Các vấn đề liên quan tới sức khỏe trẻ sơ sinh luôn khiến cha mẹ phải lo lắng, đặc biệt là những người lần đầu làm cha mẹ.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh đi ngoài phân chứa dịch nhầy có đáng lo?
Với trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có dịch nhầy có đáng lo? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Contents
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có dịch nhầy
Để hiểu rõ nguyên nhân xuất phát từ đâu, trước tiên cha mẹ phải tìm hiểu biểu hiện của trẻ sơ sinh qua lượng bú hàng ngày của trẻ. Theo đó nếu trẻ sơ sinh bình thường, đặc biệt những trẻ bú mẹ thường đi tiêu sau mỗi cữ bú, thông thường bé sẽ đi từ 6 – 10 lần một ngày, phân sệt, màu vàng sậm. Trường hợp trẻ sơ sinh không được bú đủ lượng thì lượng phân của trẻ sẽ có màu xanh lẫn nước.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có dịch nhầy, một số nguyên nhân phổ biến được nêu ra dưới đây:
Do chưa tiêu hóa hết thức ăn
Phân bé lỏng, sủi bọt và có chất nhầy có thể do đường ruột bị kích thích do chưa tiêu hóa hết lượng đường trong sữa.
Đi ngoài có nhầy do Rota virus
Nguyên nhân phổ biến gây đi ngoài có nhầy là do một loại vi rut gọi là Rota virus.
Rota virus lây nhiễm qua việc tiếp xúc với bề mặt, vật bị nhiễm bẩn. Nó có khả năng gây ra bệnh viêm dạ dày, là một bệnh nhiễm trùng đường ruột gay tổn thương lớp lót bên trong của ruột. Các tổn thương này khiến thức ăn không được hấp thụ gây ra tiêu chảy nặng, phân có màu xanh lá cây hoặc nâu, có nhầy, kèm theo sốt và nôn mửa trong vài ngày đầu.
Đi ngoài có nhầy do vi khuẩn
Nếu môi trường không đảm bảo vệ sinh bé có thể bị các loại vi khuẩn E. coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Yersinia xâm nhập gây tiêu chảy. Biểu hiện chung thường là sốt, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy nhiều lần trên ngày. Phân thường có nhầy đôi khi lẫn máu.
Đi ngoài có nhầy do các nguyên nhân khác
Ngoài ra bé cũng có thể bị tiêu chảy do không dung nạp thực phẩm và dị ứng, dùng thuốc kháng sinh, ngộ độc thực phẩm, thiếu enzyme hoặc bị cảm lạnh.
2. Trẻ sơ sinh đi ngoài có dịch nhầy có đáng lo?
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, tình trạng đi ngoài có nhầy có thể biểu hiện của nhiều bệnh tiêu hóa nghiêm trọng và hầu như bé nào cũng gặp phải. Thông thường, nếu đi ngoài có nhầy do nhiễm vi khuẩn, virus là những trường hợp rất nghiêm trọng cha mẹ cần đưa bé tới các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám xác định tình trạng bệnh.
Nếu tình trạng bé đi ngoài có nhầy kèm theo máu là nhu động ruột của bé đã bị ảnh hưởng rất nhiều cần điều trị kịp thời. Bé đi ngoài có nhầy trong thời gian dài, trên 3 ngày và nhiều lần trong ngày, trên 10 lần cha mẹ cần quan sát kỹ phân của bé để nắm được tình hình của bé. Trường hợp bé đi ngoài có nhầy kèm theo máu mà cha mẹ không phát hiện kịp thời để có phương pháp xử lý chính xác sẽ rất nguy hiểm.
3. Mẹ cần làm gì khi bé đi ngoài có nhầy?
Tìm hiểu thêm: Hút thai như thế nào và nên lưu ý những vấn đề gì?
>>>>>Xem thêm: Trông trẻ dưới 1 tuổi và những điều cơ bản mẹ cần lưu ý
Khi phát hiện phân bé có dịch nhầy bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng xử lý kịp thời để hạn chế tình trạng tăng nặng của bệnh.
Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy do chưa tiêu hóa hết lượng đường trong sữa thì mẹ nên cho con uống thêm men tiêu hóa. Hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ để biết chính xác loại men tiêu hóa phù hợp với bé.
Đối với các bé đang bú mẹ, các mẹ cần lưu ý chế độ ăn của mẹ, tránh các thực phẩm nhiều chất béo, đồ chiên, rán, nướng, thực phẩm nhiều đường. Mẹ nên ăn thêm nhiều hoa quả, rau củ, sữa chua… .
Trong trường hợp bé đi ngoài có nhầy kèm với tiêu chảy thì việc đảm bảo đủ nước cho bé là rất quan trọng. Cho bé uống thêm dung dịch điện giải sau mỗi lần đi ngoài để bù lượng nước mất đi. Dấu hiệu bé bị mất nước là mắt môi khô, đi tiểu ít hơn bình thường, quấy khóc…
Nếu bé đi ngoài nhiều hơn 12 giờ và có một trong các biểu hiện chuột rút, sốt, đau bụng hoặc chảy máu thì cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức để kịp thời theo dõi và có biện pháp xử lý hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin cần thiết cha mẹ cần biết khi bé bị đi ngoài có nhầy. Để yên tâm nhất, ngay khi phát hiện ra biểu hiện bất thường trong phân của trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện gần nhất để thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng xử lý kịp thời.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)