Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình vì khó ngủ. Đồng thời, bé còn có những biểu hiện như rướn mình và hay giật mình khi ngủ nữa đấy các mẹ. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại không chú ý, chủ quan với việc bé ngủ hay vặn mình, cứ như thế lâu ngày sẽ mang đến một tác hại không hề nhỏ cho trẻ sơ sinh.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình mẹ nên làm gì?
Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là tình trạng vô cùng phổ biến. Mẹ cần chú ý để bảo vệ sức khỏe của trẻ, giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn.
Contents
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình
Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có thể do kéo đờm. Do thể tạng tăng tiết dịch của trẻ. Trẻ bị sặc sữa lên mũi mà bé thì không biết khạc như chúng ta. Bạn nên rỏ nước muối sinh lý làm loãng đờm ra và lấy sợi chỉ bông ngoáy nhẹ mũi làm cho bé hắt hơi sẽ có thể ra gỉ hoặc đờm.
2. Biểu hiện khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình
Biểu hiện trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình kèm theo đỏ mặt, là một trong những tình trạng mà hầu hết trẻ sơ sinh gặp phải. Nếu mẹ thấy trẻ vặn mình đến mức đỏ mặt gay gắt mà khoảng 2-3 phút sau tự hết, và không còn biểu hiện nào khác, trẻ vẫn ăn uống, ngủ nghỉ bình thường thì mẹ yên tâm, đây là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh.
Trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình còn kèm theo các dấu hiệu như: đỏ mặt, khó ngủ và ngủ ít không đạt đủ ít nhất 15 tiếng một ngày trong thời gian này, đổ nhiều mồ hôi, bị thức giấc giữa đêm, tóc rụng hình vành khăn, nôn ói và chậm tăng cân,… thì đây là biểu hiện cho thấy trẻ bị thiếu canxi nên các mẹ nên cho trẻ đi khám và tìm cách bổ sung thêm canxi cho trẻ.
3. Cách chữa cho trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình
Trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình nhiều hoặc quấy khóc vào ban đêm, thì các mẹ cần lưu ý:
- Mẹ cần chú ý những yếu tố bên ngoài như nhiệt độ phòng để làm sao tạo không khí nằm nghỉ cho trẻ được sạch sẽ, thoải mái nhất.
- Nhiệt độ quá lạnh khiến trẻ dễ bị cảm lạnh và gây nên tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình.
- Vào mùa hè thì mẹ nên để một chậu nước trong phòng để giúp bé tránh bị khô mũi, khô da làm trẻ khó chịu, không chịu nằm yên.
Tìm hiểu thêm: Nhạc cho bé ngủ ngon giúp con phát triển trí não tốt
4. Một vài trường hợp mẹ cần chú ý khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình
Trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình trong nhiều ngày, tóc rụng hay bé không tăng cân , chậm phát triển thì cần đưa đến cơ sở y tế kiểm tra chắc chắn bởi bác sĩ chuyên môn.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu canxi hoặc vitamin D và một số nguyên tố vi lượng khác cho máu và xương – là nguyên nhân khiến trẻ mệt mỏi hay vặn mình.
Lượng canxi cần bổ sung cho trẻ và bổ sung như thế nào là đúng thì các mẹ không nên tự mình quyết định, mà nên đi khám và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vì nếu cha mẹ bổ sung không đúng cách thì lượng canxi cũng không hấp thụ được vào cơ thể. Hoặc nếu uống quá nhiều canxi cũng có thể gây nên một số bệnh hệ lụy sau đó như rối loạn tiêu hóa, táo bón, giảm lượng hấp thụ những nguyên tố vi lượng khác.
Cha mẹ hãy thường xuyên cho trẻ tắm nắng lúc sáng sớm, để trẻ hấp thu vitamin D tự nhiên, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển. Thời gian thích hợp trẻ tắm nắng là trước 9h sáng hoặc sau 5h chiều, đối với ngày đông có thể tắm khoảng 3-4h chiều để tránh muộn quá trẻ lại bị lạnh. Vitamin D có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chuyển hóa canxi, giúp trẻ dễ dàng hấp thụ được canxi hơn.
Nhiều mẹ vẫn nuôi con theo qua niệm kiêng cữ xưa như tránh nắng, tránh gió khi trẻ còn trong tháng, điều này là không nên. Việc kiêng khem quá mức này ảnh hưởng lớn tới việc hấp thụ canxi ở trẻ nhỏ, dẫn tới trẻ trong tháng đều có hiện tượng vặn mình, rướn mình, khóc đỏ au mắt, tím tái vì thiếu canxi. Vì vậy, các mẹ cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết cho bé ngay và nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng trợ giúp.
>>>>>Xem thêm: Cho bé ăn dặm và Kết cấu món ăn mẹ cần biết
Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình đa phần là hiện tượng bình thường không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn luôn phải theo dõi từng biểu hiện kèm theo, nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường như bài viết đã đề cập, thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị hiệu quả. Hy vọng Blogtretho.edu.vn đã cung cấp cho cha mẹ những kiến thức hữu ích, trong việc chăm sóc trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Ngọc Huyền tổng hợp