Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, bởi đây là trường hợp mà mẹ bầu nào cũng gặp phải. Nhiều mẹ khi mất ngủ, khó chịu khiến nhiều mẹ vô cùng lo lắng và mệt mỏi. Để biết chính xác sức khoẻ của thai nhi bị ảnh hưởng như thế nào khi mẹ mất ngủ, hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Contents
1. Nguyên nhân bà bầu mất ngủ khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể bà bầu có nhiều sự thay đổi về thể chất, đặc biệt là tim và cơ quan tuần hoàn máu phải tăng cường làm việc để đáp ứng nhu cầu tuần hoàn máu cho cả mẹ và con. Ốm nghén và rối loạn thể chất khiến mẹ bầu mệt mỏi dẫn đến khó ngủ. Ở giai đoạn sau của thai kỳ, thai nhi ngày càng lớn và phát triển nhanh khiến bà bầu ngủ không thoải mái cũng gây ra tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ.
Không chỉ đối với riêng bà bầu, việc thức khuya, thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, não bộ không được nghỉ ngơi và phục hồi sẽ dễ làm cho mạch máu não căng thẳng kéo dài. Từ đó có thể phát sinh các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, tăng huyết áp thai kỳ…
Nghiên cứu cho thấy bà bầu ngủ không đủ 6 tiếng mỗi ngày vào những tháng cuối thai kỳ sẽ khó sinh và quá trình “vượt cạn” cũng mất nhiều thời gian hơn sơ với thai phụ ngủ đủ giấc.
2. Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Mẹ bầu đừng quá lo lắng giấc ngủ của mình sẽ tác động đến giấc ngủ của thai nhi vì thực chất bé ngủ khi mẹ hoạt động và thường thức khi mẹ ngủ. Tuy nhiên, nếu mất ngủ kéo dài sẽ khiến phụ nữ mang thai không tỉnh táo, dễ bị kiệt sức, choáng váng và dễ vấp ngã gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của chứng mất ngủ đến sinh hoạt hằng ngày của mẹ như kiệt sức, biếng ăn, nhức đầu, mệt mỏi… sẽ làm rối loạn tuần hoàn máu dẫn đến chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, mẹ bầu thường xuyên mất ngủ sẽ khiến trẻ sơ sinh chậm phát triển. Đồng hồ sinh học bị phá vỡ sẽ gây rối loạn hormone tăng trưởng thuỳ trước của tuyến yên, từ đó kìm hãm sự phát triển của thai nhi.
Nếu mẹ thức khuya sau 23 giờ sẽ làm lãng phí quá trình tạo máu tự nhiên của cơ thể và nguy cơ trẻ sinh ra bị thiếu máu. Bà bầu thức khuya thành thói quen cũng khiến con sinh ra bị ảnh hưởng ngủ muộn từ mẹ, tính cách luôn khó chịu, tức giận và hay quấy khóc.
Tìm hiểu thêm: Vì sao nằm ngửa khi mang thai lại là điều cấm kỵ đối với bà bầu?
3. Khắc phục chứng mất ngủ cho bà bầu để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé
Điều trị ốm nghén sẽ giúp mẹ bầu khắc phục mất ngủ hiệu quả. Mẹ có thể sử dụng những loại thức uống thảo mộc như trà gừng, trà bạc hà… khi có cảm giác buồn nôn sẽ giúp hạn chế khó chịu do ốm nghén.
Chế độ ăn uống hợp lý và chế độ sinh hoạt điều độ giúp cơ thể bà bầu tiêu hoá thức ăn tốt và tránh mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi. Trong giai đoạn này, mẹ nên hạn chế đồ uống có cồn, gas, caffein và không thức khuya sau 23 giờ.
Trước khi ngủ, không nên cho mẹ bầu xem tivi hay đọc sách báo trên giường mà chỉ nên nghe nhạc êm dịu, nhẹ nhàng để ngủ ngon hơn. Mẹ cũng nên chọn đồ ngủ rộng rãi, thoáng mát và ngâm chân bằng nước nóng trước khi ngủ giúp lưu thông máu huyết sẽ giúp có được giấc ngủ êm ái.
Ở những tháng cuối, thai nhi phát triển nhanh nên bụng bầu sẽ lớn, mẹ nên nằm hơi nghiêng sang trái để ngủ giúp lượng máu đến nhau thai tốt hơn và chèn một chiếc gối mềm ở bụng để có tư thế thoải mái nhất nhé!
>>>>>Xem thêm: Điều bà bầu phải làm ngay khi bị dọa sẩy thai để thai nhi “trụ” được đến hết thai kỳ
Bên cạnh những biện pháp trên, mẹ bầu nên giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan, không để căng thẳng hay lo lắng kéo dài sẽ giúp ngăn ngừa chứng mất ngủ rất hiệu quả.
Mẹ bầu bị mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi vì việc mẹ thức khuya, dậy sớm không những tác động đến sức khoẻ mà còn tác động đến thói quen, cũng như thể chất của con sau khi chào đời. Vì thế, mẹ bầu nên ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khoẻ cho thai nhi và giúp con có những thói quen tốt sau này.
Ánh Ngọc tổng hợp