Vì sao trẻ dưới 1 tuổi ngủ không sâu giấc, làm gì để chấm dứt tình trạng này?

Rate this post

Trẻ nhỏ ngủ thường hay giật mình, quấy khóc, ngủ không ngon giấc. Tình trạng này không nên kéo dài lâu vì sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. 

Bạn đang đọc: Vì sao trẻ dưới 1 tuổi ngủ không sâu giấc, làm gì để chấm dứt tình trạng này?

Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc và cách cải thiện ra sao? Dưới đây là những gợi ý giúp giải tỏa nỗi lo cho các bà mẹ.

1. Nguyên nhân trẻ dưới 1 tuổi ngủ không sâu giấc

Vì sao trẻ dưới 1 tuổi ngủ không sâu giấc, làm gì để chấm dứt tình trạng này?

Bé rơi vào những tuần khủng hoảng – wonder week

Wonder week (ww) là các tuần phát triển kĩ năng phát triển và tinh thần ở trẻ. Đây là các giai đoạn mà các bé sẽ có bước nhảy vọt về kỹ năng và phát triển trí não. Giai đoạn bão tố là bước khởi đầu để bé bắt đầu học hỏi các kỹ năng, sự phát triển mới và lúc này bé sẽ trở nên cáu gắt, khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, chập chờn khóc hờn bỏ ngủ, bỏ ăn… Giờ giấc ăn ngủ đảo lộn tùng phèo. Hết giai đoạn “bão tố” là lúc bé sẽ học được kỹ năng mới, có sự nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh, và lúc này bé sẽ đi vào “thời kỳ nắng đẹp”, mọi thứ trở lại như bình thường, bé của bạn ngoan như chưa bao giờ khó chịu.

Thay đổi môi trường khiến trẻ ngủ dễ chập chờn, quấy khóc

Trẻ ngủ chập chờn có thể bị đánh thức bởi tiếng ồn xung quanh, hoặc bởi ánh sáng, bởi nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc thân nhiệt trẻ thay đổi cũng làm trẻ bứt rứt khó chịu, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn dễ tỉnh giấc. Ngoài ra nguyên nhân nữa có thể khiến trẻ ngủ chập chờn đó là sự thay đổi của môi trường sống như thay giường chiếu, võng ngủ thay đổi nơi ngủ, đi du lịch… cũng là một trong những lý do khiến trẻ bị đánh thức giấc ngủ.

Do bệnh lý

Khi trẻ vào thời điểm mọc răng bứt tai khó chịu. Nhưng khi bé thường xuyên thức đêm mà không xác định được nguyên nhân, do bệnh lý gì cụ thể. Cha mẹ nên đưa bé đi cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh kịp thời.

Khi trẻ đói hoặc tã bỉm ướt

Trong trường hợp trẻ bị đói, trẻ sẽ thức giấc và có những biểu hiện đòi ăn. Bạn đừng cố giỗ bé ngủ trong hoàn cảnh này, mà hãy nhanh chóng cho bé bú sữa hay ăn gì đó để lấp đầy cái bụng rỗng. Bé sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ sau khi “thỏa mãn” cơn đói và ngủ ngon hơn. Nếu trẻ thức giấc hoặc trằn trọc thử kiểm tra bỉm của bé có thể do tã bỉm ướt làm bé khó chịu. Nếu tã bỉm ướt hãy nhẹ nhàng thay cho bé để bé có thể ngủ ngon hơn.

Sự có mặt của những chiếc răng đầu tiên

Em bé của bạn cũng có thể “bị” đánh thức bởi cảm giác khó chịu khi mọc răng, đặc biệt là chiếc răng đầu tiên. Mọc răng thường khiến cho bé cảm thấy bứt rứt khó chịu và thức giấc. Trong trường hợp này bạn nên kiểm tra xem hàm trên và hàm dưới của bé có dấu hiệu của việc mọc răng hay không nhé!

Chứng rối loạn lo âu

Bé thường xuyên thức dậy vào ban đêm cũng là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi. Hiện tượng này hay gặp ở những bậc cha mẹ cho trẻ ngủ riêng sớm để rèn luyện tính tự lập. Khi đó, trẻ bắt đầu cảm thấy lo âu vì sợ phải ngủ riêng. Chúng dễ thức giấc và nhìn cha mẹ của mình vào ban đêm. Trẻ ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 2 năm, giấc ngủ cũng có thể bị xáo trộn bởi lo lắng. Đây là một giai đoạn bình thường trong phát triển cảm xúc của một đứa trẻ. Khi ấy, trẻ có thể thức dậy nhiều lần trong đêm đòi cha mẹ nằm ngủ chung. Tuy nhiên, những rối loạn cảm xúc này sẽ nhanh qua. Bạn hãy vỗ về bé để bé trở lại giường ngủ, nhưng phải đảm bảo với chúng là bạn sẽ quay lại sớm. Bé sẽ thiếp đi trong lúc “chờ đợi” cha mẹ quay lại.

Bé bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt

Khi bé học thêm được kĩ năng nào đó, ban ngày bé đam mê tập luyện quá nhiều trong giấc ngủ bé cũng ham mê tập luyện. Vì vậy chúng thường xuyên tỉnh giấc. Thời điểm này bé đang chuẩn bị sẵn sàng có một bước nhảy vọt về tăng trưởng và phát triển. Sự thay đổi của hóc – môn tăng trưởng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường của bé.

2. Làm sao để chấm dứt tình trạng ngủ không sâu giấc ở trẻ?

Tìm hiểu thêm: Mẹ theo dõi bảng cân nặng của trẻ để chăm con tốt hơn

Vì sao trẻ dưới 1 tuổi ngủ không sâu giấc, làm gì để chấm dứt tình trạng này?

>>>>>Xem thêm: Biểu hiện vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh và lời khuyên dành cho các mẹ

Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc thường là do bị đói, bé sẽ hay thức giấc nửa đêm để đòi ăn. Lúc này bé khó quay trở lại giấc ngủ hơn. Do vậy bạn phải cho ăn đủ no trước khi ngủ.

Trẻ sơ sinh ngủ ít kèm theo quấy khóc về đêm, rụng tóc vành khăn có thể nguyên nhân là thiếu canxi. Chú ý bổ sung chất dinh dưỡng cho bé hoặc tắm nắng để tăng vitamin D.

Không gian ngủ thoáng mát, ít ánh sáng

Bé ngủ trong môi trường có nhiều ánh sáng hoặc nóng bức, ngột ngạt sẽ làm bé không thoải mái, khó đi vào giấc ngủ hơn, giấc ngủ cũng ngắn.

Đảm bảo bé luôn được khô ráo, ấm áp khi ngủ

Nếu bé tè dầm, quần áo ẩm ướt hoặc bỉm bẩn chắc chắn sẽ làm bé khó chịu, bé ngủ không ngon giấc.

Tránh các yếu tố kích thích trước khi đi ngủ

Những đồ chơi sẽ thu hút bé và kích thích hoạt động khiến bé khó đi vào giấc ngủ hơn.

Trước khi ngủ, bạn không nên cho bé chơi các trò chơi vận động mạnh, ồn ào vì nó sẽ kích thích thần kinh gây khó ngủ.

Thư giãn trước khi ngủ

Các bé rất thích nghe giọng nói của bố mẹ, do vậy bạn nên hát ru cho bé trước khi ngủ, bé sẽ ngủ ngon hơn. Hoặc bạn có thể bật nhỏ những giai điệu có âm thanh của thiên nhiên (tiếng mưa, gió).

Bạn có thể mát xa nhẹ nhàng hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ sẽ làm bé thư giãn, dễ chịu hơn.

Phòng và chữa bệnh

Trẻ sơ sinh ngủ ít đôi khi là do bé đang bị bệnh nào đó hoặc bị stress. Nhận biết sớm và điều trị kịp thời là điều cần thiết.

Trẻ mọc răng thường khó ngủ hơn, bạn có thể làm dịu cơn đau nhức bằng cách cho bé ngậm một núm vú giả hoặc chườm khăn lạnh ở lợi.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *