Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Rate this post

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là bệnh phổ biến đến mức 75% bé sơ sinh mắc phải. Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho não bộ. Chính vì vậy rất nhiều bố mẹ lo lắng và không biết phòng ngừa hay phát hiện và điều trị bệnh cho bé như thế nào? Nội dung chia sẻ khá đầy đủ về bệnh này như dưới đây, sẽ giúp các phụ huynh có thêm thông tin cần thiết để phòng tránh cho con, cũng như điều trị hiệu quả nếu chẳng may con gặp phải.

Bạn đang đọc: Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

1. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là gì?

1.1. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Viêm tai giữa là một trong những bệnh nhiễm trùng ở tai phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là vào mùa đông và đa phần các bé trong độ tuổi từ 6 – 18 tháng tuổi đều mắc bệnh. Viêm tai giữa cấp thường chia làm ba giai đoạn: giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ.

Việc viêm tai tái đi tái lại sẽ làm tổn thương màng nhĩ cũng như khả năng rung của nó, điều này sẽ làm khả năng nghe của bé bị kém đi. Việc thính lực bị giảm sút định kỳ như vậy sẽ làm hạn chế khả năng nói cũng như làm cho bé gặp phải một số vấn đề về ngôn ngữ ở bé và điều này sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của bé sau này.

Tai được chia làm ba phần bao gồm: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong tai có một ống nối tai giữa với cổ họng, được gọi là vòi nhĩ hay ống eustachian. Khi họng và mũi bị ẩm ướt do tiết dịch nhầy thì tại nơi vòi nhỉ, dịch lỏng từ mũi họng bị mắc kẹt tại bất kì vị trí nào trong khoang tai (chẳng hạn như vùng giữa tai) sẽ đều là cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Khi bé bị bệnh, vòi nhĩ sưng mủ và tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ phồng lên, thậm chí bị rách do áp lực gia tăng.

Vòi nhĩ có nhiệm vụ rất quan trọng như sau:

  • Kết nối vùng tai giữa với phần sau của họng và mũi, đồng thời giúp cân bằng áp lực sẽ trở thành vùng đất màu mỡ cho vi khuẩn phát triển.
  • Thông hơi giúp giữ áp suất không khí ở tai giữa luôn cân bằng với áp suất không khí bên ngoài. Điều này lý giải vì sao khi bị viêm tai trẻ thường mất thăng bằng, nghiêng đầu sang một bên…
  • Bảo vệ tai giữa khỏi áp lực âm thanh và ngăn chặn sự xâm nhập của dịch từ mũi, họng chảy vào tai giữa.
  • Giúp tiêu dịch từ tai giữa chảy về họng.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

1.2. Nguyên nhân khiến bé bị bệnh viêm tai giữa

  • Ở trẻ sơ sinh vòi nhĩ ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang hơn so với người trưởng thành. Do đó, chất lỏng từ cổ họng và tai ngoài có chứa vi khuẩn dễ dàng đi qua ống vào tai giữa.
  • Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Chiếm 2/3 số trường hợp viêm tai giữa cấp là do vi khuẩn phế cầu gây ra.
  • Tai trẻ có cấu trúc chưa hoàn chỉnh. Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Bình thường ống thính giác mở cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Khi ống này bị đóng, các chất thải không thoát được và dẫn đến vi khuẩn sẽ kẹt lại bên trong tai, gây nhiễm trùng. Ống thính giác ở bé ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc.
  • Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như viêm, viêm VA, viêm amidan , viêm xoang…
  • Trẻ bị sặc khi bú mẹ hoặc khi ăn bột, ăn cháo. Thức ăn tràn lên gây tắc vòi nhĩ.
  • Trẻ bị viêm tai giữa do quá trình tắm gội bị nước vào tai, lau rửa tai không đúng cách làm tổn thương tai,…
  • Nhiễm bệnh từ nhà trẻ.
  • Nằm xuống trong khi ăn và uống. Khi cho trẻ bú, bé thường quay mặt đi hay dứt miệng ra khỏi núm vú dù bú bình hay bú sữa mẹ.
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
  • Thay đổi đột ngột độ cao.
  • Đã từng bị bệnh viêm tai giữa và bệnh tái phát.
  • Khí hậu lạnh, bị cảm cúm , viêm xoang hoặc trẻ bị cảm lạnh trước đó.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Có nhiều nguyên nhân khiến bé yêu bị viêm tai giữa, bố mẹ cần biết để bảo vệ bé. Ảnh Internet

2. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có dấu hiệu gì?

  • Sốt có thể lên tới hơn 39 độ C.
  • Dùng tay dụi hoặc kéo vành tai.
  • Trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc. Nhất là khi thời tiết trở lạnh.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Nôn ói hoặc tiêu chảy.
  • Mất thăng bằng, nghiêng đầu sang một bên.
  • Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài. Đây là dấu hiệu cho thấy màng nhĩ của bé đã bị vỡ do áp lực quá mức.
  • Kém phản ứng với âm thanh.
  • Trẻ bị nôn, tiêu chảy.
  • Mắt của bé sẽ đổ ghèn, bé bị tắc tuyến lệ nhưng khi đi kèm với biểu hiện này là một cơn cảm lạnh, điều này cho thấy một vùng xoang nào đó hay tai của bé đang bị viêm.
  • Bé sẽ không muốn nằm ngửa khi ngủ mà sẽ trở mình liên tục, lăn qua lăn lại để giảm bớt áp lực trong tai lúc này cũng như để làm cho cơn đau tai giảm bớt.
  • Kèm theo chảy mũi, dịch nhầy chảy ra từ mũi sẽ chính là dịch nhầy có trong tai bé. Mũi của bé là nơi sẽ báo tín hiệu cho bạn biết bé bị viêm tai giữa. Khi dịch nhầy chảy ra chuyển sang màu vàng hay xanh lá cây là lúc bé bắt đầu nhiễm bệnh và trở nên cáu kỉnh, đồng thời nguy cơ viêm tai giữa tăng cao.
  • Triệu chứng đau tai,đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời thường xảy ra ở trẻ lớn.
  • Khám nội soi tai mũi họng sẽ thấy những biểu hiện đặc biệt: Màng nhĩ không thủng, nón sáng bị thu hẹp hoặc mất, màng nhĩ có biến đổi màu sắc: Màng nhĩ dày, mờ đục, có khi màng nhĩ màu vàng hoặc ánh vàng, có khi có mức dịch sau màng nhĩ, màng nhĩ có thể phồng do ứ dịch hoặc lõm do xơ dính, màng nhĩ hạn chế hoặc không di động khi tạo áp lực lên màng nhĩ.
  • Dấu hiệu nguy hiểm hơn, nếu xuất hiện tình trạng nhiễm trùng tai đi ngược vào trong hộp sọ, hoặc gây viêm xương chẩm, thì có thể gây viêm màng não, áp xe não,…

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

3. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh chữa trị ra sao?

Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có cách điều trị và chăm sóc khác nhau.

3.1. Cách chữa trị

  • Cho bé bú sữa mẹ giúp bé tránh mất nước khi sốt. Nếu bé đang bú sữa ngoài hoặc ăn dặm, các mẹ nên cho bé uống thêm nước.
  • Đôi khi, tai có bị lấp đầy bởi ráy tai, làm suy giảm thính giác của trẻ. Bác sĩ có thể sử dụng một ống tiêm để nhẹ nhàng lấp đầy ống tai bằng nước ấm và lấy ráy tai ra ngoài.
  • Bạn nên dùng một chiếc gối mềm kê đầu cho bé khi bé ngủ nhằm hạn chế dịch từ họng tràn vào vòi nhĩ.
  • Dùng thuốc paracetamol hoặc ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ nếu bé 3 tháng tuổi hoặc lớn hơn. Các thuốc này sẽ giúp giảm đau và hạ sốt. Đối với trẻ sốt từ 39 độ trở nên, đau nặng đầu, ống tai có nhiều chất lỏng và tình trạng không thay đổi sau 48h. Trẻ 6 tháng đến 2 tuổi thường điều trị bằng kháng sinh trong 10 ngày.
  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tất cả các chẩn đoán và thuốc sử dụng phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý mua thuốc điều trị cho con.
  • Nếu kháng sinh không thể làm sạch mủ, một cuộc tiểu phẫu là điều cần thiết. Bác sĩ sẽ khoét một lỗ nhỏ, đưa một ống gọi là grommet vào tai để giúp hút chất lỏng. Sau thủ thuật này tình trạng bệnh được khắc phục nhanh, thính giác trở lại và màng nhĩ tự lành.
  • Các bác sĩ sẽ tiến hành soi tai, kiểm tra độ sưng đỏ, mủ, dịch tai để xác định tình trạng bệnh. Đo lượng nhĩ và kiểm tra phản xạ của bé, từ đó có những cách chữa trị cụ thể cho từng trường hợp bé.

Viêm tai giữa ở trẻ em đều có thể tự khỏi trong ba hoặc bốn ngày ngay cả khi có hoặc không có dùng kháng sinh. Tuy nhiên bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ ở những trường hợp như sau:

  • Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi.
  • Các triệu chứng nhiễm trùng nặng lên sau 24 giờ.
  • Bé đang tỏ ra rất đau.
  • Có dịch chảy ra từ tai của bé.
  • Cả hai tai của trẻ đều bị nhiễm trùng.

Khi chữa trị, bác sĩ sẽ cân nhắc một số yếu tố sau:

  • Dạng viêm tai và mức độ nghiêm trọng.
  • Số lần bị viêm tai.
  • Đợt viêm mới kéo dài bao lâu.
  • Trẻ bao nhiêu tháng tuổi.
  • Những yếu tố nguy cơ trẻ có thể gặp.
  • Liệu bệnh có ảnh hưởng tới thính giác của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Bé bị viêm da dị ứng và những điều mẹ cần biết để điều trị hiệu quả cho bé

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

3.2. Cách chăm sóc

  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hoặc các phương pháp làm sạch tai cho trẻ vì có thể gây ra những tác dụng phụ, làm cho tình trạng nhiễm trùng của trẻ nặng hơn khó khăn cho việc điều trị.
  • Chườm ấm cho trẻ khi sốt, kết hợp dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu trẻ sốt >38.5 độ C hoặc đau nhiều theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Mặc quần áo mỏng, thoáng. Ở phòng thoáng mát, thông gió, không đóng kín cửa.
  • Làm sạch tai cho trẻ: không nên lau quá sâu, không dùng bông nút kín tai, nên để dịch thoát ra ngoài tự nhiên.
  • Tránh nước vào tai.
  • Rửa mũi cho trẻ 2-3 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý ấm. Kết hợp dùng thuốc theo đơn Bác sĩ.
  • Vệ sinh mũi họng sạch sẽ. Tránh lạnh, bụi khói, nước đá…
  • Rửa tay sạch, cả trẻ và cha mẹ cần thực hiện việc này. Đây là một trong những cách quan trọng nhất giúp giảm nguy cơ truyền bệnh .

Cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa

  • Dùng khăn mặt rửa bằng nước ấm và vắt sạch nước để lau tai.
  • Sau đó nhỏ 1 đến 2 giọt nước muối sinh lý vào tai.
  • Hoặc dùng thuốc rửa tai hằng ngày để bệnh mau khỏi.

Chế độ dinh dưỡng

  • Cho trẻ uống thêm nước các loại hoa quả, đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn cho trẻ bú tăng số lần lên.
  • Cho trẻ ăn uống đủ chất theo 4 nhóm thực phẩm trong 1 bữa ăn ( Protein, tinh bột, lipit, Vitamin).

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

4. Phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như thế nào?

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ mắc bệnh cảm lạnh.
  • Giữ ấm cho trẻ.
  • Cho bé bú mẹ để giúp nâng cao sức đề kháng. Nếu bé ở độ tuổi ăm dặm, bạn nên cho con ngồi để ăn thay vì cho bé nằm hoặc ôm bé trong lòng.
  • Ngoài ra khi bú sữa bình, mẹ nên cho bé bú ở tư thế đúng như ngồi hoặc ở tư thế thẳng đứng (tạo thành gó nghiêng ít nhất 30 độ) và giữ tư thế đó ít nhất là 30 phút sau khi bú xong vì sữa có thể đổ và chảy vào tai trẻ.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Tiêm vắc xin ngừa phế cầu cho bé để có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh.
  • Giữ bé tránh xa các chất có khả năng kích ứng tạo ra dịch nhầy trong hốc mũi và tai giữa của bé.
  • Để thú nhồi bông, vật nuôi và bất cứ đồ vật gì có lông ở xa chỗ bé ngủ. Không để trẻ ngủ với bình sữa.
  • Tuyệt đối không nên để nước nhỏ vào tai nhất là khi tai trẻ đang bị viêm nhiễm. Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.
  • Điều trị triệt để những dấu hiệu viêm mũi, họng để tránh biến chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh.
  • Không nên để trẻ tiếp xúc với tiếng ồn mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch cho bé bằng cách cho bé ăn nhiều trái cây, rau củ quả và hải sản. Với trẻ đã bắt đầu ăn dặm.
  • Không nên để trẻ nằm dưới đất để tránh côn trùng bò vào tai.
  • Hạn chế cho bé ngậm núm vú giả khi bé ngủ ban đêm, nhất là với bé từ 6 tháng trở lên vì nghiên cứu đã cho thấy có mối tương quan giữa việc ngậm núm vú giả và viêm tai giữa.
  • Không để bé phải đi nhà trẻ khi dưới 1 tuổi. Việc đi nhà trẻ quá sớm có thể khiến trẻ bị ho, khóc nhiều, bị cảm thường xuyên hơn, dễ dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ em.
  • Tiêm phòng vaccine cúm hằng năm và các loại vaccine khác mà bác sĩ đề nghị.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

5. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm tai giữa bố mẹ nên tham khảo

5.1. Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

  • Có những nguy hiểm nếu không kịp thời chữa trị bệnh viêm tai giữa cho bé là:
  • Gây mất thính lực lâu dài : Nguy cơ trẻ bị mất khả năng nghe chiếm tỉ lệ rất cao. Lúc này, mặc dù nước nhầy tụ sau màng nhĩ sẽ dần dần bị hết đi nhưng nước này cũng có thể tồn tại nơi tai giữa và sau một thời gian dài sẽ dẫn đế phá hư màng nhĩ và gây điếc vĩnh viễn.
  • Trẻ bị thủng màng nhĩ : Do phát hiện muộn nên có thể dẫn đến hội chứng nội sọ như viêm màng não hay áp xe não, làm tăng nguy cơ tử vong nếu xử lý chậm trễ.

5.2. Vì sao trẻ bị viêm tai giữa thường chảy mủ?

Mủ trong tai thường xuất hiện ở giai đoạn 2 của bệnh sau giai đoạn xung huyết. Mủ này có màu vàng đục, hôi và rất khó chịu. Nguyên nhân chính để hình thành mủ trong tai giữa là viêm tai giữa mủ. Mủ xuất hiện trong tai giữa là do niêm mạc tai giữa bị viêm, tăng tiết dịch. Môi trường này của tai giữa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong tai hoặc từ mũi/ họng và phát triển hình thành mủ. Hoặc mủ có sẵn từ mũi họng đi qua vòi tai và vào tai giữa khi xì mũi không đúng cách.

5.3. Những câu hỏi khác

Bệnh viêm tai giữa có tái phát không?

Nếu không vệ sinh tai mũi họng cho trẻ cẩn thận, bệnh rất dễ tái phát.

Viêm tai giữa có ảnh hưởng đến thính giác không?

Bệnh có ảnh hưởng nếu không được chữa trị. Khi bị bệnh thính giác sẽ bị suy giảm và sẽ trở lại bình thường khi điều trị khỏi.

Bệnh viêm tai giữa có lây không?

Bệnh không lây. Nhưng bệnh thường do tình trạng viêm mũi họng gây nên mà tình trạng này thường lây nên bố mẹ cũng cần chú ý.

Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?

Mẹ nên tránh những thực phẩm cứng, dai, thực phẩm nhiều dầu mỡ khiến cho đờm vướng ở họng. Hạn chế những thực phẩm kích thích tạo mủ như đồ nếp, hải sản, tôm cua, thịt đỏ…

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

5.4. Các bước lấy ráy tai cho bé như thế nào?

5.4.1. Với ráy tai khô
  • Mẹ kiểm tra ráy tai trẻ nhiều hay ít bằng cách dùng đèn pin loại nhỏ soi vào tai trẻ.
  • Mẹ cho trẻ nằm gối cao, nghiêng sang một bên để dễ lấy ráy tai .
  • Mẹ lấy khăn ẩm lau ngoài ống tai cho trẻ, nên lau sau mỗi lần tắm là tốt nhất, tránh để nước rơi vào tai trẻ.
  • Mẹ dùng khăn giấy mỏng, loại mềm, xoắn đầu khăn như một cái kén rồi đưa một đoạn ngắn vào ống tai trẻ và ngoáy nhẹ nhàng. Cách làm này sẽ khiến ráy tai của trẻ tự rụng ra, bám vào khăn và ra ngoài. Mẹ tránh ngoáy mạnh vì có thể kích thích ống tai dẫn tới đau và viêm tai hoặc khiến ráy tai sản sinh ra nhiều ráy tai hơn.
  • Mẹ có thể dùng tăm bông loại đầu nhỏ, chắc chắn .Mẹ lấy một ít nước muối sinh lý, sau đó thấm ướt tăm bông và ngoáy tai nhẹ nhàng cho bé. Nhờ vậy, ráy tai sẽ bám vào tăm bông và theo ra ngoài.
5.4.2. Với ráy tai ướt
  • Mẹ dùng đèn pin nhỏ kiểm tra ráy tai của trẻ nhiều hay ít.
  • Sử dụng tăm bông loại tốt, đầu nhỏ.
  • Mẹ cho trẻ nằm trên gối cao, nghiêng sang một bên.
  • Đưa nhẹ nhàng tăm bông vào trong tai và ngoáy đều. Mẹ lưu ý, ngoáy tai nhẹ nhàng để tránh làm xước ống tai.
  • Sau khi lấy xong mẹ có thể day nhẹ tai để bé cảm thấy dễ chịu (hoặc không cần day tai).

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân khỏe mạnh, bố mẹ yên tâm

Trên đây là những điều bố mẹ cần nắm bắt về bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần chăm sóc bé cẩn thận và chu đáo, theo dõi tình hình sức khỏe, sự phát triển của bé mỗi ngày để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh của trẻ. Khi nhận biết và điều trị bệnh sớm, bé sẽ tránh được những biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy thật chu đáo và lưu ý kỹ trong quá trình chăm sóc con, để bé lớn lên thật khỏe mạnh mỗi ngày mẹ nhé.

Chi Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *