Sự phát triển của bé 7 tháng tuổi đã thay đổi vượt bậc so với những năm tháng sơ sinh đầu đời. Các ông bố bà mẹ sẽ cảm thấy những thay đổi đáng kinh ngạc của con. Đây là thời điểm sức khỏe, trí tuệ của bé phát triển khá toàn diện.
Bạn đang đọc: Sự phát triển của bé 7 tháng tuổi và những điều mẹ cần lưu ý
Nhiều bà mẹ cho rằng con đã vào nề nếp sinh hoạt, giờ giấc ăn ngủ đã được phân bố rõ ràng. Tuy nhiên, sự phát triển của bé 7 tháng tuổi một lần nữa làm mọi thứ xáo trộn. Đừng lo lắng bởi vì giai đoạn này con đang trên đà phát triển vượt bậc mà.
1. Sự phát triển của bé 7 tháng tuổi và lưu ý dành cho mẹ
Bước vào giai đoạn 7 tháng tuổi, bé yêu muốn khám phá tất cả mọi thứ đang diễn ra xung quanh. Bé có thể chưa biết bò nhưng có thể trườn tới lấy mọi thứ trong tầm ngắm. Để có sớm phát triển mẹ đừng đặt con trong cũi hoặc xe đẩy quá lâu. Hãy cho con tự khám phá mọi thứ theo một cách tự nhiên nhất.
7 tháng tuổi có bé đã có thể tự ngồi một mình mà không cần ai đỡ. Tuy nhiên hãy luôn giữ bé cẩn thận, nếu bé chưa hứng thú với việc ngồi nên mẹ đừng lo vấn đề này nhé.
Bên cạnh đó con đã phân biệt được một vài người trong gia đình, bé biết quấn lấy mẹ cả ngày và không cho mẹ làm việc gì cả. Thời điểm này bé muốn một người bảo vệ bé và mẹ chính là bờ vai bình yên đó. Khi bé nghe thấy giọng nói của bố mẹ và người thân bé sẽ phản ứng ngay lập tức. Để con phát triển các kĩ năng toàn diện thì mẹ nên giao tiếp, trò chuyện, đọc sách cho con nghe mỗi ngày nhé.
Tìm hiểu thêm: Bé ngồi xe tập đi – nên hay không nên?
Cân nặng của trẻ đã tăng rất nhiều lần so với trước. Tùy vào yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng mà chiều cao của bé sẽ khác nhau. Trong thời điểm này thì mẹ phải cho con ăn dặm song song với việc bú sữa. Hãy cho con làm quen dần với thịt, cá, trứng, rau xanh… Các loại thức ăn này bổ sung nhiều protein, axit amin, sắt, photpho, kali, magie… giúp quá trình trao đổi chất được đẩy nhanh và não được phát triển. Mẹ nên xay hoặc ghiền nhỏ để phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của con.
Để đảm bảo an toàn cho con thì mẹ nên cho con ăn thịt, trứng, sữa, cá… trong mức độ phù hợp bởi có thể ảnh hưởng đến gan và thận của trẻ. Bố và mẹ nên cho con chơi các trò chơi tư duy và sự nhận biết đồ vật bằng cách xếp đồ chơi theo màu sắc, kích cỡ… cho con lựa chọn. Điều này còn là sợi dây gắn kết giữa con với các thành viên trong gia đình.
Đừng ôm con một mình mà phải cho con giao tiếp với mọi người xung quanh, giúp trẻ tăng sự cảm thấu ngôn ngữ và liên kết với môi trường bên ngoài nhiều hơn.
2. Các bệnh thường gặp ở trẻ 7 tháng tuổi và cách phòng tránh mẹ nên biết
Bé 7 tháng tuổi muốn khám phá mọi thứ xung quanh, vì vậy, việc tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà và mọi thứ đồ chơi là điều không thể tránh khỏi. Do đó, mẹ cần làm sạch sàn và đồ chơi thật kĩ càng giúp con tránh khỏi các bệnh về da như rôm, sảy, ghẻ…
Khi thấy áo quần con bẩn mẹ nên vệ sinh thân thể kỹ lưỡng cho con, mẹ giặt sạch áo quần và đừng quên phơi ngoài nắng, bởi nắng có thể khiến vi khuẩn chết, không thể sinh sôi. Trẻ không còn được bảo vệ hoàn toàn bởi nguồn kháng thể từ sữa mẹ do đã kết hợp việc bé ăn dặm , cho nên trẻ dễ bị viêm họng, viêm tai, cảm lạnh, ho… thậm chí là có những phản ứng với thức ăn dặm. Vì thế, khi có sự thay đổi thời tiết mẹ nên chú ý mặc ấm cho trẻ. Việc chế biến thức ăn dặm cũng cần kỹ lưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm, để bảo đảm sức khỏe cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh và 12 điều hữu ích nhất định mẹ nên biết
Khi con ốm, mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc kháng sinh tùy tiện, vì nó sẽ gây nhờn thuốc và thậm chí có thể gây biến chứng. Tất cả các đơn thuốc phải thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tránh để bảo đảm an toàn cho trẻ.
Sự phát triển của bé 7 tháng tuổi không đồng nhất ở mỗi đứa trẻ. Có bé sẽ phát triển cái này trước, cái kia sau. Do đó, dù sự phát triển của con không hoàn toàn giống các bạn cùng tuổi, nhưng vẫn khỏe mạnh và ổn định, thì các mẹ hãy an tâm nhé. Trong quá trình chăm sóc bé, nếu quan sát thấy có những dấu hiệu bất thường về sinh hoạt, sức khỏe của bé, thì mẹ có thể mang bé đi bác sỹ kiểm tra, để yên tâm hơn và phát hiện bệnh lý nếu có ở trẻ, kịp thời điều trị xử lý, giúp bé mau khỏe mạnh, bảo đảm về quá trình phát triển của con không bị gián đoạn.
Tuyết Nguyễn tổng hợp