Nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Rate this post

Nước ối đục là vấn đề hầu như mẹ bầu nào cũng quan tâm, lo lắng. Thậm chí, có những bà bầu khi nghe bác sỹ sản khoa thông báo tình trạng nước ối đục trong kỳ khám thai, lập tức uống đủ mọi loại nước “được mách” với mong muốn nước ối trong trở lại. Vậy, tình trạng nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi hay không và trường hợp nào chúng ta cần lo lắng, các bầu hãy cùng tham khảo nội dung chia sẻ liên quan ngay sau đây nhé.

Bạn đang đọc: Nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

1. Tại sao có tình trạng nước ối đục

Chúng ta đều biết rõ, môi trường nước ối vô khuẩn, an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, nước ối cũng như mọi điều khác liên quan đến sức khỏe thai kỳ, đều có thể gặp nhiều tình trạng, nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có cả vấn đề nước ối bị đục.

Nước ối đục do các nguyên nhân khác nhau gồm:

  • Do thai nhi thải chất gây : Chất gây này chính là các tế bào chết trên da, niêm mạc của thai nhi bong tróc. Khi thai lớn, mức độ bong tróc cũng tăng. Vì vậy càng về cuối thai kỳ, tình trạng nước ối càng đục đi và thậm chí như nước vo gạo ở khoảng tuần 38 trở đi. Đây là tình trạng bình thường trong quá trình phát triển của thai nhi.

Nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

  • Do bé thải phân su : Cùng với nguyên do thai nhi thải chất gây, thai nhi thải phân su được xem là một trong 2 nguyên chính dẫn đến tình trạng nước ối bị đục. Trong trường hợp này, thai nhi bị thiếu oxy, dẫn đến cơ vòng hậu môn giãn và đẩy phân su ra, làm nước ối bị đục.
  • Do mẹ bầu ăn mặn : Màu sách nước ối cũng có thể bị ảnh hưởng nếu mẹ bầu ăn mặn hay ăn uống không lành mạnh nói chung, và kéo dài. Việc ăn uống cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nước ối, trong đó có thể khiến nước ối đục, cạn, thậm chí là thiếu ối.
  • Do mẹ bầu bị viêm nhiễm : Mẹ bầu bị viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm màng ối do vi khuẩn xâm nhập cũng có thể là nguyên nhân khiến cho tình trạng nước ối bị thay đổi màu sắc.

Nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

2. Nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Theo sự phát triển bình thường của thai nhi, ở giai đoạn đầu nước ối sẽ có màu trắng trong và khi thai càng lớn thì nước ối càng chuyển dần sang trắng đục. Và đến tuần thứ 38 cho đến cuối thai kỳ , nước ối sẽ có màu trắng đục như nước vo gạo. Nguyên nhân về tình trạng này như đã được đề cập ở trên, cho thấy, nếu tình trạng nước ối trắng đục thay đổi theo tiến trình phát triển của thai nhi, thì đây là một tình trạng hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nên mẹ bầu không cần lo lắng.

Ngoài lý do trên, nếu nước ối đục do thai nhi thải phân su, mẹ bầu bị viêm nhiễm, hay chế độ dinh dưỡng làm ảnh hưởng, thì các trường hợp này, đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi theo các mức độ khác nhau như chậm phát triển, thai nhi bị nhiễm trùng hoặc thiếu oxy dẫn đến tình trạng bị ngạt,…

Tìm hiểu thêm: Ốm nghén và biện pháp khắc phục hiệu quả mẹ bầu nên bỏ túi

Nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

3. Xử lý tình trạng nước ối đục bất thường

Trường hợp nước ối đục có màu khác thường như vàng xanh hay xanh rêu, có lẫn phân su,…có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, thì bác sỹ sẽ có hướng xử lý phù hợp để bảo đảm an toàn cho bé.

Với tình trạng nước ối đục bất thường, mẹ bầu hoàn toàn không thể tự “làm trong” nước ối bằng cách uống thật nhiều nước, uống nước dừa , nước mía hay nước cam,…như truyền miệng. Việc uống quá nhiều nước, hoặc lạm dụng các loại nước uống như trên không những không giải quyết được, còn có thể gây tác dụng ngược, như khiến mẹ bầu bị đầy bụng khó tiêu, lạnh bụng, thậm chí còn có khả năng tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ,…

Như vậy, với tình trạng nước ối đục bất thường, mẹ bầu không thể tự xử lý, mà cần phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn, hay việc điều trị của bác sỹ chuyên khoa, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và con.

Nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

4. Nước ối đục do phân su ở tháng cuối thai kỳ có cần phải mổi lấy thai hay không?

Thông thường, tình trạng nước ối đục do phân su bé thải ra xảy ra trước sinh một thời gian ngắn. Vào tháng cuối thai kỳ, khoảng cách khám thai định kỳ của các mẹ bầu cũng rút ngắn lại, nên, bác sỹ hoàn toàn có thể theo dõi tốt tình trạng này.

Do vậy, việc quyết định có cần phải mổ lấy thai hay không khi tình trạng nước ối đục do thai nhi phân su, sẽ do bác sỹ sản khoa quyết định khi thực sự cần thiết. Còn lại, nhiều trường hợp xử lý được theo các cách khác nhau chưa cần phải mổ lấy thai thì mẹ bầu cũng hãy bình tĩnh nhé. Hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa, cộng tác tích cực và tránh lo lắng ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe ở giai đoạn khá nhạy cảm này.

Nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

5. Lời khuyên cho mẹ bầu trước tình trạng nước ối đục bất thường

  • Không chủ quan nếu được biết về tình trạng nước ối đục bất thường. Tuân thủ khám thai định kỳ và hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa một cách nghiêm ngặt, nhằm phòng tránh cao nhất các tai biến, biến chứng sản khoa.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc và chú ý nằm nghiêng bên trái để không hạn chế việc trao đổi oxy của thai nhi, tránh tình trạng suy thai .
  • Lưu ý chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhạt, điều độ và bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng.
  • Đến bệnh viện ngay lập tức nếu gặp phải tình trạng rỉ ối, để bác sỹ có hướng can thiệp kịp thời.

Nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

>>>>>Xem thêm: Sinh thường và 3 lợi ích bất ngờ mà mẹ chưa biết

Có thể nói rằng, việc lo lắng về tình trạng nước ối đục là không thể tránh khỏi với bất cứ mẹ bầu nào. Tuy nhiên, khi nắm rõ được các tình trạng của nước ối đục một cách cụ thể hơn như Blogtretho.edu.vn đã chia sẻ ở trên, mẹ bầu sẽ biết trường hợp nào mới thực sự cần phải băn khoăn. Còn lại, mẹ hãy tập trung chăm lo sức khỏe của mình thật tốt, tránh căng thẳng không cần thiết, cần ăn uống khoa học điều độ, và không nên lạm dụng các thức uống được cho là sẽ giúp cải thiện màu sắc của nước ối, để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ mẹ bầu nhé.

Cát Lâm tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *