Thai nhi 31 tuần phát triển như thế nào và mẹ cần lưu ý điều gì?

Rate this post

Thai nhi 31 tuần phát triển như thế nào và cân nặng bao nhiêu là đạt chuẩn? Đây có lẽ là thắc mắc của hầu hết các bà bầu khi bước sang tam cá nguyệt thứ 3 – tam cá nguyệt cuối cùng của hành trình 40 tuần thai. Để giúp các mẹ yên tâm và cảm nhận được “thiên thần bé nhỏ” đang lớn lên từng ngày trong bụng như thế nào, hay mẹ cần lưu ý ra sao,… Blogtretho.edu.vn sẽ đề cập những vấn đề nổi trội ở tuần thai này, chúng ta cùng tham khảo nhé

Bạn đang đọc: Thai nhi 31 tuần phát triển như thế nào và mẹ cần lưu ý điều gì?

Thai nhi 31 tuần phát triển như thế nào và mẹ cần lưu ý điều gì?

1. Thai nhi 31 tuần phát triển như thế nào?

Ở giai đoạn này, thỉnh thoảng các mẹ có thể bị giật mình với những cú ” đá” yêu của bé, các mẹ hãy cứ tiếp tục nghỉ ngơi để cả mẹ và bé đều khỏe nhé.

Đến tuần thai này, bé sẽ nặng khoảng 1.7kg, dài 42,5cm và chiếm khá nhiều không gian trong tử cung của mẹ. Phổi của em bé đã ngày càng hoàn thiện hơn, tuy nhiên, nếu không may bé phải ra đời ngay lúc này thì vẫn cần đến sự trợ giúp của các thiết bị hỗ trợ thở. Hoặc khi có dấu hiệu sinh non, bác sỹ sẽ tiêm cho mẹ bầu liều thuốc cóoc-ti-zôn giúp cho phổi em bé nhanh chóng hoàn thiện để có thể thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Thai nhi 31 tuần là thời điểm dịch ối bao bọc em bé đạt khối lượng lớn nhất. Lượng nước ối lúc này tương đương khoảng 1 lít nước, đủ để giữ ấm và cho bé thoải mái bơi lội. Còn một điều thú vị nữa là ở giai đoạn này bé sẽ sản xuất khoảng 500ml nước tiểu/ ngày. Do đó, lượng nước ối ở tuần thai này nhiều lên là do thận của bé đã bắt đầu hoạt động. 

Thai nhi 31 tuần phát triển như thế nào và mẹ cần lưu ý điều gì?

2. Thai nhi 31 tuần mẹ bầu cần tăng bao nhiêu cân là chuẩn?

Thời gian mang thai chắc chắn mẹ sẽ không tránh khỏi tình trạng tăng cân, nhưng tăng cân như thế nào là chuẩn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi là vấn đề khiến không ít mẹ bầu quan tâm.

Trong giai đoạn thai nhi 31 tuần, mẹ bầu có thể tăng thêm 5-7kg là chuyện bình thường. Thông thường chị em sẽ tăng thêm 0,5 kg/tuần. Vào cuối thai kỳ, thai nhi sẽ nặng trung bình khoảng 3 – 3.5kg là đạt chuẩn.

Đây cũng là giai đoạn các mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi và nặng nề hơn. Tay chân có thể bị sưng phù do lượng máu lưu thông tăng lên nhiều. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng, hiện tượng này sẽ biến mất sau vài ngày.

Mẹ bầu cần duy trì cân nặng ở mức ổn định để tránh bị tiểu đường thai kỳ hoặc cao huyết áp rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Trường hợp tăng cân đột ngột và khó kiểm soát thì mẹ nên gặp bác sỹ để được tư vấn thêm.

Tìm hiểu thêm: Uống nước dừa khi mang thai thế nào để không ảnh hưởng đến bé yêu?

Thai nhi 31 tuần phát triển như thế nào và mẹ cần lưu ý điều gì?

3. Chế độ dinh dưỡng cần thiết khi thai nhi 31 tuần

Dinh dưỡng của mẹ bầu khi thai nhi 31 tuần – tam cá nguyệt thứ ba cần cung cấp đầy đủ nhóm chất như:

3.1. Chất đạm (Protein)

Vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, chị em cần cung cấp khoảng hơn 2500 kcal/mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ nên tăng hàm lượng đạm nhiều hơn để đảm bảo đủ cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ nên bổ sung tối thiểu 70g protein mỗi ngày vì chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng các tế bào máu. Mẹ bầu có thể bổ sung đạm từ thực vật ( các loại đậu), động vật ( cá, thịt, trứng), phô mai, sữa,…

3.2. Vitamin và khoáng chất

Vào giai đoạn này, nhu cầu về sắt cho mẹ bầu rất cao, nếu thiếu sắt dẫn đến thiếu máu có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Chất sắt có nhiều trong các loại đậu đỗ, rau xanh, tim, gan động vật,… Hoặc mẹ có thể bổ sung sắt nhờ vào các chế phẩm, thực phẩm bổ sung dành cho bà bầu theo sự chỉ định của bác sỹ.

Ngoài cung cấp đủ lượng sắt hàng ngày, mẹ bầu cần bổ sung thêm các loại hoa quả tươi để có vitamin và lượng đường tự nhiên, an toàn cho sức khỏe.

3.3. Canxi

Nhu cầu canxi khi thai nhi 31 tuần là vô cùng lớn, mỗi ngày chị em cần bổ sung khoảng 1.500mg canxi để giúp xương và răng của bé chắc khỏe, ngoài ra còn hỗ trợ tốt cho sự phát triển của hệ thần kinh. Mẹ bầu nên uống nhiều sữa tươi hoặc sữa dành cho bà bầu, ăn nhiều các loại cá đồng, cua đồng cũng rất tốt. Trường hợp nếu mẹ khó khăn trong việc ăn uống thì có thể sử dụng các loại chế phẩm, thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sỹ.

3.4. Chất béo

Rất nhiều mẹ bầu sợ tăng cân nên đã hạn chế chất béo trong các bữa ăn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Các mẹ biết không, khi thai nhi 31 tuần,  mỗi ngày thai phụ cần 70g – 80g chất béo cho việc phát triển não bộ của thai nhi. Mẹ có thể bổ sung chất béo từ các loại dầu oliu, dầu mè, dầu hướng dương, bổ sung viên dầu cá, các loại hạt như: hạt hướng dương, hạt bí, ăn đậu phụ và các loại rau như súp lơ xanh, rau bắp cải,…

Bên cạnh đó, các mẹ bầu nên duy trì thói quen uống đủ nước, ăn đủ các bữa chính và bữa phụ, ít nhất sau 4 giờ cần có một bữa ăn. 

Thai nhi 31 tuần phát triển như thế nào và mẹ cần lưu ý điều gì?

4. Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ khi thai nhi 31 tuần

Khi mang thai đến tuần 31, thỉnh thoảng mẹ bầu sẽ cảm thấy tử cung bị siết chặt lại và thường kéo dài 30s nhưng không gây đau đớn gì. Đây gọi là cơn gò co thắt Braxton Hicks hay còn gọi là hiện tượng chuyển dạ giả.

Tuy nhiên, nếu cơn co thắt xảy ra thường xuyên hơn, gây đau và xuất hiện nhiều bất thường trong dịch tiết âm đạo thì mẹ nên gặp bác sỹ ngay vì đây rất có thể là dấu hiệu sinh non.

Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, các tuyến sữa trong ngực của mẹ bầu đã bắt đầu hoạt động để tạo sữa non. Tùy theo cơ địa mỗi người mà sữa non có màu khác nhau. Một số mẹ có sữa non loãng như nước vo gạo, trong khi sữa non của một số mẹ khác lại đặc và có màu hơi vàng. Nếu nhận thấy ngực mẹ bị rò rỉ sữa non, mẹ có thể mua miếng lót thấm sữa loại dùng 1 lần hoặc tái sử dụng nhiều lần để tránh sữa thấm ướt áo của mẹ. 

Thai nhi 31 tuần phát triển như thế nào và mẹ cần lưu ý điều gì?

>>>>>Xem thêm: Uống trà xanh khi mang thai: Những mặt lợi và hại

Cảm nhận “thiên thần bé nhỏ” đang lớn lên từng ngày trong bụng là niềm hạnh phúc vô bờ bến của tất cả các mẹ bầu. Hy vọng với những chia sẻ và lưu ý của Blogtretho.edu.vn về các vấn đề trọng yếu trong giai đoạn thai nhi 31 tuần như trên, sẽ giúp mẹ yên tâm hơn và biết cách chăm sóc bản thân thật tốt, để có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Phụng Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *