Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì cũng như những vấn đề thường gặp ở trẻ là chủ đề mà Blogtretho.edu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết này. Những thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích cho mẹ có em bé đang và sắp 7 tháng tuổi đấy. Tham khảo nào các mẹ ơi!
Bạn đang đọc: Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì và những vấn đề thường gặp
Tháng thứ 7 có thể gọi là thời kỳ chuyển tiếp quan trọng, khi mà bé yêu của bạn có rất nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn não bộ. Bạn sẽ không khỏi tò mò trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì cũng như băn khoăn về những vấn đề thường gặp ở bé trong giai đoạn này. Tất cả sẽ được giải đáp ngay dưới đây!
Contents
1. Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì?
Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì quả là một câu hỏi lớn với những người lần đầu có em bé. Bởi càng dành nhiều yêu thương cho bé nên bạn càng hồi hộp mong chờ những thay đổi của bé, những điều bé làm được mỗi khi bắt đầu một tháng mới. Vậy trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì?
1.1 Biết giữ thăng bằng
Trẻ 7 tháng tuổi đã cứng cáp hơn rất nhiều. Nếu như 6 tháng đầu đời, bé non yếu và gần như chưa vận động nhiều thì đến tháng thứ 7 này, bé bắt đầu có nhiều động tác bất ngờ. Đó chính là nhờ vào khả năng giữ thăng bằng của bé. Cụ thể, bé đã có thể tự ngồi vững hơn khi không có sự hỗ trợ của bố mẹ. Bé cũng tỏ ra thích thú với việc đứng lên bằng đôi chân nhỏ xíu của mình với sự hỗ trợ của bạn.
Bé đã biết cách dựa vào người hay vật khác để tạo sự thăng bằng cho mình. Nhiều bé cứng cáp hơn đã biết bám lấy tay mẹ hay đồ vật như bàn, ghế để đứng lên. Hay bé sẽ tỏ ra sảng khoái khi được ngồi tựa lưng vào mẹ để cùng “tám chuyện”.
1.2 Thích khám phá
Từ 7 tháng tuổi trở đi, bạn sẽ hiếm khi thấy bé chịu nằm yên một chỗ. Bé bắt đầu thể hiện đam mê khám phá và chinh phục của mình. Bé di chuyển nhiều hơn, có thể lật, xoay người hay trườn người để với lấy món đồ nào đó.
Bé thích được tự do khám phá mọi thứ xung quanh mà không tỏ ra sợ sệt gì cả. Mẹ hãy để bé tự do thể hiện cá tính này thay vì nhốt bé vào một không gian chật hẹp. Nhưng mẹ phải đảm bảo rằng bé được khám phá mọi thứ trong môi trường an toàn nhé! Mẹ cũng nên khuyến khích bé vận động bằng cách đặt những món đồ chơi ngoài tầm tay của bé để bé tìm cách di chuyển và lấy được món đồ đó. Đó cũng là cách hiệu quả giúp bé phát triển cả về thể chất lẫn trí não.
Tìm hiểu thêm: Tập cho bé đi vệ sinh đúng giờ và một số mẹo hay dành cho mẹ
1.3 Thể hiện cảm xúc một cách rõ ràng
Bạn không còn dễ dàng bắt bé làm theo ý mình nữa. Bé sẽ thể hiện cảm xúc một cách rõ ràng hơn trước những điều bé thích cũng như không thích. Chẳng hạn, bé thích chơi đùa cùng mẹ, thích được mẹ bồng bế nên khi được đáp ứng điều đó, bé tươi cười sảng khoái. Ngược lại, bé không thích ở một mình hay cùng người lạ, hay chán ăn, lười ngủ, bé sẽ chẳng ngần ngại biểu lộ trên gương mặt bằng nét cau có, nhăn mặt hay quấy khóc. Tuy nhiên, bạn đừng lấy làm phiền về điều này. Ngay cả khi tỏ ra khó chịu thì đó cũng là nét đáng yêu của bé đúng không nào?
2. Những vấn đề thường gặp ở trẻ 7 tháng tuổi
Giai đoạn 7 tháng tuổi là cột mốc đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng của bé. Tuy nhiên, không phải mọi bé 7 tháng tuổi đều phát triển giống nhau. Và dưới đây là những vẫn đề thường gặp khiến nhiều bố mẹ băn khoăn.
- Trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng:
Hầu hết trẻ mọc răng khi 4 – 6 tháng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bé mọc răng khi mới 3 tháng tuổi, hay nhiều bé 8 – 9 tháng mới mọc răng. Do đó, bố mẹ không cần quá lo lắng nếu bé của mình chậm mọc răng một vài tháng so với các bé khác. Nếu không yên tâm, có thể đưa bé đi khám để chắc chắn bé không gặp vấn đề gì bất thường.
- Trẻ 7 tháng tuổi chưa biết ngồi:
Đây cũng là vấn đề mà nhiều bố mẹ băn khoăn. Thực tế, nhiều bé biết ngồi được vững và lâu ở 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có sự phát triển vận động giống nhau. Bé 7 tháng tuổi còn khá non yếu để có thể tự ngồi một mình mà không có sự hỗ trợ của bố mẹ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé!
>>>>>Xem thêm: Review bình sữa Tommee Tippee – loại bình có núm ty hiện đại an toàn cho trẻ sơ sinh
- Trẻ 7 tháng tuổi lười ăn:
Có nhiều nguyên nhân khiến bé lười ăn : bé mọc răng, bị sốt, rối loạn tiêu hóa… Đôi lúc, thực đơn ăn dặm không hợp khẩu vị hay bị trùng lặp cũng khiến bé lười ăn đấy! Mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân bé lười ăn do đâu để có cách khắc phục tốt nhé!
Vậy là mẹ đã được giải đáp những băn khoăn trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì cũng như những vấn đề thường gặp ở trẻ rồi phải không nào? 7 tháng tuổi là giai đoạn thật đáng yêu của bé với đầy những tìm tòi khám phá. Từ đây, bạn sẽ vất vả hơn khi bé luôn di chuyển xung quanh, nhưng đó cũng là niềm hạnh phúc vì chứng tỏ bé đang lớn lên từng ngày.
Tuyết Nguyễn tổng hợp