Thai 12 tuần – sự đánh dấu bước phát triển kỳ diệu của thai nhi

Rate this post

Thai 12 tuần là tuần cuối của 3 tháng đầu thai kỳ, chuẩn bị bước sang tam cá nguyệt mới của quá trình mang thai. Đây là tuần đánh dấu những bước phát triển quan trọng của bé nên mẹ cần có những kiến thức về thời điểm quan trọng này. Vậy thai 12 tuần như thế nào và mẹ có những sự thay đổi ra sao, chúng ta cùng theo dõi chi tiết như dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Thai 12 tuần – sự đánh dấu bước phát triển kỳ diệu của thai nhi

Thai 12 tuần – sự đánh dấu bước phát triển kỳ diệu của thai nhi

1. Thai 12 tuần – thai nhi có gì mới?

  • Thông thường vào thời điểm này, thai nhi có chiều dài từ đầu đến mông khoảng 5,3cm, cân nặng khoảng 14g. Bé đã có gần như đầy đủ các bộ phận và sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.
  • Nhìn chung, hầu hết những cơ quan quan trọng của bé đều đã có mặt và bắt đầu thực hiện những chức năng của mình. Ruột của bé đã gấp lại gọn gàng và di chuyển dần vào khoang bụng trong tuần này và thận của bé sẽ bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang.
  • Đôi mắt đã chuyển từ hai bên ra mặt trước của đầu, mí mắt của em bé mặc dù đã phát triển đầy đủ và đôi tai cũng đã ở vào đúng vị trí.
  • Cổ của bé cũng đã hình thành rõ hơn, chính vì thế phần đầu và thân mình của con trông không còn có vẻ như dính liền vào nhau. Bé còn mọc tóc nữa đó.
  • Giai đoạn này, rất quan trọng đối với sự phát triển bộ não của thai nhi. Các tế bào thần kinh trong não bé được nhân lên nhanh chóng và các khớp thần kinh đang được hình thành.
  • Thai nhi đã biết phản xạ. Ngón tay của bé sẽ sớm có thể co và duỗi, ngón chân có thể cong vểnh ra, cơ mắt khép chặt, và miệng của bé đã có phản xạ mút.
  • Nhịp tim thai cao gấp đôi so với người trưởng thành và bạn có thể nghe rất rõ những nhịp đập ổn định, mạnh mẽ này trong những lần siêu âm thai.
  • Tuần này, em bé sẽ có những cử động trên khuôn mặt như cau mày, nheo mắt.

Thai 12 tuần – sự đánh dấu bước phát triển kỳ diệu của thai nhi

2. Thai 12 tuần – mẹ bầu thay đổi ra sao?

Tuần 12 là tuần cuối của 3 tháng đầu thai kỳ , là thời điểm nguy cơ sảy thai đã thấp hơn rất nhiều so với lúc đầu. Lúc này có thể mẹ cũng có nhiều sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu lớn lên của thai nhi trong bụng.

2.1 Những thay đổi về mặt thể chất

  • Hormone estrogen sẽ kích thích tế bào da của bạn sản xuất ra nhiều sắc tố tối màu. Mẹ có cảm giác rằng mình trở nên xinh đẹp hơn: da dẻ mịn màng, rạng rỡ.
  • Khối lượng máu lưu thông trong cơ thể gia tăng, số lượng hồng cầu của bạn tăng cao hơn nhiều so với khi bạn không có thai.
  • Tim của bầu đang phải làm việc rất nhiều để cung cấp đầy đủ oxy cho cả bạn và thai nhi.
  • Có lúc bạn cảm thấy bụng dường như nhô ra nhiều hơn vì sự trương phồng trong ruột, sau khi đi vệ sinh thì bụng bạn sẽ phẳng hơn trở lại.
  • Vị trí tử cung ở giai đoạn này sẽ trở lại vị trí như bình thường, không còn bị nghiêng về phía sau nữa.
  • Nhiều bà bầu cảm nhận được những lần ợ nóng khó chịu đầu tiên trong suốt thai kỳ.
  • Huyết trắng tiết ra nhiều hơn trong tuần này. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, trừ khi huyết trắng có màu bất thường, có mùi hôi thì bạn mới cần được bác sỹ thăm khám.
  • Cơ thể mẹ đã bắt đầu sản xuất sữa non.
  • Ở giai đoạn thai 12 tuần, tử cung của mẹ sẽ phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi nên mẹ sẽ cảm thấy hơi đau vùng xương chậu.

2.2 Những thay đổi về mặt cảm xúc

  • Vào tuần thai 12 những cơn ốm nghén chưa chấm dứt nên mẹ sẽ vẫn cảm thấy mệt mỏi.
  • Tính tình thay đổi thất thường, đôi khi bạn còn lo lắng không biết ngoại hình mình thay đổi như thế nào rồi.
  • Vào tuần 12, mẹ đã có thể cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều về việc mang thai, lo lắng về nguy sơ sẩy thai cũng không còn nữa.
  • Một số trường hợp khác, nồng độ hormone trong cơ thể bạn sẽ thay đổi khiến bạn có thể cảm thấy mình như thể bị chai lỳ cảm xúc.
  • Với người lần đầu mang thai, người mẹ sẽ thấy lo lắng bồn chồn trước cả quá trình mang thai còn khá dài.

Thai 12 tuần – sự đánh dấu bước phát triển kỳ diệu của thai nhi

3. Thai 12 tuần và lời khuyên của bác sĩ

  • Mẹ cần có chế độ tăng cân hợp lý trong sáu tháng tiếp theo của thai kỳ, đảm bảo tăng cân đều đặn cho tới tháng thứ tám và không tăng quá 15 kg trong suốt các giai đoạn phát triển của thai nhi.
  • Nếu bị thiếu máu, mẹ có nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu cao hơn sau khi sinh. Việc giảm lưu lượng máu đến cơ thể và bộ não của mẹ là nguyên nhân chính khiến mẹ hay bị chóng mặt và giảm thị lực.
  • Vào tuần thai này bác sĩ có thể cảm nhận được đáy tử cung (dạ con), phần này nằm sau trong bụng mẹ và đối diện với cổ tử cung.
  • Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn vẫn muốn tiếp tục uống axit folic bổ sung sau thời điểm này bởi thực tế là hệ thần kinh của bé đã hoàn chỉnh.

Những xét nghiệm mẹ cần thực hiện :

  • Siêu âm để kiểm tra vùng da sau gáy của bé, nhằm chuẩn đoán nguy cơ của triệu chứng Down.
  • Thực hiện kiểm tra nội tiết, sau đó cho mẹ bầu uống các vi chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Bác sĩ sản khoa sẽ thực hiện việc siêu âm 4D để cho hình ảnh rõ nét nhất về hình thái thai nhi.
  • Bác sĩ cũng sẽ đưa ra chính xác được chỉ số tuần tuổi của trẻ và dự kiến ngày sinh tháng đẻ của mẹ.
  • Xét nghiệm Double test giúp sàng lọc các hội chứng bẩm sinh như Down, Edward hoặc Patau. Nếu kết quả xét nghiệm Double test hoặc siêu âm đo chỉ số độ mờ da gáy có bất thường, bác sĩ sẽ hẹn bạn đi làm xét nghiệm Triple test vào tuần thứ 16 – 18 của thai kì.
  • Nếu muốn xác định chính xác thai ngoài tử cung hay trong tử cung, mẹ có thể yêu cầu bác sĩ siêu âm qua ngã âm đạo, nghĩa là siêu âm trong âm đạo thay vì siêu âm ở ngoài vùng bụng.
  • Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm khi thai 12 tuần tuổi là thực hiện các xét nghiệm phát hiện những bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục, đường máu, lây từ mẹ sang con như xét nghiệm HIV, bệnh lậu, giang mai, viêm gan B, Chlamydia…
  • Xét nghiệm nước tiểu nên được tiến hành định kỳ trong thai kỳ nhằm phát hiện các dấu hiệu bệnh đái tháo đường thai kỳ. Vấn đề thừa đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng có thể kèm theo bệnh cao huyết áp làm người mẹ có nguy cơ tiền sản giật.
  • Xét nghiệm Rubella IgM và IgG: Việc xét nghiệm sớm sẽ giúp phát hiện sớm Rubella ở mẹ, tránh những biến chứng gây nguy hiểm cho thai nhi như triệu chứng mù, điếc, tật não nhỏ, bệnh tim bẩm sinh lên đến 90%,…

Xét nghiệm máu :

  • Đo hàm lượng hai loại protein (đạm) trong máu khi xét nghiệm máu để xác định các vấn đề khác có nguy cơ gây hại cho thai nhi và người mẹ.
  • Xác định số lượng bạch cầu (bạch cầu đơn, lymphocytes, bạch cầu trung tính, basophils và eosinophils) để chẩn đoán tình trạng mắc các bệnh nhiễm trùng ở người mẹ.
  • Tìm ra số lượng tiểu cầu giúp phát hiện khả năng đông máu của bà mẹ, điều này có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình chuyển dạ sinh con.

Thai 12 tuần – sự đánh dấu bước phát triển kỳ diệu của thai nhi

4. Thai 12 tuần – những lưu ý quan trọng dành cho mẹ

  • Khi thấy đói, bạn nên ăn ngay. Chế độ ăn cần lành mạnh và không nên nghĩ đến việc ăn kiêng. Hãy đề ra một mục tiêu và kế hoạch rõ ràng, hợp lý để kiểm soát trọng lượng cơ thể mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
  • Mẹ cần ăn đủ các dưỡng chất cần thiết, bao gồm: chất đạm, chất đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ cần chia nhỏ bữa ăn ra.
  • Ăn nhiều chất xơ từ trái cây, rau củ quả giúp tránh các vấn đề về đường ruột.
  • Uống nước thường xuyên và đầy đủ. Vì từ giai đoạn thai nhi 12 tuần – 40 tuần, cơ thể mẹ sẽ cần phải duy trì đủ nước ối để nuôi dưỡng bào thai, nếu thiếu nước ối, mẹ có thể buộc sinh non hoặc thai nhi chết lưu.
  • Uống viên sắt và bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ, rau xanh lá, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,…
  • Tư thế ngủ của mẹ phải đảm bảo thai nhi được cung cấp đủ máu và dinh dưỡng, cũng như an toàn cho chính bản thân mình.
  • Bắt đầu tập các bài thể dục cho tầng sinh môn giúp mẹ mang thai tuần 12 chống són tiểu, có lợi cho chuyển dạ và sinh con.
  • Tuần này, bạn cũng có thể muốn đi mua sắm quần áo mới với kích thước lớn hơn.
  • Mẹ vẫn có thể “yêu” nhưng cần nhẹ nhàng và chọn tư thế phù hợp.
  • Hãy đi khám thai định kỳ và siêu âm.
  • Chị em cần lựa chọn bệnh viện phụ sản hoặc bác sĩ khám thai riêng để đều đặn khi khám định kì.
  • Vợ chồng cần bắt đầu hoạch định một khoản ngân sách về việc sinh đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh khi mẹ nghỉ sinh con.
  • Nên đăng kí tham gia các lớp học tiền sản để có thêm kinh nghiệm chăm sóc thai kì và em bé.
  • Luôn rửa tay thật sạch để kháng khuẩn là việc phải thực hiện thường xuyên hay bất cứ khi nào cần thiết.
  • Chăm sóc răng miệng kỹ cũng là một phần quan trọng để bảo đảm cho thai kỳ khỏe mạnh mẹ.

Một số dấu hiệu khi mẹ có thể gặp khi mang thai 12 tuần :

  • Mệt mỏi, đau mỏi lưng vai.
  • Tăng lượng nước bọt ở miệng.
  • Đầy hơi.
  • Nhạy cảm với mùi vị.
  • Tăng tiết dịch âm đạo.
  • Đau đầu thường xuyên.

Những dấu hiệu báo nguy hiểm cho mẹ và bé :

  • Chảy máu với chuột rút.
  • Có đốm đỏ như máu chảy ra ở âm đạo.
  • Đau bụng nặng hoặc kéo dài suốt cả ngày.
  • Đau lưng với mức độ tăng dần từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nếu đau xảy ra ở hai bên xương chậu, đây là dấu hiệu đáng lưu ý vì có thể mang thai ngoài tử cung.
  • Những cơn co tử cung xuất hiện với tần suất khoảng 5- 20 phút một lần.

Tìm hiểu thêm: Có bầu không nên ăn gì để tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi

Thai 12 tuần – sự đánh dấu bước phát triển kỳ diệu của thai nhi

5. Thai 12 tuần và những câu hỏi thường gặp

5.1 Thai 12 tuần tuổi đã biết đạp chưa?

Đây là thời gian thai nhi bắt đầu chuyển từ phôi thai thành một cơ thể hoàn chỉnh. Bé 8- 9 tuần đã có thể biết đạp xong thực tế phải đến tuần thứ 19- 20 mẹ mới cảm nhận được thai máy, những chuyển động của bé trong cơ thể vì khi này thai mới đủ lớn để mẹ có thể nhận biết. Vì lúc này những tế bào ở ngoại bì phân chia thành các cơ quan quan trọng lần lượt từ não, tủy, ống thần kinh, dây thần kinh, xương sống…

5.2 Thai 12 tuần tuổi đã biết trai hay gái chưa?

  • Thông thường chẩn đoán được từ tuổi thai 16 tuần bằng phương pháp siêu âm. Nếu máy siêu âm tốt, có thể chẩn đoán ở tuổi thai 12-14 tuần với độ chính xác khoảng 80% khi có một cái nhìn chung về cơ quan sinh dục của con nếu con nằm đúng vị trí để quan sát.
  • Cũng có thai nhi đến 28 tuần tuổi vẫn chưa chẩn đoán chính xác được vì nhiều lí do như nước ối ít, thành bụng dày, cử động thai hạn chế và vị trí thai không thuận tiện.
  • Tuổi thai để biết trai hay gái rõ nhất là 20 tuần, độ chính xác từ 95-100% vì lúc này nước ối nhiều, thai nhi ‘bơi’ tự do nên dễ chẩn đoan chính xác hơn.

Thai 12 tuần – sự đánh dấu bước phát triển kỳ diệu của thai nhi

5.3 Nhịp tim của thai nhi 12 tuần tuổi như thế nào?

  • Nhịp tim của thai nhi 12 tuần đập lúc nhanh lúc chậm là điều hoàn toàn bình thường, phải đến sau 3 tháng đầu thì tim thai mới hoạt động ổn định.
  • Khi thai nhi 12 tuần tuổi, nhịp tim của con đã hoàn thiện với nhịp đập rõ ràng hơn. Nhịp tim thai nhi có thể dao động từ 120-160 lần/ phút. Nhịp tim này có thể tăng nhanh đến 180 lần/ phút.
  • Tim thai có thể bơm khỏang 24 lít máu mỗi ngày và có thể hoàn chỉnh hơn về mặt cấu tạo và đảm nhiệm những chức năng bình thường khi thai được 16 tuần tuổi.
  • Nghe tim thai tuần 12 bằng máy khuếch đại âm thanh Sonicaid. Nhịp tim của bé lúc này giống như tiếng ngựa phi nước kiệu trong một vở kịch.
  • Nếu nhịp tim đập hơn 180 lần/phút thì mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay vì đây có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe mẹ hoặc thai nhi.

5.4 Phá thai 12 tuần tuổi có nguy hiểm không?

Phá thai 12 tuần tuổi thì không áp dụng phá thai ngoại khoa được mà phải có sự can thiệp ngoại khoa để đình chỉ thai kỳ, đó là phương pháp nạo hút thai. Tùy thuộc vào bác sĩ và nơi phá thai mà mức độ nguy hiểm của phá thai có thể xảy ra hay không? Phá thai vào giai đoạn này được xếp vào một trong những thủ thuật phức tạp và dễ xảy ra biến chứng. 

Khuyến cáo về việc đình chỉ thai 12 tuần :

  • Không khuyến khích bất cứ hình thức phá thai nào khi thai 12 tuần (kể cả những thời điểm khác).
  • Phá thai có thể gây tai biến và biến chứng sớm như chảy máu âm đạo nhiều, rách cổ tử cung, thủng tử cung và các tai biến khác. 
  • Phá thai có thể gây tai biến và biến chứng muộn như sót nhau, sót thai, nhiễm trùng, rong kinh, dính buồng tử cung, thai ngoài tử cung, vô sinh,….
  • Để tránh mang thai ngoài ý muốn hay không trong kế hoạch, phụ nữ cần chủ động chọn các biện pháp tránh thai phù hợp. 

Thai 12 tuần – sự đánh dấu bước phát triển kỳ diệu của thai nhi

6. Thai 12 tuần – Những điều mẹ cần tránh

  • Không nên uống nước dừa trong giai đoạn này vì nước dừa tính hàn, thai nhi vẫn còn nhỏ, chưa phù hợp.
  • Không nên ăn quá no trong một bữa chính để tránh ảnh hưởng tới dạ dày.
  • Tuyệt đối không được tự mua thuốc để chữa bệnh khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Hạn chế đi giày cao gót để tránh sẩy thai, thậm chí là thai phụ tử vong.
  • Không hút thuốc vì sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, em bé sinh ra có sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh về đường hô hấp,…
  • Bạn không nên đến hoặc ở lâu ở những căn phòng mới xây có hơi sơn nặng mùi vì sơn là sản phẩm chứa rất nhiều hợp chất và hoạt chất với độc tính cao, rất dễ hấp thụ vào cơ thể.
  • Hạn chế tắm bồn nước nóng bì có thể khiến thai nhi gặp nguy hiểm, tăng khả năng dị tật bẩm sinh cao.
  • Không nên tiếp xúc với phân chó mèo vì nó thường có chứa toxoplasmosis gây ra bệnh ký sinh trùng hiếm gặp.
  • Mẹ bầu cũng nên tránh chơi các trò chơi cảm giác mạnh như tàu lượn siêu tốc vì điều này có thể gây hại cho bé.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn dầu mỡ dư thừa cholesterol, thức ăn mặn. Mức chất béo chỉ đạt khoảng dưới 30% tổng giá trị calo của mẹ mỗi ngày giúp ngăn ngừa trường hợp tim thai bị chèn ép do sự xâm lấn của axit béo vào cơ thể.
  • Hạn chế tuyệt đối các loại thực phẩm được can thiệp bởi hóa chất như bột ngọt, các loại thực phẩm đóng hộp đều nguy hại đối với sức khỏe tim thai.

Những thực phẩm mẹ cần tránh :

  • Thịt chế biến sẵn, đóng hộp như xúc xích, thịt xông khói,…
  • Trứng sống
  • Giá đỗ sống
  • Rau sống
  • Hải sản tươi sống (chưa nấu chín)
  • Phụ nữ có thai cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain
  • Rượu, bia
  • Sữa chưa tiệt trùng
  • Cá chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá thu,…

Thai 12 tuần – sự đánh dấu bước phát triển kỳ diệu của thai nhi

>>>>>Xem thêm: Nhìn bụng bà bầu đoán 5 bệnh nguy hiểm trong thai kỳ

Thai tuần 12 sẽ tăng trưởng rất nhanh và nhu cầu dinh dưỡng rất cao vì thế mẹ bầu cần phải ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh. Hi vọng bài viết này với các thông tin quan trọng liên quan mà Blogtretho.edu.vn tổng hợp, sẽ giúp bạn biết được thai 12 tuần phát triển như thế nào, cơ thể mẹ thay đổi ra sao và bạn cần làm gì trong giai đoạn quan trọng này của bé. Hãy chăm sóc bản thân thật tốt và thai nhi cũng nhờ đó mà được khỏe mạnh các bầu nhé.

Chi Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *