Trẻ sơ sinh ho nhiều và các lưu ý chữa trị mẹ cần biết

Rate this post

Trẻ sơ sinh ho nhiều là bệnh lý xuất hiện khi cơ thể bé bị thay đổi bất thường hoặc bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Khi con rơi vào trường hợp này thì mẹ phải biết xử lý dứt điểm tránh để ho gây kéo dài, gây hại sức khỏe. Blogtretho.edu.vn sẽ giúp mẹ có những cách chữa trị tốt nhất, đảm bảo sự phát triển ổn định cho con yêu.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh ho nhiều và các lưu ý chữa trị mẹ cần biết

Một số trẻ bị ho còn thêm nghẹt mũi, gây cản trở cho bé khi bú mẹ hoặc bú bình. Với trẻ nhỏ thì khả năng xử lý chất nhầy ở mũi và cổ họng rất kém vì vậy mẹ cần phải dùng các dụng cụ hút mũi để bé không bị ảnh hưởng.

Trẻ sơ sinh ho nhiều và các lưu ý chữa trị mẹ cần biết

1. Trẻ sơ sinh ho nhiều do các nguyên nhân nào?

Khi con yêu bị ho thông thường gặp do sự thay đổi thời tiết đột ngột, đặc biệt là vào mùa mưa. Ho cũng do sự xuất phát dị ứng với khói thuốc hoặc do ô nhiễm môi trường.Thông thường khi con bị ho thì sẽ rơi vào các trường hợp bao gồm: trẻ bị ho khan, trẻ ho có đờm, tiếng ho của trẻ khò khe và trẻ bị ho sù sụ.

Trẻ sơ sinh ho nhiều và các lưu ý chữa trị mẹ cần biết

Mẹ nên nhớ rằng cơ thể trẻ con và nhất là trẻ sơ sinh, khả năng tự bảo vệ và miễn dịch kém hơn người lớn. Để ho quá lâu dài khiến tình trạng sức khỏe của trẻ bị suy giảm, vì vậy mẹ nên có những biện pháp xử lý thích hợp khi con rơi vào trường hợp này.

2. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ho

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bị ho mẹ nên tìm cách giúp con khắc phục điều này nhanh chóng. Tùy thuộc mức độ ho ở trẻ nặng hay nhẹ mà cách thức tiến hành có thể khác nhau.

2.1 Đối với trẻ sơ sinh ho ít

Nếu con bị ho do sự thay đổi bất thường của thời tiết cùng các dấu hiệu như cảm lạnh sổ mũi, bị sốt hoặc không và bé vẫn vui chơi hoạt động bình thường, thì bố mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Chỉ cần giữ con ở nhà, hạn chế đến nơi có gió và tuyệt đối không được bật điều hòa trong phòng, để gió quạt thẳng vào mặt con, tránh việc bệnh ho nặng hơn.

Trẻ sơ sinh ho nhiều và các lưu ý chữa trị mẹ cần biết

Đối với những trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể nấu cháo thịt với lá tía tô, gừng hoặc hành để giải cảm cho con. Lá tía tô có tính ấm, vị của lá tía tô cay, có tác dụng mạnh mẽ đến tim, phổi, tỳ, giúp cho cơ thể bé toát được mồ hôi, trừ được cảm cúm, điều trị ho đờm, ho khan, long đờm, hen suyễn. Ngoài ra, trong gừng còn chứa một loại tinh dầu có thể chữa cảm lạnh , buồn nôn, chữa ho rất hiệu quả. Món cháo này sẽ vô cùng bổ ích để giúp bé trị ho. Mẹ cũng đừng quên bổ sung các loại trái cây có nhiều vitamin C như cam, bưởi, chanh… để tăng sức đề kháng cho con nhé.

2.2 Đối với trẻ sơ sinh ho nhiều

Với những trường hợp trẻ sơ sinh ho liên tục kèm theo sốt cao, bỏ ăn bỏ bú, người mệt mỏi thì bố mẹ lập tức đưa con đến bệnh viện, để xác định nguyên nhân cũng như có các phương pháp trị ho nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm: Bé sơ sinh khóc đêm và một số kinh nghiệm dỗ bé

Trẻ sơ sinh ho nhiều và các lưu ý chữa trị mẹ cần biết

Khi con bị ho mẹ tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh  tùy tiện, tất cả các liều thuốc phải thực hiện đúng theo đơn của bác sĩ. Trong những trường hợp con bị dị ứng với thuốc thì phải ngưng lại và đến bác sĩ tái khám.

3. Các lưu ý chữa trị trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên biết

Nếu được chăm sóc đúng cách thì bệnh sẽ tự khỏi. Việc đầu tiên là mẹ nên làm thông thoáng mũi cho con bằng nước muối sinh lý trước khi bú, ăn và trước khi đi ngủ.

Với trẻ sơ sinh thì nên tránh việc tạo ra các cơn ho lâu dài, tránh để nhiễm lạnh vì có thể gây viêm phế quản. Không đưa trẻ đến những nơi có không khí ô nhiễm, nơi có khói thuốc lá.

Trẻ sơ sinh ho nhiều và các lưu ý chữa trị mẹ cần biết

Bổ sung chất đầy đủ dinh dưỡng đối với những bé ăn dặm – Ảnh Internet

Đối với những bé tập ăn dặm phải bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho con. Theo quan niệm dân gian thì khi ho phải kiêng ăn trứng, cua, cá… để khiến bệnh không nặng thêm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học thì khi con bị bệnh ho thì phải càng được bổ sung những chất này để đảm bảo dinh dưỡng cơ thể, tăng sức đề kháng.

Không được dùng thuốc gây ức chế ho khi chưa xác định rõ nguyên nhân bệnh tình hiện tại của con. Thuốc này chỉ được sử dụng khi bị ho khan, ho kéo dài và được bác sĩ chỉ định sử dụng. Trong trường hợp ho có đờm nếu tự ý dùng sẽ có thể gây tắc ống thở đẫn đến tử vong.

Trẻ sơ sinh ho nhiều và các lưu ý chữa trị mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Tình trạng trẻ bị kích thích quá mức – một chủ đề hay bố mẹ nên quan tâm

Lưu ý, nhiều mẹ thấy trẻ có dấu hiệu thuyên giảm ho thì không cho dùng thuốc nữa. Đây cũng là một sai lầm nghiêm trọng bởi vì lúc này virus gây bệnh chưa được tiêu diệt hoàn toàn, mà chỉ mới một phần mà thôi. Việc uống không đúng đơn kể sẽ làm bệnh tái phát nặng hơn và có thể bị lờn thuốc kháng sinh rất nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh ho nhiều trong một thời gian dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ cần ngay lập tức đưa con đến bác sĩ để thăm khám. Việc để con yêu ho dài ngày mà không có biện pháp xử lý kịp thời, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con và còn có thể sẽ dẫn đến những biến chứng ngoài tầm kiểm soát.

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *