Có rất nhiều mẹ tự chế biến các loại bột ăn dặm cho bé ở nhà với những nguyên liệu mình tự mua ở các cửa hàng siêu thị. Mẹ làm vậy vì cho rằng như thế sẽ an toàn hơn là mua bột đã đóng gói. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại mắc phải những sai lầm trong việc lựa chọn thực phẩm và cách chế biến, khiến cho bột ăn dặm của bé không còn dồi dào chất dinh dưỡng nữa. Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu và khắc phục những sai lầm này nhé.
Bạn đang đọc: Chế biến các loại bột ăn dặm cho bé mẹ nên lưu ý những điều sau
Ăn dặm vô cùng quan trọng vì nó không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển toàn diện, mà còn giúp bé tập quen dần với thức ăn. Nhưng làm thế nào để nấu cho bé một bữa ăn dặm đơn giản, thơm ngon mà vẫn đáp ứng các yêu cầu về mặt dinh dưỡng?
Contents
1. Tìm hiểu các giai đoạn ăn dặm của bé
Các giai đoạn ăn dặm của bé gồm:
- Giai đoạn ăn bột: thông thường thì trẻ trên 6 tháng tuổi mới cho ăn dặm nhưng thực tế đa phần bé cần thêm nhu cầu ăn bột, vì sữa mẹ và sữa công thức không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé.
- Giai đoạn ăn cháo: Bé từ 9 – 10 tháng tuổi, có thể cho bé ăn cháo với các chế biến đa dạng như: nước hầm xương, bổ sung thêm thành phần thịt cá, một chút rau củ quả… theo thực đơn hàng ngày của bé.
- Giai đoạn ăn cơm: Khi trẻ có đủ 20 chiếc răng thì có thể cho bé ăn cơm mền và tập cho bé ăn rau củ thông qua cách nấu canh, súp để bé tự ăn.
2. Những lưu ý trong viêc chế biến các loại bột ăn dặm cho bé
2.1 Đảm bảo vệ sinh
Cách chế biến bột ăn dặm cho bé phải đảm bảo vệ sinh để an toàn, nguyên liệu phải tươi sạch. Trong khi chuẩn bị và chế biến, mẹ lưu ý một số vấn đề sau:
- Mẹ không được để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín trong khi chế biến.
- Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín cho bé.
- Không dùng tay không sạch để lấy thức ăn chín…
- Đảm bảo sạch sẽ trong mọi khâu trong quá trình chế biến, để tránh các tác nhân có thể gây bệnh đường ruột cho bé.
- Bột ăn dặm cho bé phải được đậy kỹ, tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.
- Mẹ nên trụng chén muỗng bằng nước sôi trước khi cho bé ăn dặm, để đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé.
- Không nên dùng dụng cụ bằng nhôm, đồng, nhựa… kém chất lượng trong quá trình chế biến bột ăn dặm cho bé.
- Tuyệt đối không dùng bao bì có hóa chất (thuốc bảo vệ thực vật…) chứa bột ăn dặm cho bé.
2.2 Lựa chọn và bảo quản thực phẩm an toàn
Trong giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu nên việc lựa chọn thực phẩm làm bột ăn dặm cho bé cần hết sức kỹ lưỡng. Các mẹ cần chú ý chọn mua những thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hạn chế mua các đồ đóng hộp như cá hộp, thịt hộp hay rau củ quả đóng hộp.
Tìm hiểu thêm: 7 cách nấu cháo ngon, đơn giản với yến mạch và trái cây cho bé
Việc bảo quản thực phẩm cũng vô cùng quan trọng. Các mẹ chú ý không để thực phẩm “ngủ” trong tủ lạnh quá lâu. Hãy cố gắng chế biến thực phẩm nhanh để thực phẩm giữ được độ tươi vốn có.
2.3 Phối hợp thực phẩm khoa học
Giữ nguyên tắc chế biến các loại bột ăn dặm cho bé với các thực phẩm “thuần nhất” để giúp bé tiêu hoá, hấp thụ tốt hơn.
Nên cho bé ăn riêng từng loại thức ăn để dễ theo dõi những triệu chứng dung nạp của bé. Sau đó, khi biết chắc là bé không bị dị ứng thực phẩm nào thì mẹ kết hợp các thức ăn trong các nhóm thực phẩm để bé được đủ chất hơn. Tuy nhiên, trong 1 chén bột, chỉ nên có 1 loại đạm (hoặc thịt, hoặc cá hoặc tôm,…) và 1 loại rau để không ngán, dễ dẫn đến bé biếng ăn .
Nhiều mẹ nghĩ rằng, rau củ sẽ hỗ trợ bé tiêu hóa và cho bé ăn dặm một lượng lớn chất xơ quá mức cần thiết, dẫn đến ruột bé bị kích thích, làm bé bị tiêu chảy. Các mẹ tuyệt đối cũng không được cho mật ong vào bột ăn dặm của bé, bởi mật ong chứa chất botulism, gây nên căn bệnh về xương rất nguy hiểm.
Những ngày đầu của quá trình ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn riêng từng loại thức ăn để xem tình hình dung nạp của bé. Nếu phát hiện bé dị ứng với loại thực phẩm nào, cần ngưng dùng loại đó ngay. Về sau các mẹ có thể kết hợp những loại thực phẩm mà bé ăn được lại với nhau để bé có thể hấp thu tốt hơn nhé.
2.4. Chế biến bột ăn dặm cho bé
Mỗi loại thực phẩm đều có một cách chế biến khác nhau. Mẹ hãy nấu rau quả trong thời gian ngắn nhất có thể, khi rau chín vừa là đủ. Đối với cá, thịt khi nấu sôi rồi, cần hạ lửa nhỏ xuống ngay, không nên nấu ở nhiệt độ quá cao. Việc chế biến các loại bột ăn dặm cho bé ở nhiệt độ quá cao và thời gian quá lâu không những làm mất đi các chất khoáng, vitamin mà còn khiến chất đường, chất béo trở nên độc hại, làm giảm nhiều dinh dưỡng trong bột ăn dặm cho bé.
Với bé ở giai đoạn ăn dặm, mẹ không nên chế biến bột ăn dặm cho bé theo cách chiên (rán), vì ở nhiệt độ cao có thể sinh ra nhiều độc tố không có lợi cho sức khỏe. Thay vào đó, hấp thức ăn là cách chế biến bột ăn dặm cho bé thông minh nhất, để giữ các chất dinh dưỡng cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Cách nấu bột ăn dặm giúp bé ăn ngon miệng
Khi chế biến bột ăn dặm cho bé, các mẹ lưu ý không nên sử dụng các loai gia vị, đặc biệt là muối. Chỉ nên sử dụng dầu ăn cho bé để giúp bé hấp thu thức ăn dễ dàng hơn.
Việc chế biến các loại bột ăn dặm cho bé tưởng chừng khó, nhưng thật ra lại khá đơn giản, nếu các mẹ nằm lòng những lưu ý trên. Tự chế biến bột ăn dặm cho bé sẽ giúp mẹ làm chủ được thành phần dinh dưỡng thiết yếu, đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Quá trình ăn dặm là lúc bé bắt đầu làm quen với thức ăn, nên các mẹ đừng nản lòng nếu bé chưa thích ứng được, hãy cho bé thêm thời gian nhé. Chúc các mẹ thành công!
Tuyết Nguyễn tổng hợp