Thai 17 tuần và những thay đổi quan trọng trong thai kỳ

Rate this post

Khi thai 17 tuần tuổi đồng nghĩa với việc mẹ đã đi được nửa chặng đường thai kỳ. Thời điểm này, thai nhi đã lớn hơn nhiều và có được sự phát triển nhất định khiến cho ba mẹ rất vui đúng không nào! Bên cạnh đó những thay đổi về cơ thể cũng như sức khỏe của mẹ bầu tiếp tục diễn ra, điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sự cân bằng trong sinh hoạt, khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái. Để biết được rõ hơn về những thay đổi của tuần thai thứ 17, mẹ hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp khá chi tiết dưới bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Thai 17 tuần và những thay đổi quan trọng trong thai kỳ

Thai 17 tuần và những thay đổi quan trọng trong thai kỳ

1. Thai 17 tuần tuổi thay đổi như thế nào?

  • Tuần thứ 17, bé đã bằng kích cỡ của một củ hành tây. Từ đầu đến mông trẻ dài từ khoảng 13-14 cm và nặng khoảng 140 gram. Khi quan sát, ba mẹ sẽ thấy được những mạch máu nhỏ dưới lớp da trong suốt của trẻ. Khắp cơ thể trẻ hình thành một lớp màng trắng mỏng giúp bảo vệ da trẻ trong môi trường nước ối.
  • Thính giác của trẻ ở tuần thứ 17 này đã có một bước tiến lớn hơn. Tai của trẻ đã dần rõ hình dáng và trẻ bắt đầu có thể phân biệt được giọng của mẹ rồi đấy! Khi nghe thấy những âm thanh như tiếng ồn quá lớn, trẻ sẽ có phản xạ là đạp vào bụng mẹ nữa.

Thai 17 tuần và những thay đổi quan trọng trong thai kỳ

  • Thời điểm này, chất béo dưới da của trẻ – mỡ nâu, bắt đầu được hình thành, giúp cung cấp năng lượng và giữ ấm cho trẻ sau khi sinh ra. Trẻ bắt đầu luyện tập cách mút và nuốt để chuẩn bị cho lần bú đầu tiên. Thông qua hình ảnh siêu âm, ba mẹ sẽ có thể thấy trẻ đang mút tay mình như trẻ sơ sinh vậy! Cũng trong giai đoạn này, hầu hết những phản xạ sinh tồn tự nhiên của trẻ đều đang được hình thành và rèn giũa ngay trong bụng mẹ.
  • Nếu để ý kỹ, mẹ sẽ nghe thấy nhịp tim của trẻ không còn ngẫu nhiên nữa mà đã ổn định hơn. Lý do vì tim của trẻ đã được điều khiển bởi não, nhịp đập của trẻ nhanh gấp đôi nhịp đập của mẹ, rơi vào khoảng 140-150 nhịp/phút.

Thai 17 tuần và những thay đổi quan trọng trong thai kỳ

  • Mẹ sẽ thường xuyên cảm nhận được con máy trong bụng mình nhiều hơn. Bước sang tuần 17, trẻ bắt đầu biết cựa quậy, nháy mắt, mút tay, sờ tay chân, duỗi chân, nấc cụt, thỉnh thoảng sẽ đạp mẹ và nghịch dây rốn nữa. Khi trẻ máy như vậy chứng tỏ rằng trẻ rất khỏe mạnh và vui vẻ đó.
  • Cũng trong tuần này, thận của trẻ đã hoạt động giúp trẻ bài tiết khoảng 10ml/giờ, lượng nước tiểu của trẻ sẽ theo nhau thai của mẹ ra ngoài. Các tuyến mồ hôi của trẻ cũng bắt đầu hoạt động.

2. Mẹ thường gặp phải những thay đổi và vấn đề gì trong tuần thai 17 này?

Mang thai tới tuần thứ 17, điều đó có nghĩa đây là tháng thứ 4 của mẹ trong chu kỳ thai sản. Sẽ có rất nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần của mẹ trong tuần thai này. Dù không quá nghiêm trọng, nhưng vào giai đoạn mang thai nhạy cảm, mọi biến đổi nhỏ trong cơ thể đều có thể khiến mẹ không thoải mái.

2.1. Khi thai 17 tuần, cơ thể của mẹ đã có những thay đổi

Vào tuần 17, tử cung của mẹ đã cao ngang rốn nên bụng cũng to hơn, vậy nên mẹ sẽ dần dần bị mất đi eo thon đấy! Mẹ sẽ tăng cân rất nhanh từ tuần này trở đi, trung bình tăng khoảng 0.5 kg/tuần, cùng với đó là sự phát triển của trẻ trong bụng mẹ. Mẹ nên mặc đồ bầu, quần áo rộng rãi thoải mái để sinh hoạt được dễ dàng hơn.

Thai 17 tuần và những thay đổi quan trọng trong thai kỳ

Việc bụng mẹ to hơn có thể khiến những người thân xung quanh, bạn bè hay đồng nghiệp không ngăn được mà muốn chạm vào. Tuy nhiên, nếu các mẹ cảm thấy khó chịu vì điều này thì hoàn toàn nên bày tỏ một cách lịch sự với họ. Bởi vì theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các mẹ bầu thường sẽ nhạy cảm hơn kể từ tam cá nguyệt thứ 2, nên chuyện này là vô cùng bình thường.

2.2. Hô hấp khó khăn và cơ thể mệt mỏi

Từ tuần này, mẹ sẽ cảm thấy khó thở và bí bức khó chịu. Huyết áp cũng thấp hơn bình thường, đứng lên ngồi xuống đột ngột rất dễ bị chóng mặt. Đó là do hệ tuần hoàn phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu đi nuôi toàn cơ thể mẹ và cả trẻ nữa. Nhiệt độ cơ thể của mẹ cũng sẽ tăng lên khiến cho mẹ cảm thấy rất nóng bức và khó chịu. Hãy làm dịu cơ thể bằng quạt hoặc điều hòa. Uống nhiều nước cũng giúp mẹ hạ nhiệt độ cơ thể và giúp máu lưu thông tốt hơn. Ăn thêm những loại thực phẩm chứa nhiều sắt và vitamin C như thịt bò, các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc,…

Thai 17 tuần và những thay đổi quan trọng trong thai kỳ

2.3. Da mẹ đặc biệt nhạy cảm

Da mẹ sẽ đặc biệt nhạy cảm trong tuần thai thứ 17 này. Ánh mặt trời sẽ càng làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Nếu mẹ bầu trong giai đoạn này tiếp xúc với ánh mặt trời quá nhiều, đặc biệt là ánh nắng với cường độ cao thì có thể khiến làn da trở nên sạm đi và hình thành nhiều vùng da tối mà chúng ta thường gọi là bị nám.

Xảy ra với khoảng 50-70% phụ nữ mang thai, nám da khi mang thai chỉ là vấn đề về da thông thường và không gây nguy hiểm gì cho cả mẹ lẫn trẻ. Tuy nhiên, điều này lại khiến các mẹ bầu khá là tự ti với làn da của mình đúng không? Những vùng bị nám thường xảy ra trên mặt và đối xứng với nhau như má, trán, sống mũi, cằm. Nám cũng có thể xuất hiện ở cổ hoặc cánh tay. Cách tốt nhất để phòng ngừa nám chính là bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời. Nếu đi ra ngoài thì mẹ nên đội nón rộng vành hoặc bôi kem chống nắng dịu nhẹ có thành phần an toàn là được.

Thai 17 tuần và những thay đổi quan trọng trong thai kỳ

2.4. Những cơn đau nhức trong tuần thai này

  • Đau lưng : Những cơn đau lưng thường xuyên có thể khiến mẹ bầu trong giai đoạn này bị xuống tinh thần rất nhiều. Do tử cung của mẹ đang to hơn nên thỉnh thoảng khi đổi tư thế, mẹ sẽ thấy nhói ở lưng do dây chằng bị kéo căng.
  • Đau thần kinh tọa : Mẹ sẽ bị những cơn đau nhức từ vùng thắt lưng kéo dài xuống tận ngón chân. Nếu thường xuyên gặp tình trạng cơn đau nhức lan tỏa xuống một trong hai chân thì đó là do dây thần kinh tọa bị đè hoặc bị chèn ép. Các nhà nghiên cứu không biết chắc tại sao phụ nữ khi mang thai lại gặp tình trạng đau nhức như thế này, có thể là do áp lực của đứa trẻ lên dây thần kinh đã hình thành cơn đau, tuy nhiên những cơn đau này cũng sẽ hết sau khi sinh.
  • Những cơn đau khác : Không chỉ đau lưng hay đau chân, thỉnh thoảng mẹ sẽ bị chuột rút hoặc sưng chân, sưng mắt cá chân. Trong thời gian này, khi cơ thể của mẹ đang to hơn, thì việc đứng quá lâu sẽ khiến mẹ dễ bị tê chân, thậm chí là bị giãn tĩnh mạch trong thai kỳ .

Tìm hiểu thêm: Giúp bà bầu chuẩn bị đồ đi đẻ thật gọn nhẹ nhưng vô cùng đầy đủ

Thai 17 tuần và những thay đổi quan trọng trong thai kỳ

Đối phó với những cơn đau nhức thì bài tập vận động chính là chìa khóa. Các mẹ không cần phải gắng sức tập đâu nhé, chỉ cần tập vài động tác nhẹ nhàng như nghiêng vùng xương chậu, hít thở đều, kết hợp với một giấc ngủ trưa ngắn 15-20 phút là những cơn đau sẽ thuyên giảm ngay thôi.

2.5. Mẹ liên tục thèm ăn

Mẹ sẽ luôn có cảm giác ăn mãi vẫn không đủ trong tuần thai này. Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, khi sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, thì tin vui là những vấn đề như buồn nôn sẽ biến mất, thay vào đó là cảm giác thèm ăn đột ngột. Lý giải cho sự gia tăng đáng kể về khẩu vị của các mẹ bầu, đây có thể là tín hiệu từ tình yêu bé nhỏ của các mẹ đấy. Sự phát triển của trẻ cần thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn, nói nôm na là “trẻ muốn ăn gì thì mẹ thèm ăn thứ đó”. Vậy nên thay vì lo sợ tăng cân trong thai kỳ , mẹ hãy ăn thêm nhiều món ngon để con có đủ chất nuôi cơ thể nhé.

Thai 17 tuần và những thay đổi quan trọng trong thai kỳ

Bên cạnh đó, dù ăn nhiều hơn nhưng mẹ hãy nhớ ăn những loại thực phẩm an toàn và lành mạnh, kiểm soát lượng calo trong mỗi bữa ăn để tránh nạp quá nhiều calo vào cơ thể sẽ dễ gây khó chịu. Nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày và nên ăn các loại trái cây, sữa chua để hỗ trợ tiêu hóa. Nếu mẹ lo ngại về vấn đề cân nặng, cân nặng tăng quá nhiều, hãy thử một thực đơn ăn kiêng cho mẹ bầu lành mạnh, đồng thời có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ để kiểm soát số cân tăng từng ngày mẹ nhé.

2.6. Vấn đề về tiêu hóa

  • Nếu những món ăn cay, nướng vốn nằm trong thực đơn yêu thích của mẹ, thì tin buồn là trong suốt thai kỳ của mình, mẹ phải nói lời tạm biệt với chúng! Những loại thức ăn này sẽ khiến cho  chứng ợ nóng khi mang thai  của mẹ bầu thêm trầm trọng. Ngoài ra, mẹ cũng không nên ăn những món tương tự không tốt cho dạ dày như cà phê, rượu, bia, đồ uống có gas,…
  • Chứng khó tiêu cũng khiến mẹ vất vả trong những ngày mang thai, nhất là trong tuần thứ 17 này, khi mẹ đã bắt đầu thèm ăn hơn thì cũng dễ bị chứng khó tiêu hơn nếu thức ăn không được tiêu hóa tốt. Chia nhỏ bữa ăn, điều chỉnh tốc độ ăn chậm lại và nhai kỹ hơn cũng là một cách giúp mẹ trị chứng khó tiêu.
  • Các mẹ cũng có khả năng bị táo bón hoặc mắc bệnh trĩ, để phòng tránh, mẹ bầu nên uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ chất xơ và vitamin để giúp cơ thể không bị nóng và đào thải tốt nhé.

Thai 17 tuần và những thay đổi quan trọng trong thai kỳ

3. Mẹ nên làm gì trong tuần thai 17?

3.1. Theo học lớp vượt cạn

Hãy tìm và theo học một lớp vượt cạn mẹ nhé! Tính đến tuần thứ 17 thì mẹ đã đi gần nửa chặng đường thai kỳ rồi, việc có thêm các kiến thức về quá trình chuẩn bị cũng như khi lâm bồn đều rất quan trọng mà mẹ bầu nên biết. Nếu không tìm thấy lớp dạy, mẹ hãy hỏi kinh nghiệm từ những cặp vợ chồng đã từng cùng nhau vượt cạn trước đây, hoặc mẹ có thể lên các diễn đàn để nghe những chia sẻ từ các mẹ bầu đi trước, rất hữu ích đấy!

3.2. Đi du lịch nào

Đi du lịch ngắn ngày là một ý tưởng không tồi. Qua tuần thứ 17, hầu hết các mẹ bầu đều đã hết cảm giác bị ốm nghén . Thai lúc này vẫn chưa quá lớn và vẫn còn trong “tầm kiểm soát”, không lo đến trường hợp sinh non. Thế nên việc có một chuyến du lịch ngắn từ 2-3 ngày sẽ vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giúp mẹ giải tỏa căng thẳng, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.

Thai 17 tuần và những thay đổi quan trọng trong thai kỳ

3.3. Điều chỉnh thực đơn

Mẹ nên bổ sung thêm nhiều omega 3 vào thực đơn hàng ngày của mình để hỗ trợ phát triển trí não của trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ. Các loại thực phẩm nhiều axit béo omega 3 là cá béo như cá trích, cá mòi, cá thu, cá hồi,… và các thực phẩm khác như trứng, bánh mỳ, trái cây và các loại hạt. Bên cạnh đó, protein cũng là dưỡng chất cần thiết giúp cung cấp đủ năng lượng cho quá trình phát triển nhanh chóng của mẹ và con ở giai đoạn này. Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết.

3.4. Bài tập vận động

Những bài tập giúp kéo giãn cột sống hay tăng cường cơ bụng cực kỳ tốt trong việc cải thiện cơn đau thắt, mẹ hãy thử những bài tập Yoga nhẹ nhàng, nếu có thể hãy đến những lớp học yoga cho bà bầu  để có giáo viên hướng dẫn kỹ hơn nhé. Việc vận động nhẹ bằng những bài tập mà mẹ bầu yêu thích và hứng thú cũng giúp các mẹ kiểm soát tốt cân nặng và hạn chế nguy cơ bị tiểu đường. Ngoài ra, những bài tập còn giúp cơ thể mẹ thoải mái hơn, thuận lợi trong quá trình sinh con và giúp con đạt được cân nặng lý tưởng.

Thai 17 tuần và những thay đổi quan trọng trong thai kỳ

3.5. Tìm hiểu biện pháp thai giáo

Hãy dành thời gian tìm hiểu về thai giáo ngay từ bây giờ các mẹ nhé! Kể từ tuần 17 là con yêu đã có thể nghe được những âm thanh bên ngoài bụng mẹ rồi, thế nên việc tìm hiểu về thai giáo cũng như áp dụng thai giáo đúng cách trong thai kỳ là điều rất cần thiết cho quá trình cảm nhận và phát triển của con đấy.

3.6. Lên lịch siêu âm thai kỳ

Siêu âm thai kỳ có thể diễn ra từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 22, nếu mẹ vẫn chưa siêu âm định kỳ thì hãy ghi vào lịch ngay đi nào. Mục đích siêu âm thai là để biết bé con của mẹ đã phát triển đến đâu rồi, đồng thời kiểm tra sự hình thành của các cơ quan, bộ phận mới của con. Thời điểm này, ba mẹ đã có thể biết là mình sắp có con trai hay con gái rồi đấy. Do cơ quan sinh dục ngoài của trẻ lúc này đã hình thành đầy đủ nên thông qua siêu âm, bác sĩ đã có thể xác định được giới tính của trẻ.

Thai 17 tuần và những thay đổi quan trọng trong thai kỳ

4. Lưu ý cho mẹ đang mang thai tuần thứ 17

  • Thường khi đến tuần 17 thì trẻ đã máy rất nhiều trong bụng mẹ và mẹ có thể cảm nhận thấy được. Tuy nhiên, có nhiều mẹ mang bầu đến tuần thứ 17 mà vẫn chưa nhận được bất kỳ cử động nào của con thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Mỗi thai nhi đều có quá trình phát triển khác nhau, nên thời điểm máy của con không giống thai nhi khác thì cũng là chuyện bình thường. Chưa kể tùy vào kinh nghiệm làm mẹ của mỗi người mà khả năng cảm nhận thai máy sẽ khác nhau, những mẹ bầu đã từng có con trước đây chắc chắn sẽ dễ cảm nhận thấy cử động của con hơn những người mới lần đầu làm mẹ. Nhưng nếu đến tháng thứ 5 mà mẹ vẫn chưa thấy được cử động của con thì nên đi khám ngay mẹ nhé.
  • Từ tuần này, mẹ nên bắt đầu nằm nghiêng sang một bên hoặc có thể nằm nghiêng một phần. Bụng mẹ từ tuần này đã to hơn nhiều, nằm ngửa hoàn toàn có thể khiến tử cung đè lên tĩnh mạch chính khiến lượng máu chạy về tim bị giảm đi. Nếu thấy không thoải mái, mẹ hãy thử đặt một cái gối bên dưới lưng, dưới hông hoặc dưới chân thử xem, sẽ dễ chịu hơn nhiều đấy.

Thai 17 tuần và những thay đổi quan trọng trong thai kỳ

>>>>>Xem thêm: 6 thay đổi rõ nét nhất của vòng 1 khi mang thai

  • Cẩn thận trong việc chọn món ăn nhé các mẹ. Vì có những loại thực phẩm dùng hàng ngày khi không mang thai thì rất bổ dưỡng, không gây hại sức khỏe, tuy nhiên lại rất không tốt cho mẹ bầu. Ví dụ như cá thu, cá kiếm hay cá kình vốn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng đúng không, thế nhưng hàm lượng thủy ngân trong các loại cá này, dù rất nhỏ, lại ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh của các con nên các mẹ nhớ lưu ý.

Thai 17 tuần là dấu mốc quan trọng trong thai kỳ của mẹ. Sự liên kết giữa mẹ và con trong tuần này đã mạnh mẽ hơn. Việc nhận thấy được những cử động của con mình rõ ràng hơn là điều khiến cho bất cứ mẹ bầu nào cũng cảm thấy hạnh phúc. Trên tất cả những thay đổi và khó khăn mà cơ thể phải chịu, con yêu chính là nguồn động lực lớn nhất cho mẹ bầu trong suốt cả thai kỳ. Hãy thường xuyên trò chuyện cùng con để tạo sự gắn kết và giúp con phát triển tốt hơn nha các mẹ. Chuyên mục Mang thai hi vọng tất cả mẹ bầu đang trong giai đoạn này có thể giữ được tinh thần thoải mái và sức khỏe tốt để chuẩn bị cho kỳ “vượt cạn” sắp tới nhé!

Nguồn tham khảo: healthline, whattoexpect

Nguyễn Diệp tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *