Rạn da khi mang thai là một triệu chứng thường gặp (khoảng 70 – 80% mẹ bầu gặp phải trường hợp này trong thai kỳ). Tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng rạn ra gây ra những tác động không nhỏ về mặt thẩm mỹ sau khi sinh. Hiểu được nguyên nhân gây rạn da sẽ giúp mẹ bầu phòng ngừa và hạn chế được phần nào tình trạng này trong thai kỳ.
Bạn đang đọc: Rạn da khi mang thai – nỗi lo của mọi mẹ bầu
Các mẹ bầu hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng chống rạn da khi mang thai qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai
Rạn da là kết quả của việc collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ. Rạn da khi mới xuất hiện sẽ có màu hồng, nâu đỏ hay nâu sẫm tùy vào màu da của mẹ bầu. Thông thường rất khó để mẹ biết trước được mình có bị rạn da hay không. Tuy nhiên, mẹ bầu nằm trong những trường hợp sau đây thì nguy cơ rạn da cao hơn rất nhiều so với những mẹ khác đấy:
- Di truyền: nếu mẹ hay chị gái đã từng bị rạn da khi mang thai thì mẹ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.
- Tuổi mang thai: mẹ bầu mang thai ở tuổi dưới 20 (làn da chưa có độ đàn hồi tốt nhất) hay mẹ bầu trên 35 tuổi (làn da bắt đầu bị lão hóa) thì nguy cơ bị rạn da rất cao.
- Tăng cân quá nhanh: trọng lượng của mẹ tăng, kích thước vùng bụng cũng to hơn khiến làn da phải căng và kéo giãn ra nhiều hơn.
- Thai nhi to: thai nhi lớn làm vùng bụng to hơn, dẫn tới da bụng bị kéo dãn hơn.
- Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì: mẹ bị thừa cân, béo phì có làn da mỏng manh hơn nên dễ dàng bị tác động khi mẹ mang thai.
- Da thiếu dưỡng chất: nếu da không được chăm sóc thường xuyên thì làn da rất nhanh bị lão hóa, tính đàn hồi kém và khi mang thai dễ bị rạn hơn.
- Ít tập luyện: theo nghiên cứu trên thế giới thì mẹ bầu tập thể dục thường xuyên trước và trong khi mang thai có nguy cơ rạn da thấp hơn hẳn những mẹ bầu ít luyện tập.
2. Phòng chóng rạn da khi mang thai
Để phòng ngừa dấu hiệu rạn da trong giai đoạn mang thai, mẹ cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Mẹ nên bổ sung kẽm, vì khi thiếu kẽm da rất yếu và dễ bị rạn. Vì vậy, mẹ bầu hãy bổ sung kẽm thông qua thực phẩm hay viên uống (phải theo chỉ định của bác sĩ).
Tìm hiểu thêm: 6 style chụp ảnh ấn tượng dành cho mẹ bầu
Dầu dừa: dầu dừa có rất nhiều vitamin E và các acid béo bão hòa rất tốt cho da. Vitamin E có công dụng kết nối các sợi collagen, tăng sự liên kết của các tế bào da và làm da co giãn tốt hơn. Vì vậy, việc thoa dầu dừa sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng rạn da.
Thoa các loại tinh dầu (oliu, thầu dầu) : các loại tinh dầu như dầu oliu, dầu thầu dầu… chứa rất nhiều vitamin E và các chất chống oxy hóa giúp da khỏe mạnh hơn.
Thoa serum trái cây: serum trái cây có rất nhiều vitamin E, các chất chống oxy hóa và rất nhiều khoáng chất giúp làn da được phục hồi và bảo vệ.
Sử dụng lòng trắng trứng gà: lòng trắng trứng gà từ lâu được coi là nguyên liệu làm đẹp an toàn và hiệu quả. Trong lòng trắng trứng gà chứa nhiều chất chống oxy hóa, nicinamide, vitamin E… có công dụng ngừa mụn, làm sáng da và chống lão hóa.
Nha đam và lê: thoa hỗn hợp nha đam và lê sẽ ngăn ngừa hiệu quả tình trạng rạn da nhờ vào lượng khoáng chất và vitamin dồi dào trong hỗn hợp như vitamin B1, B5, B6, B12, vitamin A, C, E…
Chế độ dinh dưỡng cân bằng: một chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất sẽ giúp làn da khỏe mạnh hơn (ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, sữa…). Ngoài ra, uống đầy đủ nước để làn da có độ ẩm tốt, hạn chế tình trạng rạn da.
Kiểm soát cân nặng : thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ bầu tăng cân hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên: để ngăn ngừa rạn da, mẹ bầu nên chăm chỉ tập thể dục. Tập thể dục sẽ giúp làn da được thư giãn, phục hồi. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp tuyến dầu dưới da tiết bã nhờn để da không bị khô, cung cấp độ ẩm cho da và ngăn ngừa sự đứt gãy của các tế bào da. Các môn được khuyến khích tập luyện khi mang bầu bao gồm: tập yoga, bơi lội , đi bộ.
>>>>>Xem thêm: Sáu điều mẹ bầu cần lưu ý khi chăm sóc sắc đẹp
Rạn da khi mang thai thật sự là một nỗi ám ảnh đối với mẹ bầu vì những vết rạn thường không biến mất sau khi sinh. Tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng ảnh hưởng tới tình thẩm mỹ của làn da và tâm lý của mẹ bầu. Mẹ bầu hãy kiên trì sử dụng những phương pháp trên để phòng ngừa và hạn chế tình trạng rạn da. Blogtretho.edu.vn chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!
Bùi Phường tổng hợp