáng/ bữa trưa/ bữa chiều tối (dần tăng lượng), còn trái cây cho bé dùng vào bữa xế
5.2.4. Thực đơn tuần 4 – Đổi sang các vị hỗn hợp
- Thực đơn tuần 4 áp dụng như ngày 7 của tuần 3 với các món ăn đa dạng hơn.
- Bắt đầu tập các món cháo/ súp đa dạng hơn.
6. Lưu ý khi chế biến rau củ nghiền và cho bé ăn dặm ở 6 tháng tuổi
- Chọn rau củ sạch an toàn, tươi để đảm bảo cho sức khỏe của bé.
- Sơ chế kỹ lưỡng cẩn thận để loại bỏ cao nhất bụi bẩn, các độc tố (nếu có) còn sót lại ở vỏ/ lá rau củ quả.
- Nấu chín tới các loại rau lá xanh, nấu chín vừa các loại củ quả. Tránh nấu quá lâu hoặc quá nhừ để hạn chế thất thoát dinh dưỡng.
- Giữ lạnh hay cấp đông cần chú ý thực hiện đúng cách để an toàn cho bé.
- Có thể kết hợp một số loại trái cây phù hợp để tăng vị, kết cấu và độ thơm ngon.
- Thực đơn ăn dặm của bé có thể sử dụng gia vị và rau thơm phù hợp, để tăng thêm vị ngon cho rau củ quả như hành, tỏi, bột nhục đậu khấu, bột cà ry, nghệ, bột quế,..với lượng thật nhỏ. Đây cũng là cách cho bé làm quen với một số gia vị phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh cho nhiều hay các gia vị mạnh có độ cay nóng mạnh như tiêu hoặc ớt.
- Không nêm đường, muối, bột ngọt vào các món rau củ quả nghiền của bé để thận của con không phải làm việc quá sức. Hơn nữa, trong thực phẩm cũng đã đủ lượng muối đường tự nhiên cho trẻ ở độ tuổi này.
- Có thể thêm dầu ăn vào món ăn của bé hoặc khi chế biến với các loại dầu ăn phù hợp.
- Cho bé thử tối thiểu mỗi loại rau củ quả 2-3 ngày, tối đa 4 ngày và theo dõi cụ thể để có thay đổi thực đơn phù hợp hoặc phát hiện những dị ứng của bé với thực phẩm đó (nếu có).
- Mỗi lần ăn cho bé thử từ 1-3 thìa cà phê và không ép bé ăn.
>>>>>Xem thêm: Nên mua máy hút sữa loại nào để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho mẹ và bé?
Có thể nói rằng, nguyên liệu rau củ quả phong phú như thế nào, thì những gì bạn có thể tận dụng được dành cho con ở giai đoạn tập ăn cũng phong phú như vậy. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nói chung, thực đơn với nhóm rau củ quả nói riêng như đã được tóm lược chia sẻ ở trên, theo Chuyên mục Bé ăn dặm của Blogtretho.edu.vn, chắc chắn sẽ đem lại cho bạn và bé những thành công đáng kể. Thành công này sẽ là một thành quả đáng giá và đáng ghi nhận khi bao gồm cả việc bé tập ăn, luyện các kỹ năng, trải nghiệm hương vị, kết cấu, tiếp nhận dinh dưỡng lẫn việc mẹ chế biến hay chuẩn bị thực đơn cho con.
Nguồn tham khảo chính: NHS, Wholesome Baby Food & FirstCry Parenting
Cát Lâm tổng hợp