Bé lười ăn phải làm sao và mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng này

Rate this post

Bé lười ăn phải làm sao? Mẹ làm thế nào để có thể khắc phục tình trạng này nhằm giúp trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày? Đây chắc chắn là chủ đề hầu như môi bà mẹ đều quan tâm vì trong quá trình chăm sóc con nhỏ, các mẹ không tránh được những lúc con lười ăn, không chịu ăn, dù mẹ cất công chế biến thức ăn ngon giàu dinh dưỡng đến mấy. 

Bạn đang đọc: Bé lười ăn phải làm sao và mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng này

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé lười ăn. Biếng ăn không chỉ là biểu hiện bệnh lý trong cơ thể bé, mà có thể đến từ nhiều nguyên nhân tâm lý khác nhau. Việc bé lười ăn, nếu mẹ không khắc phục sớm để tình trạng kéo dài, chắc chắn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cả thể chất lẫn trí não trẻ. 

Bé lười ăn phải làm sao và mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng này

1. Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé lười ăn

Tình trạng bé lười ăn có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, cụ thể có một số nguyên nhân rất thường gặp như:

1.1. Bé đang thời kỳ mọc răng

Thời gian bé mọc răng gây đau nhức khó chịu, do nướu bị nứt ra để răng trồi lên. Một số trẻ bị sốt và khóc quấy nhiều hơn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bé lười ăn.

Bé lười ăn phải làm sao và mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng này

1.2. Thực đơn nhàm chán

Nếu như bé biếng ăn các mẹ hãy nên xem lại thực đơn dinh dưỡng hàng ngày dành cho trẻ. Không riêng gì trẻ nhỏ, ngay cả người lớn chúng ta cũng cảm thấy nhàm chán khi cứ ăn đi ăn lại mãi một vài món. Bé dưới 1 tuổi chưa biết diễn đạt, nên trẻ sẽ biểu hiện bằng cách thờ ơ với bữa ăn mỗi ngày.

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh thở nhanh có sao không?

Bé lười ăn phải làm sao và mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng này

1.3. Bé mê chơi hơn mê ăn

Giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi khi đang còn chập chững và bập bẹ, là thời gian bé bắt đầu khám phá mọi thứ từ thế giới xung quanh. Vì vậy, bé thường mải mê chơi nhiều hơn việc ăn là một điều dễ thấy.

Ngoài những nguyên nhân cơ bản trên thì khi các mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng đột ngột khiến trẻ chưa làm quen được, hay không gian ăn uống buồn chán cũng không tạo được hứng thú ăn uống cho trẻ. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ những nguyên nhân liên quan đến bệnh nào đó mà bé gặp phải như về tiêu hóa , cảm sốt,…Tình trạng sức khỏe không tốt do ảnh hưởng từ bệnh cũng khiến bé không muốn ăn uống. 

2. Bé lười ăn mẹ phải làm sao? 

Bé lười ăn phải làm sao – chắc chắn không ít mẹ cuống lên, lo lắng đêm ngày vì con không chịu ăn. Cũng như nhiều trường hợp khác thường gặp khi chăm trẻ, biếng ăn là tình trạng chung rất phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ em bé nào, ở độ tuổi nào hay ở bất cứ thời điểm nào. Do đó, các mẹ hãy bình tĩnh tìm hiểu được nguyên nhân tại sao trẻ lười ăn, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của một số chuyên gia dinh dưỡng, để có giải pháp khắc phục kịp thời. Và dưới đây là một số lời khuyên bổ ích cho các mẹ tham khảo, nếu đang gặp phải trường hợp trẻ lười ăn:

2.1. Không ép bé ăn

Các mẹ không nên cố ép bé ăn hết món trong mọi tình huống, dù là mẹ biết do bé không hề thích hay do một nguyên nhân cụ thể nào đó mà mẹ chưa xác định được.

Mẹ hãy chuẩn bị thêm thực đơn ăn dặm để thay đổi khẩu bị cho bé. Lưu ý, nên chế biến từng ít một để bé có thời gian làm quen. Cho con ăn ít một cũng là cách để thuyết phục con dần thích ứng với các món ăn bổ dưỡng, dù trẻ không thực sự thích hay món ăn không thực sự hạp khẩu vị trẻ. 

Bé lười ăn phải làm sao và mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng này

2.2. Chế biến phù hợp, đúng cách

Mẹ cần xác định cách chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ví dụ, khi bé mới tập ăn, thì cần làm thức ăn nhuyễn mịn để con dễ tiếp nhận và dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bé lơn hơn, mẹ cần tăng dần độ thô, nấu mềm thức ăn, thay vì luôn xay nhuyễn. Hơn nữa, quá trình xay nhuyễn thực tế cũng làm giảm dinh dưỡng trong thực phẩm, khi mẹ làm không đúng cách.

Ngoài bữa chính, mẹ cũng nên tăng cường những bữa ăn phụ cho trẻ. Với các trẻ từ 9 tháng tuổi đến 1 tuổi, mẹ có thể cho trẻ ăn 5 – 6 bữa/ ngày gồm cả bữa chính lẫn phụ, thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Đồng thời, chia nhỏ lượng thức ăn mỗi bữa sẽ mang lại hiệu quả hơn. 

2.3. Tạo hứng thú ăn uống cho trẻ

Tạo hứng thú cho trẻ không có nghĩa là bế trẻ đi dong, hay cho trẻ chơi thật nhiều đồ chơi, xem video ca nhạ thiếu nhi,…để kích thích trẻ ăn. Tạo hứng thú cho trẻ mẹ cũng cần làm đúng cách. Ngoài thay đổi thực đơn, làm đa dạng thức ăn, cách thức ăn, mẹ có thể tạo hứng thú cho bé ăn bằng cách cho trẻ cùng ngồi ăn chung với cả gia đình. Bởi trẻ con thường có những sở thích bắt chước người lớn, khi thấy bố mẹ và mọi người xung quanh ăn uống ngon, ăn nhiều, trẻ cũng sẽ có hứng ăn theo.

Bé lười ăn phải làm sao và mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng này

>>>>>Xem thêm: Cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn

Một điều nữa các mẹ lưu ý, tạo hứng thú cho bé ăn đã khó, vậy thì con co lười ăn, cũng đừng khi nào làm mất đi hứng thú ấy bằng việc la lớn hay quát mắng trẻ . Như vậy sẽ khiến trẻ sợ và làm cho tình trạng lười ăn trở nên tồi tệ hơn.

Đối với các trường hợp  bé lười ăn kéo dài và mẹ đã áp dụng các cách mà không cải thiện được tình hình, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện Nhi uy tín để được các bác sĩ thăm khám và có hướng giải quyết kịp thời.

Qua những thông tin chia sẻ ở trên, hy vọng rằng giúp mẹ giải tỏa được phần nào nỗi lo lắng việc bé lười ăn phải làm sao. Với những gợi ý này, hẳn sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc xác định nguyên nhân, cũng như đưa ra được hướng khắc phục phù hợp để mau chấm dứt tình trạng biếng ăn của con. 

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *