Em bé sơ sinh có thể ngồi được khi hệ xương đã tương đối cứng cáp và khỏe mạnh. Việc tập ngồi giúp bé khẳng định sự phát triển của bản thân qua mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, việc tập ngồi của bé cũng cần đúng thời điểm và luôn cần sự hỗ trợ từ phía các mẹ.
Bạn đang đọc: Em bé mấy tháng thì có thể ngồi được?
1. Em bé mấy tháng thì có thể ngồi được?
Lẫy, bò, ngồi là những hoạt động bản năng rất quan trọng của bé trong những năm tháng đầu đời. Đây là những kĩ năng chỉ thực hiện được khi cơ thể bé khỏe mạnh, xương khớp phát triển và chắc chắn. Để ngồi được, mẹ phải kiểm tra chắc chắn rằng con mình đã có thể tự lẫy được và hệ xương của em bé đã cứng cáp, để bé có thể tự ngồi vững. Thông thường trẻ em ở tầm tháng thứ 5, 6 là bé có thể tập ngồi được. Đây cũng là một trong những điều kiện bắt buộc, để con có thể bắt đầu giai đoạn ăn dặm, tiếp nhận thêm các thực phẩm khác phù hợp, ngoài sữa mẹ.
Lúc đầu mới tập ngồi, chắc chắn bé sẽ có những khó khăn nhất định. Do đó, mẹ cần ở bên cạnh và chăm sóc hỗ trợ giúp bé ngồi dễ dàng hơn. Mẹ nên cho bé tự chủ động tập ngồi, rồi giữ em bé vững để bé giữ được thăng bằng, cũng như cố định được chỗ ngồi. Nhiều bé có khả năng ngồi tốt ngay từ lần đầu tiên, nhưng cũng rất nhiều bé phải tập 4 – 5 lần bé mới có thể tự ngồi vững.
2. Một số lưu ý khi em bé tập ngồi mẹ cần nhớ
Ở giai đoạn bé tập ngồi, mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để giúp bé có thể thực hiện dễ cũng như ngồi vững hơn.
Khi bé tập ngồi lần đầu tiên, mẹ nên cho cho trẻ tiến hành trên nệm vì nệm dày và êm nên nếu em bé có ngã thì vẫn không ảnh hưởng gì đến con. Việc ngồi ban đầu thường khá tốn thời gian nên mẹ có thể sử dụng thêm ghế tập ngồi cho bé để hỗ trợ bé.
Tìm hiểu thêm: Cách đặt tên cho con trai, con gái sinh năm 2018 thật ý nghĩa và theo phong thủy
Dù là giai đoạn bé tập ngồi hay bé đã ngồi được, mẹ hãy luôn luôn ở bên trẻ, để con cảm thấy được an tâm và thích được ngồi hơn, vì đã có mẹ bên cạnh. Nếu bé chưa ngồi được, mẹ có thể tự ngồi bắt chéo chân rồi bế em bé ngồi lên trên. Điều này không chỉ làm bé thích thú mà còn giúp bé học cách giữ thăng bằng, giúp vùng cơ xương cổ và lưng thẳng hơn.
Dinh dưỡng cho bé cũng vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu, trong giai đoạn tập ngồi này. Không chỉ tiếp nhận qua nguồn sữa mẹ, ở độ tuổi này bé cần được bổ sung thêm các dưỡng chất qua quá trình ăn dặm. Mẹ nên tăng cường các thức ăn có chứa nhiều vitamin D, canxi, sắt, kẽm,… để giúp bé thông minh và xương khớp chắc chắn hơn. Đây cũng chính là nền tảng để em bé có thể thực hiện các kĩ năng vận động khác, khi lớn lên.
Thể chất của mỗi bé không giống nhau, lượng dinh dưỡng được cung cấp khác nhau, và nhiều yếu tố khác, khiến mỗi em bé sẽ có thời gian tập ngồi sớm hoặc muộn. Vì thế, mẹ không cần quá lo lắng khi thấy con mình chậm biết ngồi so vớ bạn cùng tuổi. Điều quan trọng là mẹ luôn bên cạnh bé và chăm sóc chế độ dinh dưỡng đầy đủ để bé có xương khớp phát triển khỏe mạnh.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý, đối với một trẻ sơ sinh, thông thường, bé có xu hướng tập ngồi khi được 6 tháng và có thể tự ngồi vững khi đã được 8 tháng. Dù thời gian em bé có thể ngồi được có thể khác nhau đôi chút, nhưng nếu đã qua tháng thứ 8 – 9 mà bé chưa thể ngồi được, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để chẩn đoán tình trạng của con, xem có vấn đề gì không.
>>>>>Xem thêm: Các biện pháp tránh thai an toàn sau khi quan hệ và những lưu ý
Như vậy, có thể nói rằng, em bé ngồi được đa phần rơi vào tháng tuổi thứ 6 – được coi là phổ biến nhất. Song, có bé biết ngồi sớm hơn là ở khoảng tháng thứ 5 và cũng có bé ngồi được vững vàng ở thời điểm muộn hơn – tức vào tháng thứ 7 thứ 8. Do đó, dựa vào thể trạng, sức khỏe, chế độ dinh dưỡng,…cùng những lưu ý liên quan cần thiết, mẹ hãy luôn bình tĩnh xem xét tình hình. Nên theo dõi con sâu sát, để hỗ trợ con kịp thời đúng cách, khi con đến thời điểm tập ngồi, cũng như tập một số kỹ năng khác sau đó, trong quá trình phát triển của mình.
Tuyết Nguyễn tổng hợp